Những "Bài không tên" của Vũ Thành An viết về ai, vì sao phải giấu tên?

Trong gia tài âm nhạc phong phú của mình, nhạc sĩ Vũ Thành An có một loạt ca khúc được gọi là "Bài không tên" (sáng tác từ 1965 - 1969). Đến nay, những nhạc khúc vẫn rất được yêu thích.

Đỗ Thu Nga
11:47 11/06/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

VỀ NHỮNG BÀI KHÔNG TÊN 

  • Tên ca khúc: Bài không tên (hơn 100 bài hát không tên)
  • Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Thành An
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1965 - 1969
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lê Quyên, Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Quang...

Nhạc sĩ Vũ Thành An có bao nhiêu "Bài không tên"?

Nhạc sĩ Vũ Thành An (SN 1943) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc trữ tình trước 1975. Ông cùng với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng đã thổi luồng gió mới trong sinh hoạt âm nhạc miền Nam từ thập niên 1960. 

Nhạc sĩ Vũ Thành An sở hữu sự nghiệp âm nhạc khá phong phú. Tuy nhiên, những "Bài không tên" nổi tiếng gắn liền với sự nghiệp của ông và trở thành bất hủ trong lòng người yêu nhạc Việt suốt hơn nửa thế kỷ. 

hoan-canh-ra-doi-nhung-bai-khong-ten-cua-vu-thanh-an-0
Nhạc sĩ Vũ Thành An ngày ấy - bây giờ

Theo Wikipedia, Vũ Thành An viết bản "Tình khúc thứ nhất" để kỷ niệm một mối tình. Sau đó tiếp đến các "Bài không tên số 1", "2", "3", "4". Mối tình kéo dài được một năm thì chấm dứt và "Bài không tên cuối cùng" đánh dấu thời điểm đó. Sau "Bài không tên cuối cùng", Vũ Thành An quay lại viết các "Bài không tên số 5", "6", "7"... không theo thứ tự nào hết.

Nhạc sĩ Vũ Thành An có tổng cộng 50 "Bài không tên" được viết trước 1995. Năm 2015, sau một giai đoạn viết thánh ca, nhạc sĩ Vũ Thành An trở lại với những "Bài không tên".

Dưới đây là danh sách một số "Bài không tên" của Vũ Thành An được gọi với những tên khác:

- Bài không tên không số: Có tên khác là "Đưa em về".

- Bài không tên cuối cùng: Có tên khác là "Bài không tên số 10"

- Bài không tên cuối cùng (trở lại): Có tên khác là "Bài không tên cuối cùng... nối tiếp".

- Bài không tên số 11: Có tên khác là "Cuối dòng sông khô".

- Bài không tên số 12: Có tên gọi khác là "Bên nhau chiều lộng gió"

- Bài không tên số 13: Có tên gọi khác là "Tình xưa gái Huế"

- Bài không tên số14: Có tên gọi khác là "Đà Lạt xanh"

- Bài không tên số 16: Có tên gọi khác là "Chia tay"

hoan-canh-ra-doi-nhung-bai-khong-ten-cua-vu-thanh-an-9
Nhạc sĩ Vũ Thành An sở hữu hơn 100 ca khúc "không tên"

- Bài không tên số 19: Có tên gọi khác là "Tôi muốn tìm một tình yêu lý tưởng"

- Bài không tên số 22: Có tên gọi khác là "Anh đành biến mất"

- Bài không tên số 23: Có tên gọi khác là "Anh đã đi qua đây"

- Bài không tên số 28: Có tên gọi khác là "Anh cảm ơn em"

- Bài không tên số 29: Có tên gọi khác là "Em là tặng phẩm của Trời"

-Bài không tên số 32: Có tên gọi khác là "Vừa xa đã nhớ"

- Bài không tên số 33: Có tên gọi khác là "Từ lúc đó"

- Bài không tên số 35: Có tên gọi khác là "Một chuyến đi xa"

-Bài không tên số 36: Có tên gọi khác là "Như lá nhớ rừng"

- Bài không tên số 37: Có tên gọi khác là "Rưng rưng lệ"

- Bài không tên số 40: Có tên gọi là "Đời đá vàng".

- Bài không tên số 41: Có tên gọi khác là "Một thời phóng đãng"

- Bài không tên số 42: Có tên gọi khác là "Dòng vẫn xoáy"

- Bài không tên số 51: Có tên gọi khác là "Thương và nhớ"

- Bài không tên số 71: Có tên gọi khác là "Em không dám tham vọng"

- Bài không tên số 74: Có tên gọi khác là "Khối tình xoay"

- Bài không tên số 77: Có tên gọi khác là "Chính em là giấc mơ của tôi"

- Bài không tên số 79: Có tên gọi khác là "Những ngày tháng qua"

- Bài không tên số 80: Có tên gọi khác là "Em đã khóc hết nước mắt mình"

- Bài không tên số 84: Có tên gọi khác là "Một thời theo gió đuổi mây"

- Bài không tên số 86: Có tên gọi khác là "Em đến rồi đi"

- Bài không tên số 87: Có tên gọi khác là "Từ em ngây thơ"

- Bài không tên số 88: Có tên gọi khác là "Bao nhiêu năm một chuyến tình"

- Bài không tên số 89: Có tên gọi khác là "Tấm lòng tôi là một vườn hoa"

- Bài không tên số 91: Có tên gọi khác là "Giai nhân"

- Bài không tên số 93: Có tên gọi khác là "Thương còn nhớ"

- Bài không tên số 94: Có tên gọi khác là "Hà Nội tôi yêu trái tim khờ"

- Bài không tên số 98: Có tên gọi khác là "Mùa thu ngày ấy tìm nhau"

- Bài không tên số 100: Có tên gọi khác là "Muôn đời còn có nhau"

- Bài không tên số 103: Có tên gọi khác là "Chúa cho con thời gian"

- Bài không tên số 104: Có tên gọi khác là "Em kiêu hãnh được làm đàn bà"

Vì sao những nhạc phẩm của Vũ Thành An gọi là "Bài không tên"?

Nhạc sĩ Vũ Thành An gọi những bài hát của mình là "không tên" và một trong những lý do là "giấu tên người tình". Ông chưa bao giờ có thể gọi tên những người tình ấy, bởi theo ông nói, đó là những điều hết sức riêng tư. 

Phải nói rằng, Vũ Thanh An là người nhạc sĩ rất lãng mạn và rất nhạy cảm. Những cuộc tình trong đời ông dù chỉ là rung động thoáng qua hay là tình yêu ngắn ngủi cũng khiến ông khắc khoải. Và ông đã biến chúng trở thành chất liệu để sáng tác nên những bản nhạc tình rung động trái tim công chúng yêu nhạc.

Trước đây, khi được đặt câu hỏi về lý do không đặt tên riêng cho từng nhạc khúc, nhạc sĩ Vũ Thành An trả lời: Việc không đặt tên cho các bài hát là một dụng ý, để thu hút sự chú ý của người nghe nhạc. Bài không tên nghe rất tò mò, không trùng với bất kỳ nhạc phẩm nào. 

Vào năm 2021, trong chương trình "Chân dung cuộc tình", ca sĩ Nhật Lệ đã chia sẻ một vài câu về việc đặt tên các nhạc của nhạc sĩ Vũ Thành Anh. Cô bộc bạch, nhạc sĩ Vũ Thành An cũng muốn đặt tên của những người con gái ông từng vương vấn làm tên bài hát. Nhưng sau đó ông nghĩ rằng không nên và quyết định đặt cho một loạt bài là không tên. Bởi ông sợ làm phiền đến đời sống của người ta.

hoan-canh-ra-doi-nhung-bai-khong-ten-cua-vu-thanh-an-8
Vì ngại tiết lộ danh tính người tình nên Vũ Thành An không đặt tên cho các nhạc phẩm

Cũng có không ít người cho rằng, số thứ tự trong những "Bài không tên" thể hiện theo trình tự thời gian tác phẩm ra đời. Tuy nhiên, nhạc sĩ Vũ Thành An từng phủ nhận. Ông chia sẻ, những "Bài không tên" từ số 1 đến số 10 là những sáng tác được viết trong thời gian còn học trung học. Khi phát hành bài "Tình khúc thứ nhất", có yêu cầu của nhiều người muốn nghe thêm và có điều đặc biệt là sau khi phổ biến bài "Tình khúc thứ nhất" năm 1965 thì năm 1967, ông nhập ngũ, vắng bóng trên thị trường âm nhạc một thời gian. Khi trở lại, ông nghĩ bản thân phải làm gì đó đặc biệt nên có "Bài không tên số 2". 

Nhạc sĩ Vũ Thành An cũng từng chia sẻ rằng: "Tôi tin mình phát hành sẽ thành công vì tôi biết, hầu như người con gái nào đi lấy chồng chẳng có một mối tình đầu

Khi đặt tên bằng những con số, bài hát vô tình khiến công chúng chú ý, yêu thích. Bài hát không tên nghe rất tò mò, không trùng lặp ở đâu cả. Khi đọc những lời nhạc này, biết câu chuyện tình bên trong, Nhật Hạ cảm động vì sự thật thà, gần gũi của người nhạc sĩ, cảm được những nỗi buồn rất sâu của ông. 

Và quả đúng như vậy, "Bài không tên số 2" ra mắt và rất được lòng khán giả. Cho đến tận bây giờ, bản nhạc này vẫn rất hút người nghe và được nhiều ca sĩ cover lại. Một lần phỏng vấn khác, nhạc sĩ Vũ Thành An cũng chia sẻ, những "Bài không tên" không hẳn là những sáng tác đầu tay. Hồi đó có phong trào in những tập nhạc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng ra, các ông khác cũng ra, người ta cũng yêu cầu Vũ Thành An ra một tập 10 bài. Theo lời yêu cầu đó, ông gom góp để thành một tập và "Bài không tên số 4" cũng nằm trong thời điểm đó.

Những "Bài không tên" của Vũ Thành An viết về ai?

Ca sĩ Nhật Lệ và nhạc sĩ Vũ Thành An có mối quan hệ khá thân thiết. Bên cạnh những câu chuyện về ca khúc, nghệ thuật, Vũ Thành An còn tâm tình nhiều câu chuyện về cuộc đời, xoay quanh những sóng gió qua những bài không tên.

Ca sĩ Nhật Lệ từng hé lộ rằng những bài không tên mang nội dung gần với đời thực đó là câu chuyện em đi lấy chồng, tôi nghèo khó, tình nhân chung tay xây dựng cuộc đời, hoặc sự đau lòng vì giữ được người yêu, những câu chuyện muôn thuở... rất đời".

Nhạc sĩ Vũ Thành An nói như thế nào thì viết như thế đấy. Ông trải đầy tâm trạng, nỗi niềm trong từng câu chữ, từng lời nhạc. Khi được Nhật Lệ hỏi vì sao vậy, ông đáp vì yêu nhiều thế, đau khổ vì nhiều người... Không ấy yêu rồi không thành nhưng không quên, tiếp tục để đó trong ngăn trái tim và đi yêu người khác...

hoan-canh-ra-doi-nhung-bai-khong-ten-cua-vu-thanh-an-67
"Bài không tên cuối cùng" còn có tên gọi khác là "Bài không tên số 10"

Âm nhạc của Vũ Thành An mang đầy góc khuất, ở "Bài không tên số 3" và "Bài không tên số 7" thể hiện rõ tâm tư, tình cảm của ông trong tình yêu. Trong suốt hàng chục năm sáng tác, nhạc tình của ông là sự kết hợp của âm nhạc nhẹ nhàng, lời hát như quyện vào tâm hồn người nghe. 

"Bài không tên số 4" được xem là nhạc khúc ám ảnh và xót xa nhất. "Bóng hồng" trong nhạc khúc này là một người phụ nữ đẹp và nổi tiếng ngoài đời. Chia sẻ về nhạc phẩm này, Vũ Thành An chia sẻ: "Khi tôi viết thì không nghĩ sẽ phổ biến bài đó vì là riêng tư. Có những điều mà chỉ tôi và người đó biết. Mình nói ra người ta cũng không thể thông cảm được. Như vì nhu cầu phải ra tập nhạc thì tôi lấy nó thôi, đặt là Bài không tên số 4. Ca khúc này là sự liên hệ giữa tôi và một người phụ nữ rất đẹp nhưng có cuộc sống gia đình không thành công. Cô ấy đẹp, nổi tiếng nhưng gia đình đổ vỡ, mỗi lần gặp tôi là khóc, khóc như mưa, phải nói dễ sợ lắm. Sau này, tôi cũng gặp một số cô gái, cũng có khóc nhưng không bằng cô ấy. Tôi càng chia sẻ thì cô càng trút nỗi buồn. Cô đổ vỡ gia đình khi đã có 3 con. Cô ấy nổi tiếng đến mức ra đường ai cũng viết. Và Bài không tên số 4 nhuốm màu nước mắt...".

Khi đang ở Mỹ, ông viết "Bài không tên cuối cùng tiếp nối như một chấp nhận sự trở về. "Bài không tên cuối cùng tiếp nối" được ông viết lại từ một bài không tên cũ. Ông làm mới ca khúc bằng ca từ mới, câu chuyện tiếp nối, để đặt tâm trạng của mình vào. Ông đưa một cái kết cho câu chuyện dang dửo ở những bài trước.

Sáng tác hơn 100 bài hát “không tên” nhưng không phải chừng ấy bài hát là chừng ấy người tình

Tính đến thời điểm hiện tại, nhạc sĩ Vũ Thành An đã cho ra mắt hơn 100 bài hát "không tên". Tuy nhiên, không phải chừng ấy bài hát là chừng ấy người tình. Ông từng thừa nhận, bản thân yêu nhiều, từng có những hình bóng trước hôn nhân nhưng chưa bao giờ có lỗi với người phụ nữ nào. 

Mối tình đầu của nam nhạc sĩ năm 22 tuổi. Cô gái ấy hơn ông 2 tuổi và là người rất giỏi, khiến ông ngưỡng mộ. 

Mối tình đầu là thứ cảm xúc đầu đời vô cùng thiêng liêng. Đó là lần đầu tiên biết yêu nên ông vô cùng trân trọng. Tình đầu là mối tình không thành, là thứ cảm xúc sơ khai nhưng nồng nà. 

Tình đầu là tình yêu trong sáng, chỉ diễn ra ở quanh trường học, thư viện. Nhạc sĩ Vũ Thành An thường hẹn hò ở thư viện chứ không hay đi chơi hay xem phim. Thế nhưng, chuyện tình ấy chỉ kéo dài hơn 1 năm. Sau đó, ông cũng có vài người yêu khác, rồi kết hôn và có một cậu con trai với người vợ đầu tiên. Nhưng sau đó cuộc hôn nhân này đổ vỡ.

Một thời gian sau, trái tim ông được vá lành bởi tình yêu với một người phụ nữ khác nhưng kéo dài không lâu. Thế rồi, ông gặp được người vợ thứ 2. Cả hai có với nhau 3 người con. 

hoan-canh-ra-doi-nhung-bai-khong-ten-cua-vu-thanh-an-4
Nhạc sĩ Vũ Thành An và vợ

Nhạc sĩ Vũ Thành An chia sẻ, từ ngày lập gia đình với người vợ thứ 2, ông không bao giờ qua lại với phụ nữ khác. Chuyện tình yêu vì thế chỉ là chuyện của ngày xưa.

Ông chia sẻ rằng, người vợ hiện tại của ông là người thẩm âm rất tốt. Bà luôn là người đầu tiên được nghe ca khúc ông viết và quyết định số phận của chúng. Bà nói được là được, nếu nói không được thì ông sẽ bỏ.

Cuộc đời của mỗi người nghệ sĩ là nguồn sáng tạo vô tận cho mỗi tác phẩm của họ. Và nhạc sĩ Vũ Thành An cũng vậy, ông đã tạo nên những bản tình ca từ chính câu chuyện của mình. 

Xem thêm: Hoàn cảnh ra đời "Bài Tango cho em": Nhạc phẩm được "thai nghén" trong men say tình ái

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận