Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh

Nếu âm nhạc của người bạn thân Lê Hựu Hà là những giai điệu vui tươi, lạc quan thì âm nhạc của Nguyễn Trung Cang lại tràn ngập sự ám ảnh. 

Đỗ Thu Nga
20:25 02/07/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG

  • Tên thật: Nguyễn Trung Cang
  • Nghệ danh: Không có
  • NS - NM: 1947 - 1985
  • Quê quán: Đồng Nai
  • Gia đình: Một vợ và 2 con gái
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
  • Thể loại sáng tác: Nhạc vàng
  • Ca khúc nổi tiếng: Thương nhau ngày mưa 
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Elvis Phương

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang là ai?

Trước năm 1975, giới mộ nhạc Sài Gòn không ai là không biết đến ban nhạc Phượng Hoàng với hai người sáng lập là nhạc sĩ Lê Hựu Hà và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Cuộc sống và sự nghiệp âm nhạc của Lê Hựu Hà thì dường như rất dễ tìm kiếm nhưng tiểu sử người bạn thân - nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang lại có vẻ hiếm hoi hơn rất nhiều. 

Cho đến nay, chính giới nghiên cứu âm nhạc và những bạn bè cùng thời với Nguyễn Trung Cang cũng chưa nắm chắc được năm sinh và năm mất của ông. Theo một số thông tin tổng hợp được, ông sinh năm 1947, mất năm 1985. Sự ra đi ở tuổi 40 của Nguyễn Trung Cang cho đến nay vẫn là một ẩn số với bạn bè và giới mộ đạo âm nhạc.

Mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang từng xuất hiện trên một video ở trung tâm nhạc tại hải ngoại đã nghẹn ngào xác nhận, con trai qua đời trong tình cảnh nghèo khó và bệnh tật tại một trại cải tạo ở vùng rừng núi hẻo lánh, để lại vợ và 2 người con gái. Nhắc đến cái chết của Nguyễn Trung Cang, giới tân nhạc khi ấy đều thở dài tiếc nuối: Lại thêm một trường hợp tài hoa bạc mệnh nữa.

nhac-si-nguyen-trung-cang-la-ai-va-nhac-si-mat-nam-nao
Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang

Chị Nguyễn Ngọc Kim Thi - con gái lớn của cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang từng chia sẻ, bản thân ít được gần gũi với cha vì ông mất sớm, năm đó chị mới 11 tuổi. 

"Tôi cũng giống cha nên mê hát, lúc nhỏ cha có dắt đi lên đài truyền hình chơi. Cha cũng cho tôi tham gia vào việc quay hình, hát tốp ca cho một số chương trình phát trên truyền hình. Nhưng khi tôi lớn lên, cha khuyên nên tập trung vào việc học. Hai chị em tôi cũng thích văn nghệ nhưng nghe lời cha nên không còn tham gia ca hát nữa", chị Kim Thi tâm sự. 

Thời điểm gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang phải vất vả buôn bán để nuôi gia đình. Con gái vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng và làm việc nhà. Trong khi, nhạc sĩ Cang cũng tranh thủ thời gian để dạy keyboard, guitar kiếm thêm thu nhập.

Trong mắt con gái, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang là người đa tài, nhạc cụ nào cũng biết chơi và có thể dạy cho người khác. "Cha tôi là người rất hiền lành. Ông hài hước và khéo tay. Cha không những chơi nhạc hay mà còn làm nhiều đồ chơi cho chị em tôi. Tôi không biết các nghệ sĩ khác như thế nào nhưng tôi biết cha chỉ có duy nhất mẹ tôi thôi".

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang từng chắp bút ca khúc "Còn yêu em mãi" để tặng người vợ tào khang của mình. Nhạc phẩm được viết khi ông còn khỏe nhưng lại chất chứa những dự cảm về cái chết ít lâu sau đó. 

Chị Kim Thi tâm sự, nhạc sĩ Trung Cang mất tại nhà, phần vì cơ thể yếu, phần vì bị bệnh hen suyễn. Ông mất bên cạnh gia đình chứ không phải mất ở nơi khác. 

Âm nhạc của Nguyễn Trung Cang là những lời ca đầy ám ảnh

Nguyễn Trung Cang thuộc nhóm nhạc sĩ tiên phong trong phong trào nhạc trẻ đầu thập niên 1970. Đến năm 1971, ông cùng Lê Hựu Hà thành lập ban nhạc trẻ nổi tiếng Phượng Hoàng, với ca sĩ chính là Elvis Phương.

Có không ít ý kiến cho rằng, âm nhạc của Nguyễn Trung Cang (hoặc những ca khúc bắt tay cùng Lê Hựu Hà trong ban nhạc Phượng Hoàng) mà ông tham gia viết lời đều là những nét nhạc của sự bi quan, nhiều chất chứa trước nhân tình thế thái. Nhưng sâu bên trong những ca khúc của ông là sự lạc quan. Đơn cử như nhạc phẩm "Còn yêu em mãi". 

Nhạc sĩ Phạm Duy từng nhận xét, âm nhạc của Phượng Hoàng đày chất "tâm hoặc" (psychedelic culture). Dẫu chỉ là "ảo tình" nhưng là thứ âm nhạc có tác dụng xốc lại tinh thần con người, truyền năng lượng hết lòng với tha nhân, là một khát vọng đẹp đẽ, hướng thiện, vươn tới hòa bình, tự do, nhân ái, là những cảm xúc rất "con người" giữa hiện tại. 

Ngay cả khi ở vùng rừng sâu hiu quạnh, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang vẫn có thể biên đầy những trang thư nhớ thương gửi về cho người vợ yêu dấu. Quá vãng tươi đẹp và tình yêu sâu sắc vượt qua mọi rào cản và cuộc vượt ngục về tinh thần đã chắp cánh cho địa hạt tân nhạc Việt Nam một tác phẩm vang sáng trước mọi ám ảnh sợ hãi cũng như bóng tối của vùng "rừng thiêng nước độc" trong những ngày dài đằng đẵng khổ đau.

Và ngay cả khi sức khỏe đã suy kiệt, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang vẫn hiên ngang đứng trên đỉnh dốc vẫy cánh tay và có thể dệt nên những lời ca ân tình. Điều này chứng tỏ, Nguyễn Trung Cang phải sở hữu một trái tim vô cùng lạc quan thì mới có thể chắt chiu, sáng tạo ra những lời ca như thế. 

nhac-si-nguyen-trung-cang-la-ai-va-nhac-si-mat-nam-nao-9
"Thương nhau ngày xưa" là một trong những ca khúc bất hủ do nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang chắp bút

Chắc hẳn ít người biết rằng, trong lần cuối được hát, Nguyễn Trung Cang vẫn hát rất say sưa, vàng lừng để có một giai điệu "Còn mãi cho em" không quá vui tươi nhưng đủ sức để người nghe thấy được khát khao về một ngày mai tương phùng. Thế nhưng cuộc đời đâu phải là một giấc mơ hồng, giấc mơ tương phùng của ông mãi mãi không trở thành hiện thực bởi ông đã ra đi mà chưa có được giây phút hội ngộ khóc cho niềm vui vì hạnh phúc.

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang khá ngắn ngủi, tuy nhiên, ông vẫn tranh thủ chắt chiu để lại cho đời một số nhạc phẩm xuất sắc:

- Trước 1975, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã có ra mắt  khoảng 30 nhạc phẩm, tiêu biểu như: Bài ca ngông, bước tình hồng, Thương nhau ngày mai, Gửi theo gió mây, Giấc mơ qua, Dáng xưa Đà Lạt... 

- Sau năm 1975, ông cho ra mắt ca khúc "Bâng khuâng chiều nội trú (Được trình diễn sau ngày ông mất, do Tuấn Ngọc hát); ca khúc "Còn yêu em mãi" (Lời đầu được sáng tác lúc ở nhà, một năm sau thì hoàn tất phần lời 2 ở trong tù. Bà Thái Xuân - Giám đốc trung tâm Diễm xưa mua bản quyền cho Vũ Khanh hát, tiền bản quyền được trao tận tay mẹ Nguyễn Trung Cang).

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và ký ức đẹp với ban nhạc Phượng Hoàng

Phượng Hoàng là ban nhạc rock đầu tiên của Việt Nam và là minh chứng rõ ràng nhất của những tư duy âm nhạc vượt thời gian, những tài năng vượt ra khỏi không gian và thời đại. Họ bất chấp những trớ trêu của số phận, những giai điệu đầy tính hiện sinh, giàu tình nhân ái và khát vọng tự do, niềm yêu đời, yêu người vẫn chưa bao giờ lụi tắt, những cánh Phượng Hoàng vẫn ngược gió tung bay. 

Hình thành trong giai đoạn đầy căng thẳng của lịch sử, âm nhạc của Phượng Hoàng không chọn ngợi ca hay sa đà vào các câu chuyện đại sự lớn lao cũng không lao vào dòng nhạc sặc mùi ăn khách mà chọn một lối đi riêng đầy chông gai nhưng gần với con người hơn. Đó là thứ âm nhạc mang những cảm xúc suy tư của một lớp thanh niên trong thời đại mới, một niềm yêu đời, yêu người muốn phá tung rào cản của định kiến. Điều đó thể hiện rõ nét ở các ca khúc từ giai đoạn 1970 - 1974: Tôi muốn, Thương nhau ngày mưa, Yêu người - yêu đời do Elvis Phương (1 thành viên của Phượng Hoàng) thể hiện.

nhac-si-nguyen-trung-cang-la-ai-va-nhac-si-mat-nam-nao-7
Ban nhạc trẻ Phượng Hoàng

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang là đôi bạn thân và cũng là thành viên sáng lập của Phượng Hoàng. Cuộc gặp gỡ của họ từng được ví như cuộc gặp gỡ giữa John Lennon và Paul McCartney (2 thành viên chủ chốt của The Beatles - những người trẻ định hình tư duy nhạc pop rock ở Mỹ và châu Âu những năm 1960).

Trong khoảng 4 năm hoạt động (giữa năm 1975 Phượng Hoàng tan rã, các nghệ sĩ tách ra hoạt động solo), Phượng Hoàng đã để lại gần 40 ca khúc thành công. Tất cả những nhạc phẩm này đều do Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang viết, phối khí. Trong đó, chùm ca khúc "Tôi muốn, Thương nhau ngày mưa và Yêu người - yêu đời" gần như mang bản sắc và thể hiện rõ nét nhất tinh thần âm nhạc của Phượng Hoàng.

Cả ba ca khúc trên đã được chọn đưa vào một hợp ca, có lẽ là bởi có chung tinh thần âm nhạc, với những biến đổi của hòa thanh và giai điệu có phần tương thích, mang đầy ý niệm và màu sắc của ban nhạc Phượng Hoàng.

Sự thành công trong âm nhạc của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang chính là sự thành công chung của ban nhạc Phượng Hoàng. Để đến sau này, khi tiễn biệt hai "tượng đài" của nhạc Việt, nhạc sĩ Minh Châu đã thốt lên: “Rồi chừng nào chúng ta mới lại có một Lê Hựu Hà hay Nguyễn Trung Cang kế tiếp?”.

Đôi lời giới thiệu về 2 ca khúc trác tuyệt để đời của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang

Ca khúc "Thương nhau ngày mưa"

Đây là ca khúc được phổ biến rộng rãi của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang ở thời điểm ông còn gắn bó với ban nhạc trẻ Phượng Hoàng. Ca khúc này từng được đánh giá là ít chất sầu tình nhất của Nguyễn Trung Cang. Nó tràn ngập sự trong sáng, thánh thiện như những chiều mưa. Và có lẽ rất phù hợp với tâm hồn tuổi trẻ đầy mơ mộng vừa chạm ngõ yêu đương như Nguyễn Trung Cang thời đó. 

nhac-si-nguyen-trung-cang-la-ai-va-nhac-si-mat-nam-nao-0
Ca khúc "Thương nhau ngày mưa"

Đây là nhạc phẩm đánh dấu sự thăng hoa đầu tiên của Nguyễn Trung Cang với định mệnh âm nhạc của mình. Ông đã cùng với ban nhạc Phượng Hoàng đi lang thang khắp các phố phường, quán bar biểu diễn. Và ca sĩ Elvis Phương đã thể hiện rất thành công nhạc phẩm này.

Ca khúc "Còn mãi yêu em"

Lời bài hát là dòng tự sự không thể chân thành hơn của những người đang yêu. Cảm giác nồng nàn, ấm áp xuyên suốt ca khúc đã làm người ta quên đi sự u uẩn, mệt mỏi ẩn sâu của bài hát. 

Ca khúc cuối đời của gã si tình, say đời Nguyễn Trung Cang dành tặng người vợ yêu quý đã được nhạc sĩ Lê Hựu Hà chuyển giúp. Nó là định mệnh trớ trêu, bởi chỉ sau vài tháng, ông qua đời. Những ca từ trong đó dường như đã trở thành lời trăng trối cuối cùng. Những nốt nhạc như lời tiên tri về sự ra đi của chàng nhạc sĩ tài hoa.

Xem thêm: Nhạc sĩ Lê Hựu Hà: Người tiên phong Việt hoá nhạc trẻ Âu – Mỹ và bi kịch cuối cùng của một con người tài hoa

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận