Hoàn cảnh ra đời ca khúc "Lời đắng cho cuộc tình": Bản "thất tình ca" dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh

"Lời đắng cho cuộc tình" là một bản "thất tình ca" của nhạc sĩ Nhật Ngân. Ông viết cho cuộc tình buồn của người bản thân - danh ca Duy Khánh.

Đỗ Thu Nga
19:00 04/07/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH"

  • Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình
  • Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân
  • Năm ra đời: 1989
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Duy Khánh

Ca khúc "Lời đắng cho cuộc tình" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Trước năm 1975, nhạc sĩ Nhật Ngân và danh ca Duy Khánh có mối quan hệ thân thiết. Dẫu họ không có sáng tác chung nào nhưng Duy Khánh lại hát thành công rất nhiều nhạc phẩm do Nhật Ngân và nhóm Trịnh Lâm Ngân sáng tác: Xuân này con không về, Qua cơn mê, Cám ơn... và đặc biệt hơn cả là ca khúc "Lời đắng cho cuộc tình". 

Mặc dù ca khúc này không phải là nhạc phẩm nổi tiếng nhất trong số những bài hát mà Duy Khánh đã thể hiện nhưng nó đặc biệt nhất bởi nhạc sĩ Nhật Ngân viết cho một cuộc tình buồn của Duy Khánh. Nếu ai đã từng nghe thì có thể thấy, Duy Khánh hát ca khúc này rất tình, rất sâu và rất suy. Bởi ông là nhân vật chính trong đó.

Theo chia sẻ của ca sĩ Băng Châu trong chương trình "Bước chân dĩ vãng", lúc sinh thời, nhạc sĩ Nhật Ngân từng nói với cô rằng, ông sáng tác "Lời đắng cho cuộc tình" dành cho cho mối tình si của ca sĩ Duy Khánh - người bạn rất thân của ông. Người con gái trong nhạc phẩm này không ai khác chính là Băng Châu. 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-loi-dang-cho-cuoc-tinh-cua-nhac-si-nhat-ngan-9

Trong ca khúc "Lời đắng cho cuộc tình", nhạc sĩ Nhật Ngân có sử dụng cụm từ "mãi trắng đôi". Theo ca sĩ Băng Châu, cụm từ này không phù hợp lắm với hoàn cảnh của Duy Khánh lúc đó. Bởi lúc đó ông đã là một danh ca nhạc vàng nổi tiếng nhất Sài Gòn. Nhưng bù lại, câu hát rất đồng cảm với hoàn cảnh của muôn vàng chàng trai khác trên đời, vì vậy mà bài "thất tịnh ca" này vẫn luôn được khán thính giả nhiều thế hệ yêu.

Chuyện tình buồn của danh ca Duy Khánh và ca sĩ Băng Châu diễn ra vào khoảng năm 1969. Khi đó, Duy Khánh vừa tan vỡ cuộc hôn nhân thứ hai còn Băng Châu vừa từ Cần Thơ lên Sài Gòn tìm kiếm cơ hội ra nhập làng giải trí, theo đuổi đam mê ca hát. 

Hồi mới lên Sài Gòn, cô ở nhờ nhà ca sĩ Tuyết Nhung trong khoảng 2 tháng và được Tuyết Nhung đưa đi gặp các nhạc sĩ có tên tuổi của Biệt đoàn văn nghệ trung ương, trong đó có Duy Khánh. Qua một thời gian ngắn, Băng Châu lại về Cần Thơ vì cảm thấy cuộc sống ở nơi thành đô không như ý muốn. Việc Băng Châu về quê khiến Duy Khánh vô cùng hụt hẫng, và trong đêm dài nhớ mong cô học trò nhỏ, ông đã sáng tác ca khúc "Đêm bơ vơ".

Sau một thời gian, Băng Châu quay về Sài Gòn, tái hợp với thầy Duy Khánh và được ông giúp đỡ nhiệt tình. Băng Châu dần khẳng định được tên tuổi trong làng nhạc Sài Gòn với hàng loạt bài hit được yêu thích như Qua cơn mê, Nhớ nhau hoài... Tuy nhiên, tình cảm của Duy Khánh và Băng Châu vĩnh viễn chỉ là tình thầy trò. 

Có lẽ danh ca Duy Khánh cũng có một thời gian chìm trong đau khổ vì cuộc tình vỡ đôi nên người bạn thân là nhạc sĩ Nhật Ngân đã sáng tác ca khúc nổi tiếng "Lời đắng cho cuộc tình" để nói thay tâm sự của Duy Khánh trong mối tình si này. 

Đôi dòng cảm thụ về "Lời đắng cho cuộc tình"

"Lời đắng cho cuộc tình" đã nói thay tâm trạng bị trầy xước khi mất đi tình yêu của một người con trai. Anh ta tự trách thân và tự chấp nhận chia cắt mối tình của mình để người yêu có được hạnh phúc theo mong muốn:

"Cuối cùng rồi mình vẫn thế

Có sao đâu, khóc chi em

Cho phai má hồng được gì

Giọt lệ này dành để mai đây

Về cùng người khóc giữa đêm vui

Hơi đâu, hơi đâu mà xót thương thân anh..."

Dẫu đã cố giữ lòng thản nhiên, nhưng nghe như niềm chua xót khi nói với người yêu: "Có sao đâu, khóc chi em". Lời thì nói là "có sao đâu", nhưng sâu bên trong lại như chết đi một nửa cõi lòng, vì mấy ai mà không buồn tan tác khi chia tay người yêu. Vẫn còn yêu lắm nên sợ rằng người sẽ phai má hồng, tim người sẽ hiu hắt.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-loi-dang-cho-cuoc-tinh-cua-nhac-si-nhat-ngan-7
Ca sĩ Băng Châu và danh ca Duy Khánh thời trẻ

"Giọt lệ này dành để mai đây/ Về cùng người khóc giữa đêm vui" - nỗi bi thương của một cuộc tình tan vỡ đã dồn nén hết trong câu hát này. Còn gì buồn hơn là đoạn kết tình yêu không viên mãn, thứ còn lại chỉ là nước mắt, xót xa, nhớ nhung...

"Những ngày còn nồng nàn ân ái

Giữa đôi ta, giữa đôi ta

Bao nhiêu cách biệt trùng trùng

Người thì mộng một trời mây bay

Người thì còn mãi trống đôi tay

Nên anh, nên anh đã biết được ngày này

Vẫn biết từ những ngày còn tha thiết với nhau, đôi ta đã là "bao nhiêu cách biệt trùng trùng" giữa nồng nàn ái ân có bức tường vô hình ngăn cách. Bởi em thì "mộng một trời mây bay", còn anh thì "mãi trắng đôi tay". Như vậy, đâu có dễ chung đường, dễ nên duyên vợ chồng. 

Hai câu hát này như hai câu thơ, hai hoàn cảnh khác biệt của đôi tình nhân, người mộng ước đến nhung lụa quyền quý cao sang, kẻ thì mãi trắng đôi tay. Như vậy thì biết giờ mới được thỏa giấc mơ "gác tía" lầu son của nàng:

Em ơi, em ơi anh vẫn biết rằng 

Con chim quý phải ở lồng son 

Anh không trách là em bội bạc

Mà em ơi anh chỉ trách em 

Trách em, sao em không nói thật lòng mình 

Sao em gian dối để làm gì

Vẫn biết kết thúc chuyện tình mình trước sau đều là cay đắng nên "không trách là em bội bạc". Thân gái mười hai bến nước, ai cũng chọn tìm cho mình một nơi xứng đáng. Những cay đắng chua xót có chăng chỉ dành cho người con trai ở lại khi tay chưa có sự nghiệp, làm sao kéo được người về chung mái nhà mà chịu cảnh cực nhọc cùng mình. 

"Hãy nhìn một lần sau cuối

Chén ly bôi, uống đi em

Sao em mắt lệ nhạt nhòa

Cuộc tình nào rồi cũng đi qua

Một đường tàu biết mấy sân ga

Sao em xem anh như một ga nhỏ dọc đường"

Hãy nhìn nhau thêm một lần cuối để mai đây, đường anh anh đi, đường em em rẽ, mỗi người một ngả. Uống đi em "chén ly bôi" này lần cuối để chia tay nhau khi duyên số bẽ bàng ngăn cách. 

Cuộc tình rồi cũng đi qua nhưng nỗi đau bị tình phụ mãi ở lại, để nói lên, lời hát "Lời đắng cuộc tình" đầy chua xót. Vẫn biết "cuối cùng rồi mình vẫn thế" mà cuối cùng vẫn trách móc người yêu "sao em xem anh như một ga nhỏ dọc đường" cho người nghe nhạc thương tình thương cảm đến những "ga xép" nằm nghèo hèn bơ vơ đợi chuyến tàu không bao giờ đến trên tuyến đường tình "nhạt nhòa mắt lệ".

Người con trai trong nhạc phẩm này đã chấp nhận hy sinh và chấp nhận cho đi tình yêu của mình để người yêu có được hạnh phúc, mà không một lời trách móc nào còn đắng cay sẽ giữ lại cho mình gặm nhấm.

Nhạc sĩ Nhật Ngân (1942–2012) xuất hiện trong làng nhạc miền Nam Việt Nam vào thập niên 1960 với bản nhạc đầu tay "Tôi đưa em sang sông" (đồng tác giả Y Vũ). Sau đó ông tiếp tục tạo ra tiếng vang với đề tài người lính như: Mùa xuân của mẹ, Xuân này con không về, Qua cơn Mê, Một mai giã từ vũ khí... Trong sự nghiệp của mình, ông nhiều lần hợp tác với nhạc sĩ Trần Trịnh với nghệ danh Trịnh Lâm Ngân. 

Xem thêm: Nhạc sĩ Nhật Ngân: “Thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi”

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận