Nhạc sĩ Phạm Duy: Nhào nặn 2 câu ca dao quen thuộc thành nhạc sĩ phẩm nổi tiếng "Tóc mai sợi vắn sợi dài"

Nhạc sĩ Phạm Duy đã biến những câu ca dao dung dị trở thành những nhạc phẩm nổi tiếng. Và "Tóc mai sợi vắn sợi dài" là một minh chứng rõ nét nhất.

Đỗ Thu Nga
11:46 11/09/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

CA KHÚC "TÓC MAI SỢI VẮN SỢI DÀI"

  • Tên ca khúc: Tóc mai sợi vắn sợi dài
  • Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy
  • Thể loại: Trữ tình
  • Năm ra đời: 1969
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh

Ca khúc "Tóc mai sợi vắn sợi dài" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Phạm Duy là người nhạc sĩ luôn đau đáu về quê hương, đất nước. Phạm Duy sống và viết nhạc với những vui, buồn, sướng, khổ, nhục, vinh... của bao kiếp người hằn trên đất Việt. Ông luôn tự hào về giống nòi, truyền thống lịch sử, đất nước mình. Và đặc biệt, ông luôn cố gắng đưa hồn cốt dân gian Việt Nam vào âm nhạc. Phạm Duy đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, phổ nhạc cho ca dao.

Chỉ bằng hai câu ca dao ngắn ngủi: "Tóc mai sợi vắn sợi dài/ Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm" mà Phạm Duy đã sáng tác nên ca khúc nổi tiếng "Tóc mai sợi vắn sợi dài". Cho đến nay, ca khúc này vẫn còn chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-toc-mai-soi-van-soi-dai-cua-nhac-si-pham-duy-0
Tờ bìa ca khúc "Tóc mai sợi vắn sợi dài"

Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác "Tóc mai sợi vắn sợi dài" năm 1969 và phổ biến rộng rãi ở Sài Gòn. Trước năm 1975, danh ca Thái Thanh đã thu âm ca khúc này và rất được yêu thích. Sau năm 1975, con gái của bà là Ý Lan đã trở thành thế hệ thứ hai hát ca khúc này. Bà song cùng với Vũ Khanh tạo nên bản cover vô cùng ấn tượng. 

Dưới đây là ca khúc "Tóc mai sợi vắn sợi dài" của nhạc sĩ Phạm Duy:

Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc

Thuở ấy anh vừa thôi học xong

Yêu anh, yêu anh em làm thơ

Yêu em, yêu em anh soạn nhạc

Thuở ấy thơ còn non mùi sữa

Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá

Cho nên không khoe nhau bài thơ

Cho nên không khoe nhau bài nhạc

Ở nhà mẹ dạy câu ca

Mang ra cho nhau nghe nhé

Ở nhà mẹ dạy câu ru

Mang ra cho nhau ghi nhớ.

A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi.

Từ đó ta thành đôi tình nhân

Từ đó ta cùng vui tình xuân

Yêu nhau, yêu nhau theo thời gian

Xa nhau, xa nhau theo mộng tàn

Từ đó em làm dâu người ta

Từ đó anh thành anh nghệ sĩ

Em thôi, em thôi không làm thơ

Em yên, em yên vui chuyện nhà

Còn đời người bạn năm nao

Trôi theo, trôi theo cơm áo

Cười đùa đàn địch xôn xao

Nhưng không quên câu hoa héo.

A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi.

Ðời sống trôi hoài không nghỉ ngơi

Ðời sống kéo dài cõi trần ai

Con tim, con tim gieo ngàn nơi

Anh yêu, anh yêu cũng nhiều rồi

Lòng vẫn thương người em tuổi thơ

Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa

Bao nhiêu, bao nhiêu thiên Trường Ca

Không qua, không qua câu Mẹ hò

Ngày nào Mẹ dạy câu ca

Ðôi ta ru nhau trong gió

Ngày rày đọc lại câu thơ

Mưa rơi, mưa rơi trên má.

A à ! Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm.

"Tóc mai sợi vắn sợi dài" - Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm

Từ hai câu ca dao, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc thành một bài rất hay, được mở đầu bằng hai tiếng thân thương: "Thuở ấy". Đó là cái thuở ban đầu lưu luyến chẳng ai quên được. Khi ấy, em vừa "thôi kẹp tóc" để thành thiếu nữ buông xõa mái tóc thề và anh thì vừa học xong. Mối tình tuổi mới lớn vốn đã đẹp, lại càng đẹp hơn khi "Yêu anh em làm thơ" và "Yêu anh em soạn nhạc". Hai trái tim loạn nhịp yêu thương được gần nhau hơn nhờ mối tương giao đồng điệu thi ca. Thuở ấy, dù lời thơ còn non, tiếng đàn còn vụng về nhưng vẫn là nét chấm phá đẹp đẽ tạo nên mối tình đẹp mơ: 

"Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc

Thuở ấy anh vừa thôi học xong

Yêu anh, yêu anh em làm thơ

Yêu em, yêu em anh soạn nhạc

Thuở ấy thơ còn non mùi sữa

Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá

Cho nên không khoe nhau bài thơ

Cho nên không khoe nhau bài nhạc"

Đoạn đầu của ca khúc "Tóc mai sợi vắn sợi dài" đã nhắc lại thuở ban đầu tươi đẹp, đôi trai gái yêu nhau, được kết nối nhờ tình yêu thi ca, đây là điều ít thấy trong nhiều mối tình thường tình khác. Họ đến với nhau bằng nhịp đập tương lân giao cảm của thơ và nhạc nên chuyện tình trở nên thơ mộng hơn, đẹp đẽ hơn bao giờ hết.

"Ở nhà mẹ dạy câu ca

Mang ra cho nhau nghe nhé

Ở nhà mẹ dạy câu ru

Mang ra cho nhau ghi nhớ

A a à!

Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Hậu sầu đời trong héo ngoài tươi"

Câu ca dao mẹ đọc, lời ru mẹ hát chính là những bài học đầu đời nâng bước con lớn khôn. Những câu ca dao mộc mạc đã nuôi dạy chúng ta nên người. Và chuyện tình ở nơi đây cũng đã được nuôi dưỡng bằng tinh hoa từ đồng gió nội phả làn gió ngọt lành của ca dao trữ tình dân tộc. 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-toc-mai-soi-van-soi-dai-cua-nhac-si-pham-duy-9
Lời bài hát "Tóc mai sợi vắn sợi dài"

Câu ca dao mẹ hát "Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo", những loài hoa mà cũng biết u sầu huống chi lòng người. Nỗi sầu man mác từ lời nhạc đem đến cho người nghe từ nỗi sầu không định hình rõ rệt là "vì ai" mà đã mang đến nỗi buồn nhẹ nhàng "sầu ai". Người có buồn thì buồn vậy nhưng bề ngoài vẫn vui vẻ để sống với đời, như Lan Huệ dù sầu vẫn "trong héo ngoài tươi".

"Từ đó đôi ta thành đôi tình nhân

Từ đó ta cùng vui tình xuân

Yêu nhau, yêu nhau theo thời gian

Xa nhau, xa nhau theo mộng tàn

Từ đó em làm dâu người ta

Từ đó anh thành anh nghệ sĩ

Em thôi, em thôi không làm thơ

Em yên, em yên vui chuyện nhà"

Tình yêu từ hạt giống nhỏ đã nảy mầm "cùng vui tình xuân". Nhưng hạnh phúc chẳng tày giang, tình dang dở phải "xa nhau theo mộng tàn", vì cuộc đời không là mùa xuân mãi mãi và cuộc tình không đẹp như câu hát lời thơ. 

Câu ca dao "Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo/Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi" như vận nỗi "sầu đời" vào cuộc tình của đôi trẻ. Ngã rẽ cuộc đời đã đưa đôi tình nhân đi hai lối: "Từ đó em làm dâu người ta" và "anh thành anh nghệ sĩ". Em thôi không làm thơ để yên vui bên chồng, anh thì vẫn tiếp tục một đời nghệ sĩ. Những kỷ niệm đẹp đẽ thuở ấy cứ theo anh mãi.

"Còn đời người bạn năm nao

Trôi theo, trôi theo cơm áo

Cười đùa đàn địch xôn xao

Nhưng không quên câu hoa héo

A a à!

Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi"

Và đời "người bạn thơ" năm nao đã trôi theo cơm áo. Người nghe nhạc cảm được những nốt nhạc trôi nhanh theo dòng đời vô tình chảy xuôi lãng phai theo năm tháng. Dù là trôi nhanh nhưng còn lắng đọng lại niềm luyến tiếc lung linh trầm mặc những viên đá cuội hoài niệm trong dòng chảy thời gian vô tình trôi.

Nhưng người nghệ sĩ vẫn lưu luyến những kỷ niệm xưa: "Cười đùa đàn địch xôn xao/ Nhưng không quên câu hoa héo". Định mệnh đã chia rẽ mỗi người mỗi ngả:

"Ðời sống trôi hoài không nghỉ ngơi

Ðời sống kéo dài cõi trần ai

Con tim, con tim gieo ngàn nơi

Anh yêu, anh yêu cũng nhiều rồi

Lòng vẫn thương người em tuổi thơ

Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa

Bao nhiêu, bao nhiêu thiên Trường Ca

Không qua, không qua câu Mẹ hò"

Người nghệ sĩ dấn thân vạn nẻo đường, con tim gieo yêu thương trên từng cung đàn tiếng nhạc ngàn nơi, và cũng trải qua nhiều yêu thương nhưng "lòng vẫn thương người em tuổi thơ". Có lẽ là vì kỷ niệm mối tình thơ dại buổi ban đầu không ai quên được, và những câu ca dao mẹ dạy vẫn khắc ghi trong lòng nhớ về duyên nơi quê cũ ngày xưa.

"Bao nhiêu thiên trường ca không qua câu mẹ hò" - đó là thông điệp của nhạc sĩ, đề cao giá trị kho tàng ca dao của dân tộc qua tiếng hát của mẹ, gửi nhắn cho chúng ta luôn biết trên trọng, yêu thêm tiếng Việt của mình. Những ca khúc của Phạm Duy thường lấp lánh bóng dáng quê hương qua các làn điệu, ca dao bình dị mà thấm đẫm tình quê:

"Ngày nào mẹ dạy câu ca

Đôi ta ru nhau trong gió

Ngày rày đọc lại câu thơ

Mưa rơi, mưa rơi trên má

A a à!

Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm..."

Khi đã xa nhau, nghe lại câu thơ cũ bên tiếng mưa rơi, nỗi nhớ lại ùa về. Lòng chợt nhớ thương hoài những năm tháng xưa.

Cuối cùng, bài hát đã mượn câu ca dao để kết lại khiến người nghe cảm động trước tấm chân tình và cảm thương trước nỗi si tình người con trai dành cho mối tình thuở ấy:

"Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm".

Xem thêm: Cảm nhận về những bức tranh màu sắc trong âm nhạc Phạm Duy thập niên 1948 - 1958

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận