Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
Nhạc sĩ Hoàng Lang từng là một trong những tên tuổi nổi tiếng của làng tân nhạc cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 với những ca khúc bất hủ như Hoài Thu, Miền quê tôi, Câu hát tâm tình,...
HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG LANG
- Tên thật: Phạm Phúc Hiển
- Nghệ danh: Hoàng Lang
- Ngày sinh: 1930 - 2004
- Quê quán: Sài Gòn
- Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Giáo viên
- Thể loại sáng tác: Nhạc tiền chiến, Tình khúc 1954 - 1975
- Ca khúc nổi tiếng: Hoài thu, Miền quê tôi,...
- Ca sĩ trình bày thành công nhất: Thanh Thúy, Nhật Trường,...
- Thời gian hoạt động: 1938 - 2004
Nhạc sĩ Hoàng Lang là ai?
Nhạc sĩ Hoàng Lang tên thật là Phạm Phúc Hiển, sinh năm 1930, trong một gia đình trung lưu tại Hóc Môn, Sài Gòn. Ông có khả năng sử dụng nhiều loại nhạc cụ như đại hồ cầm, trung hồ cầm, mandolin,… Năm 1948, Hoàng Lang có nhạc phẩm đầu tay mang tên “Tơ lòng nghệ sĩ”. Sau đó, ông đã nhận nhạc sĩ Lam Phương làm học trò và xuất bản bài hát “Chiều thu ấy” được ký với bút danh “Lam Phương – Cẩm Huệ”.
Năm 1954, nhạc sĩ Lam Phương là trưởng ban văn nghệ Dầu Giây. Đến năm 1956, ông vừa là giáo sư phụ trách môn âm nhạc tại trường Trung học Petrus Ký, vừa là trưởng ban nhạc đàn dây Hoàng Lang tại đài phát thanh Sài Gòn. Ngoài ra, nhạc sĩ Lam Phương còn phụ trách chương trình Hương Xưa, chương trình Thi nhạc giao duyên của Vương Đức Lệ, hợp tác với các ban Cổ kim hòa điệu và hợp tác với một số hãng đĩa nổi tiếng thời đó như Dĩa hát Việt Nam, Asia – Sóng nhạc,…
Ngoài vai trò nhạc sĩ, Hoàng Lang còn là một nhà báo viết cho tờ Tiếng Chuông. Năm 1970, ông viết sách giáo khoa âm nhạc và được Kẻ Sĩ xuất bản.
Năm 1972, nhạc sĩ Hoàng Lang dừng mọi công việc ở Sài Gòn, xuất ngoại sang Thụy Sỹ để học thêm về âm nhạc. Sau sự kiện năm 1975, ông bị kẹt lại đây. Sau một khoảng thời gian ông chọn định cư luôn tại Thụy Sĩ. Tại đây, nhạc sĩ Hoàng Lang dành phần đời còn lại của mình cho âm nhạc và dạy học. Ngoài phụ trách môn nhạc cho một trường trung học tư thục tại Geneve, ông cũng mở lớp dạy tây ban cầm tại gia
Sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh tiểu đường, ngày 27/11/2004, ông qua đời tại nhà riêng ở Thụy Sĩ. Trước khi qua đời, nhạc sĩ Hoàng Lang đã cho xuất bản một tập nhạc mang tên “Nhạc tâm tình Hoàng Lang”, gồm tất cả những sáng tác trong chặng đường sự nghiệp của ông.
Nhạc sĩ Hoàng Lang: Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác
Nhạc sĩ Hoàng Lang sáng tác nhạc khá sớm, năm 18 tuổi ông đã có sáng tác đầu tay mang tên “Tơ lòng nghệ sĩ”. Những bài hát của Hoàng Lang được phổ biến rộng rãi vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 qua làn sóng các đài phát thanh Sài Gòn và quân đội thời ấy.
Ngoài những nhạc phẩm tự viết lời, nhạc sĩ Hoàng Lang còn kết hợp với các môn đệ của ông thở đó như Lam Phương, Thùy Linh, Dương Quang Định,… và các nhà văn, nhà thơ để phụ viết lời cho ca khúc như bài “Đôi mắt người xưa” được viết cùng nhà văn Ngọc Linh, “Thiên thu” với nhà thơ Vương Đức Lệ, “Đồng đội đêm trăng” với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh,… Bởi lúc sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Lang là một người giàu tình cảm, có rất nhiều mối quan hệ bạn bè với giới văn nghệ sĩ. “Tôi rất thích hợp soạn với bạn bè, thân hữu văn nghệ sĩ với mục tiêu chính là sáng tác để lưu niệm những phút vui buồn bên nhau”, nhạc sĩ từng tâm sự.]
Ngoài những nhạc phẩm trữ tình, da diết như “Câu hát tâm tình”, “Dạ khúc hoài cảm”, “Em từ đâu đến”,… thì nhạc sĩ Hoàng Lang còn sáng tác rất nhiều ca khúc về chủ đề quê hương đất nước như “Miền quê tôi”, “Tình đất”, “Nắng thôn chiều”, “Mùa lúa mới”, “Gặt lúa”,…
Khi định cư ở Thụy Sỹ, nhạc sĩ Hoàng Lang có xuất bản một tuyển tập nhạc gồm 25 bài hát cũ có, mới có mang tên “Nhạc tâm tình Hoàng Lang”. Trong tuyển tập này, ông đã có phần “lời tựa” như sau: “Tôi sinh năm 1930. Năm 16 tuổi tôi tập thành viết nhạc. Nhạc phẩm của tôi là những bức tranh âm thanh trung thực, được sáng tạo bởi chính ánh mắt của tâm hồn tôi và qua nhịp thở của con tim tôi. Kỷ niệm tiếp nối và nối tiếp. Xin cảm tạ những người đã yêu tôi và những người tôi đang yêu đã ban cho tôi nguồn nhạc hứng mênh mông, vô tận. Xin cảm tạ những giọng hát đã trình bày những nhạc phẩm của tôi, dù thiết tha hay không tha thiết, những âm thanh đó và những dòng nhạc này vẫn mãi mãi quyến luyến bên nhau và sẽ mãi mãi gắn bó liền nhau. Dĩ vãng khép kín tâm tư, tương lai chưa từng hẹn ước, nhưng lòng đã dặn lòng: Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”.
Kho tàng âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Lang
Hơn 50 cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nhạc sĩ Hoàng Lang đã để lại kho tàng hơn 150 ca khúc. Dưới đây là một số sáng tác hay của ông:
Nhạc phẩm tự viết: Áng mây trắng, Tơ lòng nghệ sĩ, Câu hát tâm tình, Dạ khúc hoài cảm, Bài ca dinh điển, Quê tôi miền cái sắn, Ta vui đi, Đẹp dòng Hương Giang, Dòng sông hát, Xóm cũ đường xưa, Yêu em, Một đóa hoa rơi, Cao sơn lưu thủy, Tình đất, Mùa lúa mới, Gặt lúa, Trăng miền quê ngoại, Đồng nội đêm trăng, Em từ đâu đến, Tha thiết, Nửa mảnh tình ta,. Xông pha, Gieo mạ, Khúc hát bình minh,…
Nhạc phẩm hợp soạn: Đẹp Hậu Giang (Văn Trí - Hoàng Lang), Hoài thu (Văn Trí - Hoàng Lang), Chiều thu ấy (Lam Phương - Cẩm Huệ), Qua mùa phượng vỹ (Hà Phương - Hoàng Lang), Một chiều mưa (Thùy Linh - Hoàng Lang), Nhớ tình suối trăng (Thu Hồ - Hoàng Lang), Bài ca sông cửu (Văn Trí - Hoàng Lang), Thu biên thùy (Thu Hồ - Hoàng Lang), Miền quê tôi (Thùy Linh - Hoàng Lang), Lá thư xanh (Lam Phương - Hoàng Lang), Đợi chờ (Trương Văn Tuyên - Hoàng Lang), Người ơi hát làm chi (Hoàng Lang - Thanh Nam), Đôi mắt người xưa (Hoàng Lang - Ngọc Linh), Bài ca thương mến (Văn Trí - Hoàng Lang), Gửi một niềm thương (Hoàng Lang - Thanh Sơn), Thu đi cho mắt nai buồn (Văn Trí - Hoàng Lang), Hẹn một mùa xuân (Hoàng Lang - Trương Văn Tuyên), Mộng đẹp đêm nay (Hoàng Lang - Hoài Linh),…
Xem thêm: Nhạc sĩ Đức Quỳnh: Nhạc ai cũng thuộc nhưng tên người sáng tác lại bị lãng quên
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận