“24 giờ phép” – Ca khúc táo bạo và gợi tình nhất của nhạc sĩ Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác ca khúc “24 giờ phép” vào năm 1967, kể về cuộc hội ngộ ngắn ngủi giữ chàng lính và người thương, một cuộc gặp gỡ ngọt ngào, đắm say.

Diệu Nguyễn
08:00 29/09/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

CA KHÚC “24 GIỜ PHÉP”

  • Tên các khúc: 24 giờ phép

  • Nhạc sĩ: Trúc Phương

  • Năm phát thành: 1967

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Duy Khánh – Hoàng Oanh

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “24 giờ phép” của nhạc sĩ Trúc Phương

Trong thời bình, 24 giờ là một khoảng thời gian hết sức bình thường, nhưng ở thời chiến thì đó là khoảng thời gian hết sức quý giá. Từng phút từng giây trên chiến trường đều có thể quyết định sống chết của rất nhiều người, ảnh hưởng tới vận mệnh và thời cuộc. Trong thời chiến, không ai chắc chắn được ngày mai bản thân như thế nào, nên việc được gặp người thân, người yêu là khoảng thời gian hết sức quý báu với họ. Nhưng đâu phải cứ muốn gặp là được, người lính nếu muốn được về nhà thì phải xin phép cấp trên, đến khi được cấp trên phê duyệt gọi là “nghỉ phép” mới được về.

Cùng tâm trạng ấy mà năm 1967, nhạc sĩ Trúc Phương đã sáng tác ra ca khúc “24 giờ phép”. Có lẽ từng có khoảng thời gian đi lính nên ông có thể thấu hiểu được tâm trạng nôn nóng, háo hức của những người lính xa quê về thăm nhà, thăm người thương.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-24-gio-phep-cua-nhac-si-truc-phuong (1)
Bìa ca khúc "24 giờ phép" của nhạc sĩ Trúc Phương

Trong bài hát, nhạc sĩ Trúc Phương đã sử dụng những ca từ độc đáo, táo bạo nhưng cũng rất thanh thoát, thi vị. Thông qua đó, ông thành công khắc họa hình ảnh người lính với những gánh nặng, trách nhiệm chồng chất trên vai, nhưng họ cũng như bao thanh niên bình thường khác, họ cũng là con người bằng xương bằng thịt nên cũng có những khát khao đời sống hết sức tầm thường.

Bài hát “24 giờ phép” này của nhạc sĩ Trúc Phương rất được yêu thích qua tiếng hát của Duy Khánh và Hoàng Oanh.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “24 giờ phép” của Trúc Phương

Từ xa tôi về phép hai mươi bốn giờ

Tìm người thương trong người thương

Chân nghe quen từng viên sỏi đường nhà

Chiều nghiêng nghiêng nắng đổ

Và người yêu đứng chờ ngoài đầu ngõ bao giờ

Vỏn vẹn chỉ có 24 giờ người lính được trở về với gia đình, với người thương. Mang tâm trạng nao nức lên đường, từng viên sỏi cũng trở nên thân thuộc đến lạ kỳ. Ghé đến nhà vừa kịp lúc nắng chiều nghiêng nghiêng đổ xuống và người yêu đã đứng chờ ngoài ngõ tự bao giờ.

Vừa tâm tư là mắt nên khi đối mặt

Chuyện buồn dương gian lẩn mất

Ðưa ta đi về nguyên thủy loài người

Lời yêu khi muốn ngỏ vụng về

Ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay

Còn gì trên đời hạnh phúc hơn, vui mừng hơn khoảnh khắc này. Cả hai nhìn nhau, trao nhau ánh mắt ân ái, ngọt ngào sau một thời gian dài xa cách. Trong lúc này đây, hãy để những chuyện buồn nơi dương gian ra sau, hãy để những lắng lo, thời cuộc dừng lại trước ngõ, thứ còn lại duy nhất chỉ là đôi ta với những “nguyên thủy loài người”. Nhạc sĩ Trúc Phương đã dùng cụm từ “nguyên thủy loài người” để ẩn dụ cho những âu yếm, tình tứ. Một hình ảnh báo tạo, gợi tình nhưng lại không hề dung tục hay quá đà khiến người nghe phải ngượng ngùng, đỏ mặt.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-24-gio-phep-cua-nhac-si-truc-phuong-4
Lời ca khúc "24 giờ phép" của nhạc sĩ Trúc Phương
hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-24-gio-phep-cua-nhac-si-truc-phuong-5
Lời ca khúc "24 giờ phép" của nhạc sĩ Trúc Phương

Bốn giờ đi dài thêm bốn giờ về

Thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơi

Ta đưa ta đến đỉnh tuyệt vời

Ðêm lạc loài giấc ngủ mồ côi

Vì thời gian có hạn, thay vì những yêu thương được thể hiện qua lời nói, chàng lính cùng người thương lại thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể, cả hai cùng đắm chìm, dẫn nhau đến “đỉnh tuyệt vời” của việc ái ân. Nỗi nhớ khôn ngoai sau bao ngày xa cách giờ đây đã được bù đắp, những cảm xúc bất an ngày nào giờ cũng được giải tỏa. Có lẽ chăng, cuộc đời người lính chiến thời gian nghỉ phép luôn được mong chờ nhất chỉ để được những giây phút “lạc loài” như đêm nay.

Người đi chưa đợi sáng

Ðưa nhau cuối đường sợ làm đêm vui rủ xuống

Thương quê hương và bé nhỏ tình này

Ngừng trong đôi mắt đỏ

Vì mình mười sáu giờ bỏ trời đất bơ vơ

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, hội ngộ nào cũng phải đến xúc chia tay. Trời chưa kịp sáng người lính đã phải lên đường cho kịp giờ vào đơn vị. Khi quê hương đất nước đang còn khói lửa, trong lúc đồng đội còn đang chiến đấu thì bản thân lại được hưởng hạnh phúc nên người lính trong lòng cảm thấy vô cùng áy náy, mong quay lại nhanh để cùng đồng đội kề vai chiến đấu. Dù trong lòng thương quê hương, gia đình và người yêu lắm, nhưng người lính vẫn phải mạnh mẽ bước đi.

Xem thêm: "Thói đời" - "Bi thảm khúc" vận vào cuộc đời nghèo khổ của Trúc Phương sau này

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận