Chuyện ít biết về lý do Phạm Duy phổ nhạc cho thi khúc "Ngậm ngùi" của Huy Cận
Cuối thập niên 1950, Phạm Duy chẳng mặn mà gì với chuyện phổ thơ. Vậy gì lý do gì mà nhạc sĩ Phạm Duy lại chấp nhận đặt bút phổ nhạc cho bài thơ "Ngậm ngùi" của Xuân Diệu?
TÌNH KHÚC "NGẬM NGÙI"
- Tên ca khúc: Ngậm ngùi
- Thơ: Huy Cận
- Phổ nhạc: Xuân Diệu
- Thể loại: Nhạc trữ tình
- Năm ra đời: Cuối thập niên 1950
- Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lệ Thu (trước 1975), Lệ Quyên...
Thi khúc "Ngậm ngùi" của Huy Cận không phải viết về tình yêu đôi lứa
"Ngậm ngùi" là bài thơ được in trong tập Lửa Thiêng (1940) của nhà thơ Huy Cận. Ngay từ khi đọc những vần thơ đầu tiên ai cũng nghĩ đó là bài thơ về tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy.
Thi khúc "Ngậm ngùi" nói về nỗi buồn đau, thương tiếc của Huy Cận khi ra thăm mộ em gái út nhân một lần về quê. Vào năm 1990, Cù Huy Chử - em Cù Huy Cận đã hé lộ câu chuyện này như sau:
"Quê Huy Cận ở Nghệ An, ông bố là một thầy đồ nho hết thời, tất cả trông nhờ vào sự tần tảo lam lũ của người vợ. Ông bố là thầy đồ nên suốt đời chẳng làm ăn gì cả, ăn ở không suốt ngày ngồi gặm cái quạt buồm đến nỗi nó vẹt mòn mất cả cán. Nhà lại đông con, có đến 7 anh chị em.
Huy Cận rất thương cô em gái út. Vì nhà nghèo lại đông con nên ông phải vào Huế giúp việc cho một người bà con để được nuôi ăn học.
Ở nhà, cô út chỉ quanh quẩn bên mẹ. Ngày xưa liên lạc đâu có dễ dàng. Cô út khoảng 10 tuổi thì bị đậu mùa rồi qua đời. Nghỉ hè, Huy Cận về nhà mới biết em gái đã mất.
Ông ra thăm mộ em ở cuối vườn, nơi có trồng mấy cây thông reo. Cỏ mắc cỡ lẫn cỏ dại trùm cả ngôi ngộ".
Đến năm 1991, nhà thơ Huy Cận cũng xác nhận hoàn cảnh sáng tác bài thơ đúng như lời người em trai Huy Chử từng chia sẻ với báo chí. Với tựa đề "Ngậm ngùi", Huy Cận đã vẽ nên cảnh buồn của chiều vắng, nắng cũng "chia nửa bãi" như biết sẻ chia tâm sự buồn bã của người anh khi ra thăm mộ em gái.
Vì sao Phạm Duy chọn phổ nhạc cho thi khúc "Ngậm ngùi" của Huy Cận?
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy từng chia sẻ, ông yêu thơ Huy Cận từ khi chưa bước chân vào thế giới âm nhạc. Trong đầu thập niên 40, trước khi soạn ca khúc đầu tiên trong đời là bài "Cô hái mơ" phổ nhạc Nguyễn Bính, Phạm Duy đã đem những câu thơ của Huy Cận ra phổ nhạc. Ví dụ như: "Đêm mưa làm nhớ không gian... Bèo dạt về đâu hàng nối hàng, mênh mông không một chuyến đò ngang...".
"Có thể nói, sau ca dao, Thơ Mới (nhất là thơ trong cuốn Lửa Thiêng), ngay từ đầu, đã lòa chất liệu nuôi dưỡng con người soạn ca khúc là tôi. Trong loại nhạc tình cảm con người của tôi, nếu có thêm hồn vũ trụ, đó là nhờ ở những bài thơ Huy Cận", nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ.
Mặc dù yêu thơ Huy Cận là vậy nhưng Phạm Duy lại không thành công khi tập tành phổ nhạc với 2 bài thơ "Nhớ hờ" và "Thu rừng" của Huy Cận. Từ ấy trở đi, ông cũng không quá mặn nồng với việc phổ nhạc cho thơ.
Tuy nhiên, gần 20 năm sau, một cơ duyên khác lại mở ra với ông, đó là thời điểm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Khi ấy, ông quen với nữ thi sĩ Lệ Lan vốn là người yêu thơ tiền chiến và bày tỏ mong muốn ông phổ nhạc những bài thơ mà nàng thích như "Chiều" của Xuân Diệu, "Vần thơ sầu rụng" của Lưu Trọng Lư... và "Ngậm ngùi" của Huy Cận.
"Thật tình, lúc đó tôi không đặt tầm quan trọng vào việc phổ thơ nhưng tôi chiều chuộng người bạn gái nên 'hát lên những bài thơ mà nàng thích'. Không ngờ khi những bài thơ này đã trở thành ca khúc và do các ca sĩ có giọng hát tốt (Lệ Thu, Anh Ngọc...) luôn luôn hát trên Đài phát thanh, trong cassette và tại phòng trà thì ai ai cũng thích. Bài thơ Ngậm ngùi của Huy Cận đã là một bài thơ vuốt ve, an ủi cho những người phải sống trong hoàn cảnh bất bình thường rồi, bây giờ lại được hát lên như một bài ru, có tính cách vỗ về, gây một cảm tưởng yên tĩnh, nghỉ ngơi...", Phạm Duy chia sẻ.
Theo một vài tư liệu khác, khi mới được phổ biến, bài "Ngậm ngùi" không gây nhiều chú ý như những tác phẩm khác của Phạm Duy. Đến đầu thập niên 1960, sự xuất hiện của Lệ Thu trong làng nhạc Sài Gòn đã làm sống dậy "Ngậm ngùi". Bà đã đưa ca khúc này trở thành một trong những nhạc phẩm phổ thơ thành công nhất của Phạm Duy.
Đó là thời điểm Lệ Thu trở thành ca sĩ ăn khác tại phòng trà Queen Bee. Đêm nào ca khúc "Ngậm ngùi" cũng được khán giả yêu cầu hát. Trong số những khán giả đó có nhà văn Duyên Anh, sau khi nghe Lệ Thu hát đã viết một bài báo ca ngợi giọng hát trẻ Lệ Thu là "tiếng hát vàng mười", nghĩa là giọng hát quý như vàng, không có sự pha trộn.
Sau Lệ Thu, có rất nhiều ca sĩ khác chọn trình diễn "Ngậm Ngùi". Trong số đó có những giọng ca đã trở thành huyền thoại trong nhiều thế hệ yêu nhạc như: Lệ Thanh, Khánh Ly, Anh Ngọc, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Thái Hiền, Duy Quang, Ý Lan...
"Ngậm ngùi" - Khúc ca bi mỹ, da diết, trầm buồn
Trong ký ức của nhà thơ Huy Cận, quê hương là vùng đất nghèo nhưng êm đềm, ngọt ngào. Đó là nơi sơn thủy hữu tình đã nuôi lớn tâm hồn thi nhân. Để rồi, khi viết "Ngậm ngùi", cảnh sắc và những làn điệu tự tình ở quê nhà hòa vào trong thơ, tự nhiên như hơi thở... Và nhạc sĩ Phạm Duy với tài năng âm nhạc của mình đã không quá khó khăn, thổi những nốt nhạc du dương vào những vần thơ ấy, để làm nên một khúc ca bi mỹ, da diết, trầm buồn:
"Nắng chia nửa bãi, chiều rồi!
Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu
Sợ buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây"
Huy Cận đã nhẹ nhàng đưa vào thơ hình ảnh hoàng hôn ở quê chen lẫn nỗi buồn: "Nắng chia nửa bãi, chiều rồi!". "Bãi" ở đây là gì? Theo lời Huy Cận, bãi ở đây là những bãi cát sỏi ven dòng Ngàn Sâu. Bãi là nơi hò hẹn, sinh hoạt, hát ca, quây quần của xóm làng. Đó là nơi chất chứa bao kỷ niệm ngọt ngào, thân quen. Nhắc đến bãi sông là nhắc đến những vui vẻ, hạnh phúc, sum vầy.
Nhưng bóng chiều đã đổ xuống, đã "chia nửa bãi", chai cắt chẳng còn nguyên vẹn một bãi sông. Hai chữ "chiều rồi!" như dằn xuống, chứa đựng sự hụt hẫng kèm theo tiếng thở dài.
Câu hát đầu tiên mang một nỗi buồn hoang hoải ùa về lòng người. Bóng chiều đang phủ xuống vạt vật, chia đôi bãi sông như báo hiệu một sự rạn vỡ, chia ly? Câu trả lời đã nằm gọi ở câu hát tiếp: "Vườn hoa trinh nữ khép đôi lá rầu".
Hè về thăm nhà mới nghe tin em gái 10 tuổi đã qua đời, người anh trai như vỡ vụn, tan nát cõi lòng. Xung quanh anh tràn ngập sự chia ly. Chia ly tràn khắp không gian, nhuốm sầu lên vạn vật.
Tận mắt nhìn thấy mộ em gái cô quạnh trong vườn hoang, chàng trai lúc này mới ngã gục xuống, sụp đổ trong niềm đau thương tưởng như không thể chống chọi. Nỗi buồn thương, tuyệt vọng lan nhanh, kèn đặc như thể có muôn vàn nhện đang vội vã giăng tơ, phù kín khắp thể xác và tinh thần chàng trai: "Sợi buồn con nhện giăng mau".
Nỗi đau mất em dường như khiến thi sĩ tê liệt cả lý trí và tinh thần. Nhưng thay vì khóc thương, oán trách, sầu bi, chàng trai lại rơi vào ảo giác. Mọi ý thức về không gian và thời gian nhòe đi, không thể phân định. Chàng trai tưởng như đang trở về những ngày xưa cũ, trước khi lên Huế học. Những ngày tháng êm đềm bên cô em gái nhỏ. Những ngày hè oi bức có anh quạt vỗ về em vào giấc ngủ: "Em ơi hãy ngủ... anh hầu quạt đây".
Và hẳn là phải thương yêu em lắm người anh mới có thể viết nên những câu chữ tràn ngập sự nâng niu:
"Lòng anh mở quạt này
Trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mất bờ"
Câu hát "Trăm con chim mộng về bay đầu giường" hẳn là lời hứa của người anh sẽ bảo vệ cho em mỗi khi cơn ác mộng ùa về. Anh hứa dù có "trăm con chim mộng" tìm đến em cũng không phải sợ vì có anh kề bên. Nhưng anh cũng chưa kịp lớn, không thể hát ru cho em bằng những khúc ru ngọt ngào như mẹ, vậy nên anh chỉ có thể: "Ru em sẵn tiếng, thùy dương đôi bờ".
Thùy dương ở đây chính là cây dương liễu hay còn gọi là phi lao. Loài cây này thường được trồng ở vùng ven biển để làm bóng mát, chắn cát, chắn gió. Mỗi lần gió thổi qua rừng dương, những âm thanh phát ra vừa véo von, du dương, vừa phảng phất buồn, nghe như tiếng ru hời da diết của những bà mẹ.
Tiếng du dương thường được các nghệ sĩ đưa vào thơ nhạc bởi âm thanh bí ẩn, lôi cuốn. Nhưng nhà thơ Huy Cận lại ở vùng sơn cước, nào đâu có biển, có cát mà có rừng thùy dương vi vút gió. Có hay chăng chỉ là bãi cát sỏi ven sông và mấy cây thông reo trong vườn gần mộ của cô em gái. Hẳn là thi sĩ đã nghe tiếng thông reo trong gió ngàn mà thi vị hóa thành "tiếng thùy dương".
Không rõ khi phổ nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy có biết về hoàn cảnh ra đời thi khúc "Ngậm ngùi" hay không nhưng ông rất tinh tế khi diễn giải 4 câu thơ của Huy Cận thành một khúc hát dài đến 8 câu, trong đó có 6 câu phía trên được đặt làm đoạn điệp khúc, lặp lại hai lần:
"Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em mộng bình thường
Ngủ đi em mộng bình thường
Ru em sẵn tiếng, thùy dương đôi bờ
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng vẫn bình thường
À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ"
Lời ca càng dài càng da diết, yêu thương càng sâu đậm. Nỗi đau cũng theo đó được nhân lên, cứa vào tim của người thưởng nhạc, truyền đi một nỗi buồn sầu, xót xa vô tận.
Thưởng thức hai câu tiếp theo để thấy sự chuyển đổi của những xúc cảm phức tạp diễn ra trong tâm trí người anh sầu não:
"Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau"
Mê rồi lại tỉnh, chàng trai ngỡ ngàng nhìn thấy "cây dài bóng xế" đổ xuống. Nhưng tỉnh rồi lại đau, chẳng có trưa hè hay đêm muộn êm đềm, sum vầy nào đang đón đợi chàng trai. Anh chàng hoàng trước hiện thực tàn khốc. Anh lẩm bẩm đầy nghi hoặc: "Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau?". Anh cố tìm lý do để phủ nhận thực tại phũ phàng nhưng không thể. Trong cơn tuyệt vọng, anh cố gắng van xin một phép màu:
"Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi"
Em hãy tựa đầu vào anh để anh được nghe lại cảm giác của những ngày xưa, để anh được nghe đầu em nặng trên cánh tay, để anh biết rằng em vẫn còn ở nơi đây... Nhưng chẳng có phép màu nào xảy ra cả. Không gian vẫn chìm trong cảnh thê thiết, u sầu.
Ca khúc được khép lại, nhưng "trái sầu" thì vẫn còn đó, ngàn năm lơ lửng, chưa từng "rụng rơi"...
Xem thêm: "Giết người trong mộng" - ca khúc huyền bí được Phạm Duy phổ nhạc từ ý thơ của Hàn Mặc Tử
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận