Ca khúc "Ơn em" (Du Tử Lê - Từ Công Phụng): Dù cuộc đời có ra sao, tôi vẫn xin tạ lỗi với nàng!

Từ Công Phụng từng phổ nhạc trên dưới 50 bài thơ của Du Tử Lê, trong số đó, không thể không nhắc đến nhạc phẩm "Ơn em" (có tên gọi khác là "Giữ đời cho nhau").

Đỗ Thu Nga
14:51 09/10/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

CA KHÚC "ƠN EM"

  • Tên ca khúc: "Ơn em" hoặc "Giữ đời cho nhau"
  • Thơ: Du Tử Lê
  • Phổ nhạc: Từ Công Phụng
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: 1970
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc

"Ơn em" và mối giao cảm thơ - nhạc giữa Du Tử Lê - Từ Công Phụng

Nhà thơ Du Tử Lê (tên thật là Lê Cự Phách) là người Hà Nam, từng có thời gian học ở Hà Nội, sau đó di cư vào Sài Gòn sinh sống và bắt đầu sáng tác thơ. Nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam từng yêu thích thơ Du Tử Lê, đặc biệt là giới trẻ trước và sau 1975. Trong số đó có Anh Bằng, Từ Công Phụng...

Từ Công Phụng là một chàng nhạc sĩ trẻ tự học mà thành tài. Thời kỳ đỉnh cao sáng tác, ông đã phổ nhạc trên dưới 50 bài thơ của Du Tử Lê. Và dường như, Du Tử Lê và Từ Công Phụng có mối giao cảm thơ - nhạc đặc biệt với nhau, thấu hiểu từng cung bậc cảm xúc của nhau.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-on-em-giu-doi-cho-nhau-cua-tu-cong-phung-8
Nhà thơ Du Tử Lê (bên trái) và nhạc sĩ Từ Công Phụng (bên phải)

Người ta thường nhắc đến mối giao cảm thơ - nhạc giữa hai người thông qua 2 ca khúc: Trên ngọn tình sầu và Ơn em (hay tên khác là Đời cho nhau). Trong đó, ca khúc "Ơn em" được Từ Công Phụng phổ nhạc vào năm 1970 dựa trên bài thơ gốc cùng tên của Du Tử Lê.

Bài thơ "Ơn em" của Du Tử Lê:

ơn em thơ dại từ trời,

theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.

ơn em dáng mỏng mưa vời,

theo ta lên núi, về đồi yêu thương.

ơn em ngực ngải môi trầm,

cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.

ơn em hơi thoáng chỗ nằm,

dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.

ơn em tình như mù loà,

như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.

ơn em hồn sớm ngậm ngùi,

kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.

tạ ơn em… tạ ơn em…

Bài thơ được nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ nhạc với lời hát như sau:

Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi.

Ơn em dáng mỏng mưa vời

Theo ta lên núi về đồi yêu thương.

Tạ ơn em

Tạ ơn em.

Ơn em ngực ngải môi trầm

Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan.

Ơn em hơi thoảng chỗ nằm

Dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.

Tạ ơn em

Tạ ơn em.

Ơn em tình những mù loà

Như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.

Ơn em hồn sớm ngậm ngùi

Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.

Tạ ơn em

Tạ ơn em

"Ơn em" - Dù cuộc tình có ra sao, tôi vẫn xin tạ lỗi với nàng!

Âm nhạc thật kỳ diệu, từ tiếng hát của Tuấn Ngọc, người nghe như đang phiêu bồng theo những cung trầm bổng yêu thương da diết:

"Ơ em thơ dại từ trời

Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi

Ơn em dáng mỏng mưa vời

Theo ta lên núi về đồi yêu thương

Tạ ơn em, tạ ơn em"

Ơn em "thơ dại" mà... quyền lực đến vậy sao? Từ trời cao, tình em "theo ta xuống biển vớt đời ta lên". Chúng ta có thể cảm được chàng trai yêu đậm sâu lắm mới cất lên được lời lẽ nồng thắm tha thiết đến vậy.

Mỗi lần có cơ hội nhắc đến nhạc sĩ Từ Công Phụng, danh ca Tuấn Ngọc đều nói: "Hình như anh Từ Công Phụng, dù có bị đau khổ về tình yêu, anh vẫn thấy tình yêu đẹp và luôn luôn ca ngợi tình yêu, và nhất là không bao giờ oán trách người phụ nữ, dù cho người có gieo bao cay đắng xuống đời".

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-on-em-giu-doi-cho-nhau-cua-tu-cong-phung-0
"Giữ đời cho nhau" là tên khác của ca khúc "Ơn em"

Quả đúng như vậy, trước đó, trong nhạc phẩm "Giọt lệ cho ngàn sau", nhạc sĩ họ Từ viết: Một mai khi xa nhau người cho tôi tạ lỗi, dù kiếp sống đã rêu phong rồi... Dù cuộc tình có ra sao, thì tôi vẫn xin tạ lỗi với nàng. Điều đó một lần nữa được thể hiện khi nhạc sĩ phổ nhạc ca khúc "Ơn em".

Những lời thơ và điều nhạc hòa thành lời ca diễm lệ: "Ơn em dáng mỏng mưa vời". Nghe đến đây, có lẽ công chúng yêu nhạc sẽ phải thốt lên: Vì sao mà thi sĩ lại có thể viết được "dáng mỏng mưa vời" hay đến như vậy. Ơn em chỉ là dáng mỏng mưa vời thôi mà theo ta "lên núi về đồi" khắp chốn đến miền yêu thương say đắm. 

Khi nghe tiêu đề "ơn em", công chúng yêu nhạc sẽ lấy làm lạ lắm. Vì tình yêu là sự dung hợp của hai tâm hồn thì sao phải "khách sáo" đến vậy? Đó là bởi vì các nhà thơ (như Du Tử Lê) rất đề cao tình yêu của mình, giống như Bùi Giáng ở trong thơ thường dùng hai tiếng "thưa em":

"Ơn em ngực ngải môi trầm

Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan

Ơn em hơi thoáng chỗ nằm

Dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi

Tạ ơn em, tạ ơn em"

Ơn em "ngực ngải môi trầm" là cụm từ rất mới, rất đẹp dùng để thể hiện cho một "ngực bùa ngải và môi trầm thơm" như thế. Nó đã trở thành ngôn từ rất riêng của Du Tử Lê không trộn lẫn với ai. 

Câu thơ cho chúng ta cảm nhận về chàng trai đã "thần tượng" cô gái như thánh nữ. Vẻ đẹp của cô gái đã "cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan". Ơn em chỉ "hơi thoáng chỗ nằm" thôi mà đã "dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn". Nghe đến khúc trữ tình da diết mới biết khi yêu rồi thì em là tất cả, ở nơi nào cũng có bóng dáng, hơi thở của em:

"Ơn em tình những mù lòa

Như con sâu bò qua giấc mùi

Ơn em hồn sớm ngậm ngùi

Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau

Tạ ơn em, tạ ơn em"

Ơn em "tình những mùa lòa": Mù lòa ở đây nghĩa là đắm mê, si cuồng khi tình yêu như là "con sâu nhỏ bò qua giấc mùi". Có lẽ sẽ có người phải chợt mỉm cười thích ý, cảm phục tác giả đã ví cuộc tình như "con sâu nhỏ" bỏ qua giấc mùi say của tình ái.

Kiếp này như yêu quá nhưng vậy vẫn là chưa đủ. Vì thế tác giả còn hẹn có kiếp sau để gặp nhau, để yêu nhau. Tình yêu nhiệm màu, âm nhạc cũng tuyệt vời khi đã truyền tải được hết nỗi lòng của người đang yêu...

Xem thêm: Ca khúc "Như chiếc que diêm" và câu hát tựa "lời tiên tri" về chuyện tình sẽ tan vỡ: "Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối...".

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận