"Thói đời" - "Bi thảm khúc" vận vào cuộc đời nghèo khổ của Trúc Phương sau này
Ca khúc “Thói đời” là bản nhạc được Trúc Phương sáng tác năm 1970 với những nỗi niềm cay đắng về cuộc đời, về nhân tình thế thái.
CA KHÚC “THÓI ĐỜI”
Tên các khúc: Thói đời
Nhạc sĩ: Trúc Phương
Năm phát thành: 1970
Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Chế Linh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương
Nếu có một bài hát nào vận vào đời tác giả như một định mệnh rõ rệt nhất thì phải nhắc đến trường hợp của nhạc sĩ Trúc Phương với ca khúc “Thói đời”.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh trong một lần trò chuyện đã từng nhắc đến trường hợp “nhạc vận vào đời” của Trúc Phương như sau: “Cuộc đời của nhạc sĩ rất dễ bị buồn bã giống như những gì họ viết ra. Như nhạc sĩ Trúc Phương, người đã viết ra một bản “bi thảm khúc” với đầy những bi quan, bế tắc về cuộc sống là “Thói đời”, để rồi những gì trong bài hát nhắc đến đều ứng với cuộc sống sau này của người nhạc sĩ tài hoa này!”.
Về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của Trúc Phương, trong chương trình Paris By Night 137, Phương Hồng Quế đã kể lại như sau: “Nhạc sĩ Song Ngọc khi còn là đại úy trong chính quyền cũ đã chỉ huy rất nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như Trúc Phương, Thanh Sơn, La Thoại Tân,… Trúc Phương khi ấy thường xuyên trốn trình diện tại đơn vị để đi chơi với các cô gái trẻ. Song Ngọc vì nể tình bạn bè nên đã làm ngơ những chuyện này, sau đó ông bị cấp trên phát hiện và khiển trách. Lâm vào đường khó lòng bao che, chối cãi Song Ngọc bè tố cáo Trúc Phương và khiến cho Trúc Phương phải chịu hình phạt kỷ luật với mức án 3 ngày tù. Nhạc sĩ Trúc Phương rất buồn vì bị bạn bè bán đứng nên đã viết ca khúc “Thói đời” trong tù”.
Ngoài câu chuyện trên, trên mạng mọi người cũng lan truyền một giai thoại khác về ca khúc này như sau: Sau khi chia tay vợ, nhạc sĩ Trúc Phương chìm trong đau khổ, cô đơn nên đã vùi mình vào trong men rượu để giải sầu. Bạn bè thường gặp ông ngồi lặng lẽ bên ly rượu trong một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10. Có lẽ, “hơi men” khi ấy là liều thuốc tốt nhất để người nhạc sĩ ấy tạm quên đi cay đắng cuộc đời. Và “Thói đời” đã xuất hiện trong nỗi đau thương cùng cực, pha lẫn chút chán chường trước nhân tình thế thái của người nhạc sĩ tài hoa như thế.
Thế nhưng, thông tin này sau đó đã được người con trai của nhạc sĩ Trúc Phương đính chính. Người này bảo nhạc sĩ không bao giờ uống rượu. Việc này cũng được ca sĩ Chế Linh xác nhận, ông là người thường xuyên gặp gỡ Trúc Phương thời đó và nhạc sĩ chỉ hút thuốc và uống coca chứ không uống rượu bao giờ.
Dù hoàn cảnh ra đời chính xác của ca khúc “Thói đời” là gì, thì chúng ta đều không thể phủ nhận đây là một ca khúc bất hủ, suốt nhiều năm qua vẫn sống trong lòng công chúng yêu nhạc. Bài hát này đã gây xúc động rất lớn cho biết bao con người cùng chung số phận nghiệt ngã trong xã hội. Với riêng nhạc sĩ Trúc Phương, “Thói đời” là lời tiên tri vô cùng chính xác cho 25 năm cuối đời của ông, tức là từ năm 1971 – 1995. Bởi sau năm 1975, hầu hết tất cả các ca khúc của Trúc Phương đều bị cấm trình diễn, không có nghề nghiệp gì trong tay, ông phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Sau vài lần vượt biên không thành công, Trúc Phương bị giam giữ một thời gian. Sau khi được thả ra, với hai bàn tay trắng, ông đã lang thang khắp mọi nơi. Trong một thời gian dài, Trúc Phương đã phải ngủ ở bến xe miền Tây vì không có nơi để ở. Sống trong đau khổ, nghèo khó suốt mấy mươi năm, rồi ông âm thầm từ giã cõi đời trong một căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp.
Bài hát “Thói đời” của nhạc sĩ Trúc Phương được ca sĩ Hương lan thu âm lần đầu tiên trong dĩa nhựa của “Dĩa hát Việt Nam”, sau đó lại tiếp tục thu trong băng nhạc Chế Linh 1 qua tiếng hát của danh ca Chế Linh, rồi tiếp tục đến Giang Tử trong chương trình nhạc Anh Việt Thu và Phương Hồng Quế trong băng nhạc Tuấn Khanh 2,… Đến nay, ca khúc này vẫn rất được yêu thích, bởi lẽ dù ở thời điểm nào kẻ: “giàu sang quên kẻ tâm giao”.
Lời bài hát “Thói đời của nhạc sĩ Trúc Phương
Đường thương đau đầy ải nhân gian
Ai chưa qua chưa phải là người.
Trông thói đời cười ra nước mắt
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao
Còn gian dối cho nhau
Người yêu ta rồi cũng xa ta
Nên chung thân ta giận cuộc đời.
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở.
Tiền đổi tay khi rũ cơn mê
Để chua xót trên bước về
Rượu trần ai gội niềm cay đắng
Những suy tư in đậm đường hằn
Mình còn ai đâu để vui
Khi trót sa vũng lầy nhân thế.
Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi.
Bạn quên ta, tình cũng quên ta
Nên chân đêm thui thủi một mình
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát
Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt
Đoạn buồn xa ta đã đi qua
Ngày vui tới ta vẫn chờ.
Cả bài hát là những triết lý sống, những lời chán chường mang đầy tâm sự nhân tình thế thái, với những bi quan, cay đắng khi nhìn rõ sự đời. Cuộc sống này là vậy, lúc nào cũng phải đối mặt với những lọc lừa, gian dối, phụ bạc. Sau khi nếm trải đủ mùi vị cay đắng của cuộc đời và tình người, người nhạc sĩ đã viết lên những lời ca đầy phẫn uất và chua xót để cho ta thấy được sự chua chát của tình đời. Thế nhưng, trong nỗi buồn bi quan ấy, đâu đó người nhạc sĩ vẫn gửi gắm một niềm lạc quan tin tưởng rằng đoạn buồn rồi sẽ đi qua, ngày vui sẽ lại tới.
Xem thêm: “Bông cỏ mây” của Trúc Phương - Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận