Duyên tình thơ nhạc giữa nhạc sĩ Anh Bằng và thi sĩ Phạm Thành Tài

Nhắc đến 3 ca khúc “Anh còn nợ em”, “Anh còn yêu em”, “Từ thuở yêu em” của nhạc sĩ Anh Bằng thì ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng rõ những bài hát này được phổ từ thơ của thi sĩ Phạm Thành Tài.

Diệu Nguyễn
08:00 15/08/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

Theo Phan Anh Dũng chia sẻ, cảm hứng để ông viết bài này là khi xem video buổi tưởng niệm nhạc sĩ Anh Bằng vào năm 2015, một ca sĩ trước khi hát đã giới thiệu ca khúc “Anh còn nợ em” nhạc và lời của nhạc sĩ Anh Bằng. Điều này không chính xác nên ông viết để mọi người có thêm thông tin để điều chỉnh.

Khi biên soạn về những nhạc sĩ Việt Nam thỉnh thoảng tôi lại gặp khó khăn về vấn đề ai là tác giả thực sự của bài hát vì phần lớn tôi không có trong tay bản nhạc “gốc” đã xuất bản để kiểm chứng. Và phần lớn các nhạc sĩ đều đã qua đời, nếu còn sống thì lại không có phương tiện để liên lạc. Một số nhạc sĩ thì đã lớn tuổi, không còn nhớ rõ những chuyện của mấy chục năm về trước. Hoặc một số bản nhạc in tên 2 tác giả nhưng không để rõ ràng ai là người sáng tác nhạc, ai là người viết lời ca. Đặc biệt là những bài thơ phổ nhạc thì người nghe lại chỉ nhớ tới nhạc sĩ mà quên tên nhà thơ.

Ví như ca khúc “Chiều thu ấy”, nếu không có bản nhạc gốc thì chúng ta đã nhầm tưởng cả nhạc và lời đều là của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác. Bởi đây là sáng tác đầu tay của ông được viết năm 1952. Thật ra, phần lời là của Cẩm Huệ ( bút danh khác của nhạc sĩ Hoàng Lang – thầy hướng dẫn về nhạc cho Lam Phương thời trẻ).

duyen-tinh-tho-nhac-giua-nhac-si-anh-bang-va-thi-si-pham-thanh-tai (2)
Ca khúc "Anh còn yêu em" của nhạc sĩ Anh Bằng và bài thơ "Anh còn yêu em" của Phạm Thành Tài

Khi biên soạn về dòng nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng tôi cũng gặp phải những khó khăn kể trên, bởi số nhạc phẩm ông sáng tác rất nhiều, trên 600 ca khúc. Một số để tên thật là Anh Bằng, một số viết chung với các tác giả khác như Lê Dinh và một số lại dung nghệ danh của nhóm sáng tác chung Lê Minh Bằng như: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh. Mai Thiết Linh, Mai Bích Dung,…

Nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ nhạc một số bài thơ của các thi sĩ như Nguyên Sa (Mai tôi đi), Du Tử Lê (Khúc thụy du), Hồ Dzếnh (Anh cứ hẹn), Nguyễn Bính (Bướm trắng), Nguyễn Tất Nhiên (Trúc đào),  Nhất Tuấn (Hoa học trò),… và gần đây, hầu hết các sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng được phổ từ thơ của thi sĩ Phạm Thành Tài, Đặng hiền, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Song Liêm,…

duyen-tinh-tho-nhac-giua-nhac-si-anh-bang-va-thi-si-pham-thanh-tai (1)
Tập thơ "Tình em còn đó" của Phạm Thành Tài

May mắn là 3 ca khúc Anh còn yêu em, Anh còn nợ em và Từ thuở yêu em mà nhạc sĩ Anh Bằng phổ thơ của thi sĩ Phạm Thành Tài có bản nhạc gốc với dòng đề bút ký tặng ghi: “Quý mến tặng bà thi sĩ Phạm Thành Tài”.

Cho đến nay, rất nhiều ca nhạc sĩ vẫn nghĩ 3 ca khúc Anh còn yêu em, Anh còn nợ em và Từ thuở yêu em là sáng tác (nhạc và lời) của nhạc sĩ Anh Bằng. Nhưng đó là không đúng. Khoảng cuối thập niên 2010, nhạc sĩ Anh Bằng tình cờ đọc được tập thơ “Tình em còn đó” của thi sĩ Phạm Thành Tài, trong đó có 3 bài thơ ông thích nên đã sử dụng để phổ nhạc. Khi các bản nhạc được phổ biến, Anh Bằng tìm tin tức về tác giả thì được biết Phạm Thành Tài đã mất trước đó 10 năm. Thế là nhạc sĩ Anh Bằng đã chép tay 3 nhạc phẩm này với vài dòng đề bút gửi tặng cho vợ nhà thơ Phạm Thành Tài.

Phạm Thành Tài (1932 – 1997) quê quán ở tỉnh Khánh Hòa. Trước năm 1975, ông dạy học tại Đà Lạt. Sau năm 1975, ông đi cải tạo 8 năm, khi được thả ra ông về mở một phòng mạch tại Sài Gòn để kiếm sống qua ngày. Năm 1991, ông sang Mỹ định cư và học lấy bằng bác sĩ đông y tại đây. Nhà thơ Phạm Thành Tài bắt đầu viết văn làm thơ từ năm 1955, ông đã từng xuất bản 2 tập thơ là “Tình em còn đó” và “Hương gây mùi nhớ”. Ngoài ra, ông còn cho xuất bản một tập truyện ngắn với tựa “Hoa đào năm ngoái”.

Xem thêm: Nhạc sĩ Lê Dinh kể chuyện nhạc sĩ Anh Bằng: “Tôi có cảm tính với cái tên Anh Bằng ngay từ lần đầu gặp gỡ”

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận