Nếu không phải một mình Duy Khánh, vậy ai mới là "cha đẻ" của "Xuân này con không về"?
Nhắc đến nhạc phẩm "Xuân này con không về" là nhắc đến nhạc sĩ Duy Khánh. Thế nhưng ít ai biết được, đây là sáng tác nổi tiếng của 3 nhạc sĩ. Họ là ai?
"Xuân này con không về" sáng tác năm nào?
Mùa xuân là chủ đề bất tận trong âm nhạc, mỗi thời kỳ, mùa xuân lại xuất hiện với một hình hài, tâm trạng khác nhau. Có mùa xuân của sự sum vầy, có mùa xuân của sự chia xa, có mùa xuân của nỗi nhớ nhung. Và nhạc phẩm "Xuân này con không về" là mùa xuân của nỗi niềm tha hương.
Nhiều ý kiến cho rằng có một tương đồng giữa 2 nhạc phẩm "Xuân này con không về" và "Happy New Year. Hai ca khúc này ra đời cách nhau 10 năm nhưng đều có nội dung buồn, nhuốm màu u ám, tưởng như không hề thích hợp để bật lên trong dịp chào đón ngày đầu tiên của năm mới. Thế nhưng hơn 50 năm qua, hai ca khúc này vẫn được yêu thích, được bật lên mỗi khi Tết đến xuân sang.
Đặc biệt, xung quanh ca khúc "Xuân này con không về" có nhiều câu chuyện đáng quan tâm và công chúng thế hệ sau cần được biết. Ở bài viết này, tác giả xin tổng hợp các thông tin liên quan đến thời gian sáng tác và tác giả.
Theo Wikipedia, "Xuân này con không về" là một ca khúc nhạc vàng được sáng tác vào mùa xuân năm 1969. Đây là nhạc phẩm mở đầu cho một loạt những ca khúc viết về tâm trạng của người lính trong mùa xuân.
"Xuân này con không về" từng được phát sóng trên đài phát thanh miền Nam Việt Nam vào dịp đầu xuân cho đến tận năm 1975. Tuy nhiên, sau sự kiện 30/4/1974, ca khúc này bị cấm lưu hành, chung số phận với nhiều tác phẩm ca nhạc, văn học phát triển trong chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Theo VnExpress, "Xuân này con không về" từng rơi vào tình trạng có dị bản (sáng tác không nằm trong danh mục được cấp phép của Cục Nghệ thuật Biểu diễn). Nhạc phẩm này có hai dị bản được trình diễn là "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường" và "bao lứa trai cùng chào xuân xứ người".
Ở thời điểm hiện tại, nhạc phẩm này thường được trình diễn trong các chương trình ca nhạc của người Việt tại hải ngoại hoặc trong các buổi biểu diễn không chính thức tại Việt Nam.
Nhạc phẩm "Xuân này con không về" gắn liền với một so0os giọng ca như Duy Khánh, Chế Linh, Duy Quang, Trường Vũ, Quang Lê...
Ai là "cha đẻ" của "Xuân này con không về"?
Khi nhắc đến "Xuân này con không về" công chúng thường nhớ về nhạc sĩ Duy Khánh. Tuy nhiên, nhạc sĩ Duy Khánh không phải là tác giả duy nhất của nhạc phẩm trên.
Nhạc phẩm "Xuân này con không về" là sáng tác của bộ 3 nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Đây là ca khúc mở đầu cho loạt nhạc phẩm viết về tâm trạng của người lính trong mùa xuân của Trịnh Lâm Ngân. Những bài hát được coi là phần tiếp theo của "Xuân này con không về" gồm: Xuân này con về mẹ ở ;đâu Xuân nào con sẽ về. Các ca khúc tiếp theo sau này được ra đời ở hải ngoại và không nổi tiếng bằng "Xuân này con không về".
Trịnh Lâm Ngân là nhóm 3 nhạc sĩ được thành lập vào năm 1962 và hoạt động đến năm 1975. Tên của nhóm được lấy từ hai từ cuối nghệ danh của hai nhạc sĩ sáng tác là: Trần Trịnh và Nhật Ngân và lót vào giữa là từ "Lâm" tên của một người bạn (Lâm Đệ).
Nhạc sĩ Trần Trịnh bắt đầu sáng tác từ giữa thập niên 1950. Ông có một số tác phẩm nổi bật như: Lệ đá, Độc huyền, Nhớ về một mùa xuân.
Lâm Đệ là con trai chủ hãng đĩa Sóng Nhạc. Do Lâm Đệ không thường xuyên sáng tác nên các thông tin về ông còn khá mờ nhạt.
Nhật Ngân là nhạc sĩ sáng tác nhiều củ đề trữ tình và chinh chiến trước năm 1975. Sau này ông còn gây ấn tượng với việc viết nhạc ngoại lời Việt ở hải ngoại.
Trong thời gian hoạt động nhóm họ đã cho ra mắt một số nhạc phẩm như: Cám ơn, Lính xa nhà, Mùa xuân của mẹ, Người tình và quê hương, Yêu một mình, Qua cơn mê... và không thể không nhắc đến "Xuân này con không về".
Nói về người tên Lâm Đệ, Paris By Night từng có chia sẻ như sau: Lâm Đệ chỉ đánh đàn không biết sáng tác. Chủ hãng đĩa Asia Sóng Nhạc vào thời điểm đó là ông Nguyễn Tất Oanh. Khi người viết gặp cô Hồng (vợ của nhạc sĩ Hoàng Trang), là con gái ông Oanh, thì cô Hồng cho biết, ông Lâm Đệ không phải con trai chủ hãng Sóng Nhạc như lời nhật Nhật Ngân đã kể, mà đó chỉ là sự hiểu lầm trong cách xưng hô, dẫn đến sự ngộ nhận của nhạc sĩ Nhật Ngân. Kể từ sau đó, hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân hợp tác cùng nhau để viết nhạc chứ không liên quan gì đến cái tên Lâm Đệ.
Ngoài ra cũng có một vài ngộ nhận khác liên quan đến cái tên "Trịnh Lâm Ngân". Có người tưởng, đó là bút danh của Nhật Ngân. Nhưng sự thật, nhạc sĩ Nhật Ngân chỉ dùng một bút danh khác khi sáng tác là Ngân Khánh (ca khúc Cám ơn, Một mai giã từ vũ khí...) - tên người con của nhạc sĩ. Tên "Trịnh Lâm Ngân" là tên ghép chung của 3 người như đã phân tích bên trên.
Cũng có không ít công chúng còn lầm tưởng Trịnh Lâm Ngân là bút danh của ca - nhạc sĩ Duy Khánh. Bởi ông từng trình bày thành công nhiều nhạc phẩm của danh ca Duy Khánh nói chung, và của nhạc sĩ Nhật Ngân nói riêng như: Xuân này con không về, Cám ơn, Mùa xuân củ mẹ, Một mai giã từ vũ khí...
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận