Hoàn cảnh ra đời "Bài Tango cho em": Nhạc phẩm được "thai nghén" trong men say tình ái

Trong men say tình ái với người đẹp Cẩm Hường, nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác nhiều bản tình ca để đời. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là "Bài Tango cho em".

Đỗ Thu Nga
11:36 06/06/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

VỀ NHẠC PHẨM BÀI TANGO CHO EM

  • Tên ca khúc: Bài Tango cho em
  • Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương
  • Thể loại: Trữ tình
  • Năm ra đời: Thập niên 1980
  • Nằm trong album: Họa Mi - Em đi rồi; Một thuở yêu đàn; Bài Tango cho em; Liên khách Paris By Night; Đường về quê hương...
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Khánh Ly, Họa Mi...

Bản Tango cho em - ca khúc được viết lúc Lam Phương hạnh phúc nhất

Trong cuộc đời đầy thăng trầm và biến động của mình, có những lúc Lam Phương tưởng như mình đã bị "chôn vùi" vĩnh viễn trong hố sâu sầu não của cuộc đời khi phải bươn chải mưu sinh trên nước Mỹ. Và đau khổ hơn khi cuộc hôn nhân 20 năm cùng ca sĩ Túy Hồng tan vỡ như bọt biển. Thế nhưng, tựa như một phép nhiệm màu, người đẹp Cẩm Hường xuất hiện, tưới mát tâm hồn và gieo vào lòng ông những hạt giống hy vọng lóng lánh sắc hương.

Trong men say tình ái với người đẹp Cẩm Hường, nhạc sĩ Lam Phương đã cho ra đời hàng loạt ca khúc với nhạc lý và lời rộn rã, yêu đời như: Chỉ có em, Nửa đời yêu em, Thiên đàng ái ân... Và đặc biệt là sự xuất hiện của ca khúc vô cùng nổi tiếng "Bản Tango cho em".

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bai-tango-cho-em-cua-nhac-si-lam-phuong-9
Nhạc sĩ Lam Phương thời trẻ

Được biết "nàng thơ" Cẩm Hường là nguồn cảm hứng bất tận để nhạc sĩ Lam Phương sáng tác nên nhiều bản tình ca. Trong đó "Bài Tango cho em" với lời ca nồng nàn đã ru say lòng người, khiến ai ai cũng muốn được một lần đắm chìm trong tình yêu.

Nhạc sĩ Lam Phương đã chọn điệu Tango - "điệu nhảy tuyệt vời nhất trong thế giới của những đôi tình nhân" (nhà thơ Luis Alposta) để sáng tác nên ca khúc tặng cho người thương trong những ngày tháng mặn nồng thuở ban đầu. 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bai-tango-cho-em-cua-nhac-si-lam-phuong-7
Người đẹp Cẩm Hường - nàng thơ trong nhiều nhạc khúc của Lam Phương

Có lẽ không có một điệu nhạc nào có thể quyến rũ như Tango. Những cặp tình nhân thường chọn vũ điệu này để quấn quít theo những bước nhảy song hành đầy những đam mê trong men tình. Bởi khi nhịp bước Tango vang lên các cặp đôi thường sát vào nhau để cảm nhận sự uyển chuyển của cơ thể cho đến mùi hương nồng nàn trên người...

"Bài Tango cho em" đã dẫn dắt người nghe chìm đắm trong không gian yêu đương ngọt ngào và đẹp đẽ. Nhiều năm qua đã có rất nhiều nghệ sĩ cover bản nhạc này với nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi người lại thả một chút tâm tư của mình vào đó để tạo nên những các hát đặc sắc, ấn tượng. Và cho đến nay, bài hát vẫn có vị trí nhất định trong lòng khán giả.

Bài Tango cho em - Xúc cảm ngọt ngào về những buổi hẹn hò đầu tiên

Sau những ngày tháng đớn đau, thất tình trên đất Mỹ, nhạc sĩ Lam Phương lưu lạc sang Paris, bắt đầu lại cuộc đời. Ông vẫn chật vật với mưu sinh nhưng ở đây, ông lại tìm được "ánh sáng mới" để viết nên những lời ca rộn ràng hơn.

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và lúc này ông đã tìm kiếm được tình yêu mới để nâng đỡ tinh thần - đó là người đẹp Cẩm Hường. Sức mạnh tình yêu đã cho ông nguồn cảm hứng vô tận sáng tác nên ca khúc "Bài Tango cho em". 

Từ những câu hát đầu tiên, nhịp điệu đã vừa từ tốn vừa thong dong nhưng cũng không kém phần vui tươi, nồng nhiệt như lột tả trọn vẹn được tâm thái hân hoan, tràn đầy hạnh phúc: "Từ ngày có em về. Nhà mình toàn ánh trăng thề. Giòng nhạc tình đang tắt lâu. Tuôn trào ngọt ngào như giòng suối". 

Có lẽ "ánh trăng thề" là lời tỏ tình đắt giá mà cố nhạc sĩ Lam Phương dành tặng cho người con gái tên Cẩm Hường. Đó là tình yêu ngọt lịm mà bao cô gái mơ ước, dù đã chinh phục được nhau, đưa nhau về một nhà nhưng tình yêu vẫn ngọt ngào, đằm thắm như lúc ban đầu. 

Dẫu tình yêu đến dù đã khá muộn với hai người nhưng nó mang một thứ quyền năng huyền diệu khơi dậy "giòng nhạc tình đang tắt lâu" của Lam Phương. Để rồi âm nhạc của chàng du ca ngoài 40 lại một lần nữa tuôn trào như "giòng suối". 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bai-tango-cho-em-cua-nhac-si-lam-phuong-6
Bản nhạc "Bài Tango cho em"

Trong một cuộc tình, người ta thường hay kể về những giây phút gặp gỡ ban đầu. Sinh thời, nhà thơ Thế Lữ từng viết "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm hồ dễ mấy ai quên". Và Lam Phương cũng vậy, những xúc cảm lần gặp gỡ đầu khiến ông nhớ mãi. Rồi ông nhạc hóa thành lời ca: "Anh yêu phút ban đầu, đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu". Câu hát ấy đã khắc họa rõ nét chân dung mỹ miều của "bóng hồng" đang sánh bước bên đời Lam Phương.

Cảm Hường là người đẹp Tây Đô (Cần Thơ) với sắc vóc chẳng kém cạnh gì các hoa khôi. Bà nhỏ hơn chồng 13 tuổi. Khi gặp gỡ Lam Phương ở Pháp, bà vẫn rất trẻ trung và xinh đẹp dù đã truân chuyên lận đận qua 2 đời chồng. Sắc vóc của bà Cẩm Hường khiến Lam Phương "đổ gục" từ lần đầu gặp gỡ.

Những lần gặp đầu ấy, dường như Lam Phương đã nhìn rõ được nội tâm người đẹp. Ông thấy rõ những nét u buồn trong đôi mắt bà, ấy là những cuộc tình đã tan vỡ. Thế nên ông họa thành nhạc "Trong mắt em buồn về mau" - đây là lời ca sâu sắc, thấu hiểu của một người đàn ông từng trải.

Từ những giây phút ấy, Lam Phương đã hiểu ra, không chỉ là sự choáng váng của con tim loạn nhịp vì yêu mà còn là sự đồng cảm, sự mong muốn gắn bó với một người đàn bà đã đi qua những đổ vỡ như mình: "Em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau".

Hai con người đồng cảm với nỗi đau của nhau thì sẽ rất dễ đến gần chạm đến nhau để được san sẻ, đồng cảm, để được chữa lành cho nhau: "Tiếng đàn hòa êm ái. Nhịp bước em thêm lả lơi. Cung điệu buồn chơi vơi. Đôi tâm hồn riêng thế giới".

Trong khung trời Paris hoa lệ, mộng mơ, hai người cùng cảnh ngộ dìu nhau trong "tiếng đàn hòa êm ái". Đó là bức tranh tuyệt mỹ, đắm say lòng người "cung điệu buồn chơi vơi, đôi tâm hồn riêng thế giới". 

"Mình dìu sát đi em. Để nghe làn hơi cháy. Trong trái tim nồng nàn..." - nhạc sĩ Lam Phương chinh phục nàng bằng trái tim ấm nóng của mình chứ không phải bằng những lời đường mật. Ông muốn cả hai "dìu" nhau đi tiếp đoạn đường tương lai. Cùng nhau chia sẻ ngọt bùi yêu thương. Hãy yêu đi, đừng "tiếng thương chi trời rộng mênh mông". Hãy yêu thật lòng đều thấu hiểu nhau.

"Ta xây vách chung tình. Nhiều chông gai có tay mình. Xin cảm ơn đời còn nhau. Xin ghi phút ban đầu bằng bài Tango cho em". Nhạc sĩ Lam Phương đã khép lại ca khúc đẹp, lãng mạn nhưng cũng đầy thực tế. Dù phía trước còn nhiều chông gai nhưng đừng ngần ngại, cứ yêu nhau và tiến về phía trước.

Đôi lời bình phẩm về nhạc và tình yêu của Lam Phương dành cho Cẩm Hường

Trong một bài viết, MC Nguyễn Ngọc Ngạn có chia sẻ, nàng Cẩm Hường tên đầy đủ là Lê Thị Cẩm Hường. người đẹp này từng được ông Ngạn nhắc đến trên Paris By Night. Còn Lam Phương giống như ngọn cây thiếu nước suốt mùa hè, bây giờ mưa tới đổ xuống giúp ngọn cây sống lại, nhất là Cẩm Hường từng nức tiếng với nhan sắc yêu kiều.

Có tờ báo tả Cẩm Hường là một hoa khôi đẹp mê hồn. Lúc ấy, Lam Phương đã bước vào tuổi trung niên nên anh viết "Nửa đời yêu em". Rồi sau đó, đắm chìm trong hạnh phúc mà sáng tác nên: Bài Tango cho em, Thiên đường ái ân, Chỉ có em... Lời ca vui tươi lắm. Và thực tế là ông vừa phục sinh sau những ngày dài mất niềm tin trong cuộc sống.

Với bà Cẩm Hường là tình yêu đẹp khiến âm nhạc của Lam Phương hồi sinh mạnh mẽ suốt thập niên 1980 thì ở một góc khác, tình yêu của ông đã cho bà Hường một đoạn đời hạnh phúc. Sau này, khi tình yêu đã cạn, ông và bà Cẩm Hường chia tay nhưng vẫn giữ liên lạc.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bai-tango-cho-em-cua-nhac-si-lam-phuong-5
Một vài hình ảnh hiếm hoi của nhạc sĩ Lam Phương và người đẹp Cẩm Hường

Năm 1999, nhạc sĩ Lam Phương lâm trọng bệnh, sau đó trở nặng vào năm 2011, bà Cẩm Hương đã không quản ngại đường xa từ Pháp sang Mỹ chăm lo cho chồng cũ nhiều tháng trời. Bà Cẩm Hường lo từng chút, từng chút để bù đắp lại một đời nợ nhau. 

Dẫu cuộc tình đó không có một cái kết hoàn mỹ nhưng có lẽ những ân tình vẫn còn vẹn nguyên, không có gì phải hối tiếc. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Lam Phương cũng không ngần ngại chia sẻ về câu chuyện trong quá khúc.

Ông viết, dù xa cách Paris 15 năm nhưng hình bóng Paris vẫn trong tâm trí ông. Ông gửi lời cảm ơn một người đã cho ông nhiều ước mơ để sống, để viết dòng nhạc mà cuộc đời ông khó quên. Cám ơn Paris đã cho ông những đêm đẹp trong cuộc đời mà ông khó có thể tìm lại được.

Đến hôm nay, người tình trong những câu hát đã không còn nữa. Nhưng những dư âm cảm xúc về một tình yêu đẹp thì vẫn còn mãi: "Xin cám ơn đời còn nhau. Xin ghi phút giây ban đầu bằng bài Tango cho em".

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng (1937 - 2020) là nhạc sĩ nổi bật của dòng nhạc đại chúng, trữ tình, tân nhạc Việt Nam. Ngoài bút danh Lam Phương, lúc sinh thời ông thỉnh thoảng dùng bút danh Thương Anh. 

Lam Phương sinh ra trong gia đình thiếu hình bóng của cha nhưng lại rất hiếu học, có năng khiếu âm nhạc. Ở tuổi 15 (năm 1952), ông đã có trong tay sáng tác đầu đời mang tên "Chiều thu ấy" - ca khúc nhạc nền cho một vở kịch tại trường mà ông theo học. Năm 18 tuổi, ông cho ra mắt hàng loạt ca khúc viết về quê hương như: Trăng thanh bình, Nhạc rừng khuya, Khúc ca ngày mùa... Có không ít ca khúc trở thành "cơn sốt", các hãng đĩa nhựa tranh nhau thu âm.

Phong cách âm nhạc, sự nghiệp âm nhạc của Lam Phương bắt đầu có bước ngoặt vào giai đoạn thập niên 1960 khi ông chuyển sang cộng tác với các đoàn kịch như Hoàng Lan, Văn Phụng. Và cũng từ đây, ông bước vào câu chuyện tình yêu của đời mình với những cung bậc cảm xúc khác nhau từ say đắm vô cùng đến thất tình đau đớn... Và đây cũng là nguồn cảm hứng dẫn ông đến thế giới tình ca cùng các nhạc phẩm bất hủ.

Xem thêm: Ca khúc "Nghìn trùng xa cách": Tuyệt phẩm về "mối tình đồng trinh duy nhất" của nhạc sĩ Phạm Duy

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận