Ca khúc "Ngàn thu áo tím" ra đời từ chính chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng

"Ngàn thu áo tím" là ca khúc nhạc valse bất tử của "ông hoàng tango" Hoàng Trọng. Ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ của thi sĩ Vĩnh Phúc.

Đỗ Thu Nga
14:00 08/07/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

VỀ CA KHÚC "NGÀN THU ÁO TÍM"

  • Tên ca khúc: Ngàn thu áo tím
  • Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Trọng
  • Thơ: Vĩnh Phúc
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1963
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh

Ca khúc "Ngàn thu áo tím" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Hoàng Trọng nổi tiếng là "ông vua tango" với những bản tango bất hủ. Trong số 200 ca khúc xuyên suốt sự nghiệp, chỉ có khoảng 40 ca khúc do ông tự viết lời, số còn lại đều là phổ nhạc từ thơ hoặc nhờ người khác viết lời, nhiều nhất là Hồ Đình Phương và Vĩnh Phúc. Tác giả Vĩnh Phúc được biết đến là người tri kỷ trong âm nhạc của Hoàng Trọng. Bà chính là người chắp bút viết nên bài thơ về chuyện tình của Hoàng Trọng để sau đó ông phổ nhạc ra ca khúc "Ngàn thu áo tím" - một nhạc phẩm bất hủ với điệu valse nhịp nhàng mở ra bức tranh lãng mạn, bao trùm bởi màu tím thủy chung...

"Ngàn thu áo tím" là ca khúc viết về chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng khi ông còn sinh sống ở Nam Định. Vợ của ông là người phụ nữ xuất thân trong gia đình khá giả. Nàng thường mặc áo tím và sở hữu nhan sắc xinh đẹp.

Chuyện tình của hai người bị gia đình cô gái phản đối. Nhưng tình yêu cháy bỏng cùng niềm tin bất diệt đã đưa họ đến bên nhau. Sau này, hai người về chung một nhà và có với nhau 3 người con. 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ngan-thu-ao-tim-cua-nhac-si-trong-hoang
Bìa nhạc "Ngàn thu áo tím" xuất bản lần đầu vào năm 1964 (bên trái) và bìa nhạc "Ngàn thu áo tím" tái bản năm 1971 (bên phải)

Tuy nhiên, người phụ nữ lại có tính hay ghen. Bà đã bỏ đi ngay khi con gái út Hoàng Bạch La vừa tròn 3 tháng tuổi. Vì thế, các con của nhạc sĩ Hoàng Trọng đều mỗi người một nơi.

Năm 1954, ông cùng 3 người con (Hoàng Nhạc Đô, Hoàng Bạch La và Hoàng Cung Fu) di cư vào Nam. Thời điểm này, ông có quen với cô Vĩnh Phúc - con của mục sư Lưu Văn Mão. Nhạc sĩ Hoàng Trọng đã phổ thơ của cô Vĩnh Phúc đến 20 bài, trong đó có nhạc phẩm rất nổi tiếng "Cánh hoa yêu". 

Hiểu rõ hoàn cảnh "gà trống nuôi con" và cuộc hôn nhân với người vợ ở Nam Định nên cô Vĩnh Phúc đã viết một bài thơ về chuyện tình của tri kỷ. Sau đó, cô đem cho nhạc sĩ Hoàng Trọng phổ nhạc. Từ đó, ca khúc "Ngàn thu áo tím" ra đời.

Ca khúc này được xuất bản năm 1964 và do ca sĩ Thái Thanh trình bày đầu tiên vào trước năm 1975. Sau đó, một số ca sĩ hải ngoại và trong nước cover.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ngan-thu-ao-tim-cua-nhac-si-trong-hoang-0
Danh ca Thái Thanh là người đầu tiên thể hiện "Ngàn thu áo tím"

Sau này, tên ca khúc "Ngàn thu áo tím" được đặt cho CD của ca sĩ Quỳnh Giao. Đến năm 2014, nhạc sĩ Đức Trí đã phát hành dĩa than cùng tên với giọng ca Ý Lan.

Chia sẻ về thi sĩ Vĩnh Phúc - tri kỷ của nhạc sĩ Hoàng Trọng, con trai trưởng của ca sĩ Trọng Hoàng kể: 

"Cô Vĩnh Phúc làm thơ rất hay. Cô không lãng mạn mà rất chững chạc. Có lần em út tôi là Bạch La nghi ngờ cô có tình cảm với cha khi thấy ông phổ nhạc hơn 20 bài thơ của cô và trên bản nhạc nào cũng ký tên. Một lần nọ, khi cha ướm thử hỏi Bạch La về việc ông muốn lấy vợ mới, Bạch La lập tức phản đối, bảo cha có 3 đứa con là đủ rồi, không muốn có ai về nhà nước. Từ đó, ông không còn ý định tái hôn, mối quan hệ của ông với Bạch La cũng không còn gần gũi. Đặc biệt, sợ con gái phản đối, ông cũng không còn phổ thơ của cô Vĩnh Phúc nữa".

Đôi lời bình phẩm về ca khúc "Ngàn thu áo tím"

"Ngàn thu áo tím" là ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng, lãng mạn hòa quyền trong những ca từ mềm mại, nữ tính nhưng cũng rất da diết:

"Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím

Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến

Chiều xuống áo tím thường thướt tha

Bước trên đường gấm hoa

Ngắm mây chiều lướt xa"

Ngày nay, những cô gái mộng mơ thường yêu màu hồng nhưng thời xưa, màu tím mới là màu sắc được các thiếu nữ yêu thích nhất. Bởi màu tím là màu của mộng mơ, màu của những bóng hồng thướt tha đã đi vào nhạc vào họa... 

Trong tình yêu đôi lứa, màu tím là màu của sự lãng mạn, đắm say, son sắt, thủy chung, màu của nhớ nhung yêu đương. Với người Việt, màu tím gắn liền với xứ Huế, là màu của sự đài cao, thanh cao, tao nhã. Vậy nên, các cô gái mới lớn thường chọn màu tím để biểu trưng cho vẻ đẹp, tính cách và tâm hồn mình. 

Những thiếu nữ yêu màu tím thường rất mộng mơ và nhân vật chính trong "Màu thu áo tím" cũng không phải là ngoại lệ. Mỗi khi mặc lên mình chiếc áo dài tím thướt tha, cô ngỡ mình đã "bước trên đường gấm hoa" và vô tư "ngắm mây chiều lướt xa" mơ mộng về tương lai ngọt ngào, mỹ lệ.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ngan-thu-ao-tim-cua-nhac-si-trong-hoang-9
Ca khúc "Ngàn thu áo tím"

Nhưng cuộc đời này đâu dễ dàng như những mộng tưởng. Cuộc đời là những cung bậc khó đoán định:

"Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím 

Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến 

Trời đã rét mướt cùng gió mưa 

Khóc anh chiều tiễn đưa 

Thế thôi tàn giấc mơ"

Nhưng vì sao chàng trai lại bắt người thiếu nữ "xa màu tím"? Phải chăng vì những dự cảm chẳng lành cho mối tình của họ? Trong quan niệm của nhiều người, màu tím là màu của nỗi buồn, sự chia ly. Hay bởi vì hoàn cảnh thời cuộc, chàng trai chẳng thể trao cho cô gái lời hứa hẹn thủy chung? Chàng trai cũng không muốn giữ màu tím thủy chung, son sắt, mơ mộng đó trong lòng để sầu thương, đau khổ. 

Người thiếu nữ vừa chạm tay vào tình yêu, chưa kịp tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc lãng mạn, yêu đương say đắm đã phải sầu muộn trong mưa gió, rét mướt, phải khóc trong chiều tiễn đưa.

"Anh xa xôi bóng mưa giăng mờ lối 

Anh xa xôi áo bay trong chiều rơi 

Anh xa xôi áo ôm tim lẻ loi 

Tím lên khung trời nhớ nhung đầy vơi 

Mưa rơi rơi bóng anh như làn khói 

Mưa rơi rơi bóng anh xa ngàn khơi 

Mưa rơi rơi có hay chăng lòng tôi 

Có hay bao giờ bóng người yêu tới"

Tình yêu nồng thắm, nỗi nhớ da diết là vậy nhưng chàng trai đã xa mãi tận chân trời. Mỗi câu hát đều chất chứa niềm cô quạnh, tuyệt vọng của người con gái. 

Dẫu anh bắt quên màu tím, dẫu anh bảo đừng đợi chờ, đừng thủy chung nhưng "em vẫn yêu và nhớ", vẫn chung thủy với "màu áo tím buồn ngẩn ngơ. Em cũng trở thành người phụ nữ chín chắn biết yêu thương bằng thứ tình cảm sâu sắc, chân phương, biết đau nỗi đau biệt ly, biết sầu nỗi sầu cô quạnh, biết trông chờ... nhưng cái màu tím mơ huyễn hoặc ấy vẫn bao lấy đời em như một thứ định mệnh. 

"Ngàn thu rơi trên áo em màu tím/ Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím..." - người con gái áo tím đi qua những mùa thu, ôm trọn nỗi đau lòng để chờ đợi người yêu... Tác giả buông mấy chữ "ngàn thu mưa rơi" nhuộm màu áo tím khiến không gian càng trở nên bi não, sầu muộn. 

Xem thêm: Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông “vua tango” rực sáng trên bầu trời tân nhạc Việt

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận