Chuyện ít biết về sân khấu đầu tiên "phá rào" biểu diễn nhạc tiền chiến

Ngày 9/6/2023, một hình thức âm nhạc mới chính thức được khai sinh trên báo chí truyền thông với tên gọi "nhạc cải cách".

Đỗ Thu Nga
20:03 24/06/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

Hoàn cảnh ra đời nhạc tiền

Nhạc tiền tiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Nhạc tiền chiến mang âm hưởng trữ tình lãng mạn, xuất hiện vào cuối những năm 1930. Những ca khúc nhạc tiền chiến có giai điệu trữ tình và lời ca giàu âm hưởng văn học. 

Bối cảnh ra đời của dòng nhạc tiền chiến chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ XX, xuất hiện sau phong trào thơ mới và dòng văn học lãng mạn vài năm. Năm 1938 được xem là điểm mốc đánh giá dấu sự hình thành của tân nhạc Việt Nam với những buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ở Hà Nội.

chuyen-it-biet-ve-san-khau-dau-tien-bieu-dien-nhac-tien-chien-o-ha-noi-0
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên

Cụ thể là tại Hội quán Trí Tri (47 Hàng Quạt, Hà Nội), nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên đã giới thiệu những nhạc phẩm mới như: Bông cúc vàng, Anh hùng ca, Một kiếp hoa... Sự kiện này có ý nghĩa ở khả năng kich thích các thanh niên trẻ thử sức ở loại hình âm nhạc mới và được tờ "Ngày nay" của Tự lực văn đoàn ủng hộ. 

Người chủ trương loạt bài chính cho cuộc vận động này là nhà thơ Thế Lữ. Sau khi nhận được những nhạc phẩm gửi đến, ông tổng kết: "Đọc bài của các bạn gửi tới gần đây, chúng tôi nhận ra rằng phần nhiều không có tính cách Việt Nam. Đó thường là những âm điệu đàn tây, nhanh nhẹn, vui vẻ nhưng có dấu vết của tâm hồn Việt Nam phổ theo một cảm hứng mới" (Ngày nay, 21/8/1938). 

Chỉ một vài năm sau, tân nhạc đã trở thành phương tiện mới, truyền tải thông điệp giàu cảm xúc. Thậm chí còn can dự vào cao trào giải phóng dân tộc và các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20, để rồi phân nhánh thành nhiều dòng nhạc khác nhau. 

Nhưng tân nhạc được biết đến nhiều nhất ở dòng lãng mạn mà sau này người ta gọi là "nhạc tiền chiến" (các bài hát sáng tác trước 1954). Cách gọi này giống như một cách tránh các yếu tố chính trị và thời cuộc. 

"Ca khúc trữ tình - 51 Trần Hưng Đạo" - sân khấu "phá rào" biểu diễn nhạc tiền chiến

Ở Hà Nội, cũng gần như tình hình Thơ mới, những bài hát này gần như vắng bóng suốt 30 năm. Phải đến cuối thập niên 1980 mới được tái xuất trong một vài phòng biểu diễn nhỏ lẻ. 

Sân khấu của Hội Nhạc sĩ Việt Nam có tên gọi giản dị: "Ca khúc trữ tình - 51 Trần Hưng Đạo". Sân khấu này ra đời đúng nửa thế kỷ sau cuộc ra mắt của tân nhạc. 

Theo Tuổi trẻ cuối tuần, linh hồn của sân khấu này là nhạc sĩ Khắc Huề, nổi tiếng với cây đàn violin ngồi lặng lẽ sau các giọng ca. 

chuyen-it-biet-ve-san-khau-dau-tien-bieu-dien-nhac-tien-chien-o-ha-noi-7
Ảnh quảng cáo chương trình trên báo Hà Nội mới ngày 10/3/1988

Thời điểm đó, cụm từ "chỉ đạo nghệ thuật Khắc Huề" trở thành quen thuộc với mọi nhà vì được quảng cáo trên đài truyền hình hằng ngày. Nó trở thành khẩu ngữ để chỉ công việc chỉ đạo, chủ trì các sự vụ đời sống... tạo cảm giác vui vẻ, hài hước. 

Ra đời sau một đêm nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn đầu năm 1988, chương trình "Ca khúc trữ tình" CLB Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam sáng đèn hàng đêm, bắt đầu 10/3/1988. Địa điểm biểu diễn chính ở phòng hòa nhạc nhỏ có sức chứa 70 người của biệt thự 51 Trần Hưng Đạo. Đây là nơi đặt trụ sở của Hội nhạc sĩ Việt Nam cùng nhiều hội nghệ thuật khác. Đây cũng là biệt thự cũ của đốc lý Hà Nội trước 1945 và cựu hoàng Bảo Đại trong vai trò "cố vấn Vĩnh Thụy" của chí phủ VNDCCH. 

Đây là sân khấu đầu tiên "phá rào" biểu diễn các ca khúc nhạc "tiền chiến", tức là các nhạc phẩm được ra đời trước 1954 (về sau các ca khúc phổ biến ở miền Nam trước năm 1975 có màu sắc trữ tình tiếp nối âm hưởng tiền chiến). Có không ít nhạc phẩm đã được hát lại sau 30 năm bị cất trong tủ. Nhiều nhạc sĩ đã có cơ hội chứng kiến những đứa con tinh thần thời tuổi trẻ được tái xuất. 

chuyen-it-biet-ve-san-khau-dau-tien-bieu-dien-nhac-tien-chien-o-ha-noi-9
Nhạc sĩ Khắc Huề (ngoài cùng bên trái) chung khung hình với các nhạc công của sân khấu 51 Trần Hưng Đạo

Sân khấu 51 Trần Hưng Đạo hoạt động trong vòng 28 năm, trở thành địa điểm quen thuộc để người Hà Nội có thể nghe lại những ca khúc lãng mạn tiền chiến qua thông qua phần trình bày của các ca sĩ gạo cội như Bảo Ngọc, Đoàn Chuẩn, Thanh Hiếu... Hơn thế nữa, nơi này trở thành sân khấu của các ca sĩ miền Bắc thế hệ sau nối tiếp một Hà Nội cũ. 

Trong 28 năm hoạt động, sâu khấu này trang trí khá giản dị. Ở hàng rào luôn có băng rôn "Khúc hát trữ tình" không có nhiều thay đổi trong các thập niên, bên ngoài là một bàn bán vé. Người bán vé nhiều khi chính  là các nghệ sĩ, đến lúc nhạc phẩm được trình bày, khán giả mới bất ngờ nhận ra người đang hát "Suối mơ", "Sơn nữ ca"... chính là người bán vé cho mình.

Khoảng thời gian đó, sân khấu và hình ảnh của các nghệ sĩ không hề hào nhoáng, không chiêu trò... nhưng lại tạo ra tiếng vang lớn và hoạt động mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ.

Xem thêm: Nếu không phải một mình Duy Khánh, vậy ai mới là "cha đẻ" của "Xuân này con không về"?

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận