Sự trùng hợp thú vị trong 2 nhạc phẩm "Tình khúc chiều mưa" và Thương nhau ngày mưa"

Điệp khúc của bài hát "Tình khúc chiều mưa" của Nguyễn Ánh 9 và một đoạn trong "Thương nhau ngày mưa" của Nguyễn Trung Cang có sự trùng hợp về giai điệu khiến ai cũng ngỡ ngàng. Vì sao có sự trùng hợp này?

Đỗ Thu Nga
4 ngày trước Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

Đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang

Bầu trời âm nhạc Việt Nam trở nên rực rỡ hơn khi có sự góp mặt của rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Trong số đó không thể không nhắc đến Nguyễn Ánh 9 và Nguyễn Trung Cang.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (tên thật là Nguyễn Đình Ánh, SN 1940) nổi tiếng trong âm nhạc Việt Nam từ thập niên 1970 trở về sau. Ông  bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ, từ chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly vào tháng 8/1970. Lần đó, Khánh Ly được phía Nhật mời biểu diễn trong khuôn khổ hội chợ văn hóa tại Osaka và Nguyễn Ánh 9 đi cùng với vai trò nghệ sĩ đệm đàn guitar cho Khánh Ly hát. 

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 kể rằng, khi cùng Khánh Ly đứng chờ thang máy lên khách sạn, thấy bạn mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly hỏi: "Còn thương nó không bạn?" - Ý nói về mối tình năm 18 tuổi của ông mà Khánh Ly từng được ông tâm sự. Sẵn cây đàn trong tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi ngẫu hứng cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông viết tiếp để thành một ca khúc hoàn chỉnh. Và Nguyễn Ánh 9 đã đồng ý.

su-trung-cua-2-nhac-pham-tinh-khuc-chieu-mua-va-thuong-nhau-ngay-mua-4
Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Ánh 9 viết không quá nhiều nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng với các ca khúc như: Không, Ai đưa em về, buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa, Cô đơn, Bơ vơ, Tiếng hát lạc loài, Mùa thu cánh nâu, Tình yêu đến trong giã từ...

Còn Nguyễn Trung Cang là một nhạc sĩ trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975. Tên tuổi của ông gắn liền với ban nhạc Phượng Hoàng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong trong phong trào nhạc trẻ đầu thập niên 1970. 

Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang chia thành 2 giai đoạn, trước 1975 và sau 1975. Trong đó có 2 ca khúc nổi tiếng là "Bâng khuâng chiều nội trú" và "Còn yêu em mãi". 

Nhiều người yêu nhạc cho rằng, âm nhạc của Nguyễn Trung Cang (hoặc các ca khúc chung tay với nhạc sĩ Lê Hựu Hà trong ban Phượng Hoàng) là những lời ca, những nét nhạc của sự bi quan, chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái. Nhưng sâu thẳm bên trong những ca khúc của Nguyễn Trung Cang là sự lạc quan. Minh chứng rõ nét nhất là "Còn yêu em mãi" - khúc nhạc dành cho người vợ yêu quý. 

Sự trùng hợp thú vị trong 2 sáng tác của Nguyễn Ánh 9 và Nguyễn Trung Cang

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang tưởng chừng như chẳng có gì liên quan, từ câu chuyện đời tư cho đến phong cách sáng tác nhạc, thế nhưng trong bài viết của tác giả Đông Kha (Nhạc xưa) có nhắc đến sự trùng hợp thú vị trong 2 ca khúc của 2 nhạc sĩ này: Ca khúc "Tình khúc chiều mưa" của Nguyễn Ánh 9 và "Thương nhau ngày mưa" của Nguyễn Trung Cang. Cụ thể, đó là sự trùng hợp về giai điệu của đoạn điệp khúc "Tình khúc chiều mưa" và một đoạn trong ca khúc "Thương nhau ngày mưa". 

Đó là đoạn:

"Chiều nay một mình chiếc bóng đơn côi

Mưa rơi giọt buồn giá buốt tim tôi

Mưa rơi lạnh lùng xóa dấu chân xưa

Tin yêu bây giờ trả lại người xưa"

su-trung-cua-2-nhac-pham-tinh-khuc-chieu-mua-va-thuong-nhau-ngay-mua-7
(Tình khúc chiều mưa - Nguyễn Ánh 9)

"Như mưa ngày nào thấm ướt vai em

Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm

Thương em ngày nào khóc ướt môi mềm"

su-trung-cua-2-nhac-pham-tinh-khuc-chieu-mua-va-thuong-nhau-ngay-mua-8
(Thương nhau ngày mưa - Nguyễn Trung Cang)

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ: Việc trùng hợp giai điệu một đoạn nào đó của các bài hát khác nhau không phải trường hợp hiếm. Có thể người này bị ảnh hưởng bởi bài hát của người kia. Song trong trường hợp hai bài hát này, không có ai bị ảnh hưởng bởi ai, vì cả hai bài hát được viết và phát hành cùng một thời điểm (khoảng năm 1973).

Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang có chạm mặt trong một buổi họp mặt. Cả hai nói sự trùng hợp này một cách đầy vui vẻ. Họ cho rằng, đây là một điều khá thú vị.

Ca hai ca khúc "Tình khúc chiều mưa" và "Thương nhau ngày mưa" đều viết về mưa; viết cùng một thời điểm; đặc biệt là đều gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Elvis Phương trước năm 1975. Đó là một sự trùng hợp thú vị đến từ 2 nhạc sĩ thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ của thập niên 1970 ở Sài Gòn. 

Sau này, hai ca khúc được nhiều nhạc sĩ ghép lại để thành một liên khúc mưa. Các kết hợp này được công chúng đón nhận nồng hậu. 

Xem thêm: Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Tất cả danh vọng bắt đầu từ “Không”

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận