Nhạc sĩ Lê Uyên Phương: “Yêu, viết và hát để phục vụ cho tình yêu”

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương nổi lên như một hiện tượng của làng tân nhạc Việt Nam. Với phần giai điệu nồng nàn, khắc khoải, nhạc của Lê Uyên Phương được giới trẻ khi ấy đón nhận và tôn sùng, tạo nên một chỗ đứng độc tôn chỉ thuộc về riêng ông.

Diệu Nguyễn
08:15 06/06/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ LÊ UYÊN PHƯƠNG

  • Tên thật: Lê Minh Lập
  • Nghệ danh: Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập và ca sĩ Lê Uyên (tên thật là Lâm Phúc Anh)
  • Ngày sinh: 02/02/1941 – 22/06/1999
  • Quê quán: Đà Lạt
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
  • Thể loại sáng tác: Tình ca
  • Ca khúc nổi tiếng: “Vũng lầy của chúng ta”, “Cho lần cuối”, “Tình khúc cho em”, “Dạ khúc cho tình nhân”,…
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: ca sĩ Lê Uyên
  • Thời gian hoạt động: 1960 – 1999

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương là ai?

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương tên thật là Lê Minh Lập, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1941 tại Đà Lạt. Đây cũng là mảnh đất ông lớn lên, gắn bỏ phần lớn thời gian cuộc đời khi còn ở Việt Nam. Dù có tên thật là Lập, thế nhưng nhiều người vẫn gọi nhạc sĩ Lê Uyên Phương với cái tên Lộc. Bởi Lê Văn Lộc chính là tên trên giấy tờ mà sau nhiều lần sửa đổi, làm lại giấy tờ đã bị cán bộ hộ tịch viết sai.

Cha của nhạc sĩ Lê Uyên Phương vốn mang họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ của ông là Công Tôn Nữ Phương Nhi, con gái thứ 9 của vua Thành Thái.

Về nghệ danh Lê Uyên Phương theo ông chia sẽ thì ông lấy từ Phương trong tên của mẹ, cùng với chữ Uyên là tên người bạn gái đầu tiên mà ghép thành.

Nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Lê Uyên Phương được viết vào năm 1960 tại Pleiku có tựa là “Buồn đến bao giờ”, nhưng không gây được tiếng vang. Những ca khúc nổi tiếng sau này của ông đều được viết sau thời điểm gặp vợ mình là Lâm Phúc Anh

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen-1
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương - Nhạc sĩ của tình nhân

Năm 1968, Lê Uyên Phương và Lâm Phúc Anh kết hôn tại Đà Lạt, trở thành cặp tình nhân song ca nổi tiếng “Lê Uyên và Phương” với những sáng tác riêng của ông.  Lâm Phúc Anh khi ấy lấy nghệ danh là Lê Uyên.

Vào những năm đầu thập niên 1970, từ Đà Lạt xuống Sài Gòn, gặp song ca “Lê Uyên và Phương” đã đem lại luồng gió mới cho nền âm nhạc miền Nam. Những bản tình ca như “Tình khúc cho em”, “Vũng lầy của chúng ta”, “Lời gọi chân mây”,…với tình yêu nồng nàn nhưng đầy khắc khoải đã nhanh chóng chiếm lĩnh bao tâm hồn trẻ trung.

Năm 1979, hai vợ chồng nhạc sĩ Lê Uyên Phương rời Việt Nam đến định cư tại Mỹ. Tại đây cả hai có với nhau hai cô con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.

Khoảng giữa thập niên 1980, nhạc sĩ Lê Uyên Phương và vợ không còn sống cùng nhau, nhiều người cho rằng họ đã chia tay sau gần 20 năm. Mãi đến năm 1990, nhạc sĩ Lê Uyên Phương mới chính thức xác nhận hôn nhân của cả hai đã tan vỡ.

Đến tháng 6 năm 1999, nhạc sĩ Lê Uyên Phương mất vì bệnh ung thư phổi tại Mỹ.

Đời tư nhạc sĩ Lê Uyên Phương – Cặp tình nhân huyền hoại của làng nhạc Việt

Nhắc đến nhạc sĩ Lê Uyên Phương không thể không nhắc đến mối tình khắc khoải nhưng đầy đam mê, hạnh phúc nhưng vẫn chia lìa của ông với người bạn đời Lâm Phúc Anh (ca sĩ Lê Uyên). Cặp đôi nghệ sĩ, đôi tình nhân, đôi vợ chồng Lê Uyên và Phương là trường hợp đặc biệt, có thể nói là duy nhất của nền tân nhạc Việt Nam.

Như đã nói ở trên, nhạc sĩ Lê Uyên Phương tuy xuất thân từ dòng dõi vua chúa nhưng lại cơ cực và nghèo khó. Trong khi đó, Lâm Phúc Anh (ca sĩ Lê Uyên) lại là tiểu thư trong một gia đình thương nhân gốc Hoa giàu có. Cha bà là người gốc Hải Nam, mẹ là người gốc Triều Châu.

Ca sĩ Lê Uyên sinh ngày 17/07/1952 tại Hà Nội, đến năm 1954 thì theo cha mẹ vào Sài Gòn sinh sống. Gia đình cô sống trong một căn nhà lớn ở khu Chợ Lớn, đây cũng là nơi gia đình gia đình bà lập công ty vận tải.

Cuộc tình định mệnh của nhạc sĩ Lê Uyên Phương và ca sĩ Lê Uyên bắt đầu vào năm 1967. Năm ấy, Lâm Phúc Anh 15 tuổi, được cha mẹ gửi lên Đà Lạt để theo học tại trường Virgo Maria. Đây là ngôi trường Tây chỉ dành cho con nhà giàu có, quý tộc theo học. Tình cờ ngôi nhà mà Lâm Phúc Anh ở lại nằm ngay gần nhà của nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Sau này, ca sĩ Lê Uyên kể lại rằng: “Tôi ở căn nhà số 18, còn anh Phương ở nhà số 22, cách nhau chỉ có một căn. Tôi khi ấy có vô số người theo đuổi, anh Phương cũng chẳng kém khi có vô số cô gái đẹp, toàn là mỹ nhân đẹp nhất Đà Lạt theo. Phần anh, anh không chọn ai vì anh hiểu rõ mình đang mang bệnh tật, lại chẳng có tiền, lỡ chẳng may mất sớm thì làm khổ người ta”.

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen-2
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và vợ là ca sĩ Lê Uyên (Lâm Phúc Anh)

Thế nhưng, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào, cô gái mới lớn Lâm Phúc Anh khi ấy lại trúng tiếng xét ái tình với chàng công tử nhà nghèo ngay từ lần đầu gặp gỡ. “Tiếng sét ái tình bỗng vang lên khi tôi nhìn vào mắt anh, cứ có cảm giác quen thuộc như chúng tôi đã từng biết nhau lâu lắm. Từ trước đến nay chúng tôi chưa bao giờ xao xuyến trước một người nào, nhưng khi nhìn thấy nhau, chúng tôi yêu lại nhau ngay từ lần đầu gặp mặt, đúng là định mệnh!”, ca sĩ Lê Uyên chia sẻ.

Sau lần gặp gỡ đầu tiên đó, Lâm Phúc Anh lại được bạn mời đi xe ca nhạc tại Hội quán Thanh Niên. Tại đây, cô đã ngỡ ngàng khi thấy anh hàng xóm đang kéo violon trên sấu với vẻ say mê và thuần thục. Chính khoảnh khắc ấy đã đánh gục trái tim nàng tiểu thơ đài cát. Nhưng không chỉ Lâm Phúc Anh mà cả chàng thanh niên 26 tuổi Lê Uyên Phương cũng bị rung động bởi cô thiếu nữ xinh đẹp.

Tuy nhiên, hai người yêu nhau chưa bao lâu thì bị bố mẹ Lâm Phúc Anh biết chuyện và ra sức ngăn cản. Cha mẹ cô khi ấy không thể chấp nhận con gái của mình quen với một thầy giáo nghèo trắng tay, lại lớn hơn cô đến 11 tuổi. Sau nhiều lần cấm đoán không thành, cha mẹ đem cô về Sài Gòn giam lỏng. Nhưng tình yêu của cả hai quá nồng đậm, không thể chia cắt được. Cứ mỗi cuối tuần, chàng nhạc sĩ Lê Uyên Phương lại bắt xe đò xuống Sài Gòn thăm người yêu. Và trong khoảng thời gian đau khổ ấy, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã viết ca khúc “Dạ khúc cho tình nhân” để bày tỏ nỗi lòng mình.

Mặc cho cha mẹ ngăn cấm, ca sĩ Lê Uyên khi ấy nhất quyết đi theo tiếng gọi tình yêu. Thậm chí, để có thể cưới được Lê Uyên Phương, bà đã làm những việc có thể xem là dại dột. Thấy con gái quyết liệt, cha mẹ Lê Uyên đành chấp nhận tác thành cho cả hai.

Thế là vào 2/11/1968, họ về chung nhau với nhau và bắt đầu hành trình chung đôi trên sâu khấu. Cũng từ đó cái tên “Lê Uyên và Phương” ra đời.

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen-3
Cặp đôi nghệ sĩ "Lê Uyên và Phương" lừng lẫy một thời

Cụ thể, vào đầu năm 1970, nhà thơ Đỗ Quý Toàn trong một lần từ Sài Gòn lên Đà Lạt để tham gia hội họp với nhóm hướng đạo sinh Đà Lạt đã tình cờ được người quen của nhạc sĩ Lê Uyên Phương và được người này cho nghe một băng nhạc tự thu của ông tại nhà. Bất ngờ trước thứ âm nhạc đặc biệt của chàng nhạc sĩ trẻ Lê Uyên Phương, nhà thơ Đỗ Quý Toàn đã ngỏ ý muốn gặp mặt và tìm cách giúp đỡ cặp đôi nghệ sĩ “Lê Uyên và Phương”.

Thế là trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ngay sau đó, cặp đôi Lê Uyên và Phương từ Đà Lạt xuống Sài Gòn tìm gặp nhà thơ Đỗ Quý Toàn và được ông giới thiệu đến gặp nhà báo Đỗ Ngọc Yến, một người hoạt động tích cực trong các phong trào văn hoá văn nghệ của sinh viên thời ấy. Sau cuộc gặp gỡ này, cặp đôi Lê Uyên và Phương đã được sắp xếp biểu diễn trong chương trình văn nghệ sinh viên được tổ chức tại Trường Quốc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Cũng chính từ lần biểu diễn này, cái tên “Lê Uyên và Phương” chính thức ra mắt làng nhạc Sài Gòn.

Khi được nhóm phóng viên hỏi ai là Lê Uyên Phương, do lúc này Lê Uyên mới đi hát, chưa có nghệ danh nhưng cô lại không muốn dùng tên thật nên chồng cô – nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã khéo léo trả lời thay rằng: “Đây là Lê Uyên. Còn tôi là Phương”.

Trong vòng 19 ngày có mặt tại Sài Gòn, cái tên “Lê Uyên và Phương” đã tạo nên một làn sóng mới, thành công vang dội.

Sau thành công đó, cặp đôi nghệ sĩ Lê uyên và Phương liên tiếp nhận lời mời biểu diễn và ký hợp đồng với 5 phòng trà khác nhau ở Sài Gòn, với mức thù lao cao chất ngất ngưỡng.

Năm 1979, cặp đôi Lê Uyên và Phương di cư đến Mỹ, tại đây cả hai tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc hải ngoại. Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Lê Uyên Phương cũng sáng tác thêm nhiều ca khúc khác.

Tuy nhiên vào giữ thập niên 1980, từ những lần trả lời phỏng vấn và cả những lời tâm sự trên sân khấu của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, mọi người đoán rằng mối tình của họ đã tan vỡ sau gần 20 năm chung sống.

Vào năm 1990, trong một đêm diễn ở phòng trà Phương Đông, nhạc sĩ Lê Phương Uyên đã chia sẻ: “Kính thưa quý vị. Không biết cái điều sau đây là sự tình cờ, là định mệnh hay là sự thấu thị trong nghệ thuật, mà những điều chúng tôi viết cách đây 20 năm trong những bài tình ca, thì 20 năm sau những sự kiện đó lại xảy ra y như thật…”

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen-4
"Lê Uyên và Phương" vẫn mãi là câu chuyện tình đẹp trong làng nhạc Việt

Thế nhưng, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí trong nước, chính ca sĩ Lê Uyên đã khẳng định tình cảm giữ hai người chưa bao giờ tan vỡ, họ luôn một lòng một dạ yêu thương nhau cho tới giây phút cuối cùng.

Thế nhưng, với những khán thính giả yêu quý cặp đôi, dựa trên những lời đồn đoán và cả những tâm sự của nhạc sĩ Lê Uyên Phương thì mọi người ngầm hiểu rằng, mối quan hệ của cả hai đã chuyển từ tình yêu thành tình bạn và trên cả chính là tình thân. Đó là thứ tình cảm quý giá và hiếm hoi giữa những người từng yêu nhau như lời nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã từng chia sẻ trong một lần trả lời phỏng vấn vào năm 1998 trước khi ông qua đời một năm: “Không có ai thân với bà như tôi với bà ấy hết. Bà ấy cũng không coi ai thân trong đời bà ấy như đối với tôi”.

Cứ thế, nhắc đến âm nhạc của họ, nếu chỉ nhắc đến riêng một người thì sẽ như thể cắt đôi cái lên Lê Uyên Phương ra để nói. Thế nhưng, một nửa sự thật không bao giờ là sự thật và một nửa Lê Uyên hoặc Phương lại chẳng thể tạo thành một “Lê Uyên và Phương” đi vào huyền thoại.

Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương và cơ duyên đến với âm nhạc

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương có sáng tác đầu tay vào năm 1960 tại Pleiku với tựa “Buồn đến bao giờ”, khi đó ông 19 tuổi. Thế nhưng, cho đến 10 năm sau, tứ là cuối thập niên 1960, cái Lê Uyên Phương vẫn là một cái tên xa lạ, vô danh trong làng nhạc Việt. Dù khi ấy, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã có rất nhiều ca khúc sáng tác cho “Lê Uyên và Phương”, mà sau này những tình khúc ấy đều trở thành bất hủ như: “Dạ khú cho tình nhân”, “Lời gọi chân mây”, “Vũng lầy của chúng ta”, “Tình khúc cho em”, “Cho lần cuối”,…

Mãi đến khi có cơ hội biểu hiễn cho sinh viên các trường Văn Khoa, Sư Phạm,… trong 19 ngày ở Sài Gòn thì âm nhạc Lê Uyên Phương mới bắt đầu được biết đến và bùng nổ. Khi ấy, thứ âm nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương như một mồi lửa bén, khá lạ và đầy mới mẻ, đốt cháy khắp các sân khấu âm nhạc ở Sài Gòn, tạo rung động mạnh mẽ đối với công chúng yêu nhạc và cả giới văn nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết về âm nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương nhau sau: “Thời ấy, giữa không khí ngột ngạt của chiến tranh, Trịnh Công Sơn tìm đến những ca khúc phản chiến, còn Lê Uyên Phương lại thốt lên tiếng nói tuyệt vọng của một thế hệ thanh xuân trong trẻo. Họ muốn được sống để yêu đương trong thanh bình thì lại bế tắc trước hoàn cảnh thực tại. Họ vùi sâu vào tình yêu để tìm quên.

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen-5
Lê Uyên Phương đã đem một luồng gió mới cho tân nhạc Việt Nam

Họ công khai mong manh, công khai tàn lụi. Nhạc sĩ Lê Uyên Phương chắc đã là một tín đồ của chủ nghĩa hiện sinh nên đã thốt lên tiếng kêu than của thế hệ thanh niên ấy bằng một thứ âm nhạc trẻ trung, nhuốm mùi nhục cảm. Những giai điệu ấy đã được Phương và vợ là ca sĩ Lê Uyên – một giọng nữ cũng đầy nhục cảm hát giữa thanh niên, sinh viên Sài Gòn. Và họ được đón nhận một cách nồng nhiệt”.

Và chính nhạc sĩ Phạm Duy cũng không ngần ngại thừa nhận, bản thân ông ít nhiều đã bị thu hút và ảnh hưởng bởi thứ âm nhạc đặc biệt đầy nhục tính của chàng nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Và điều đó được thể hiện rõ nét qua bài “Cỏ hồng” của ông.

Năm 1970, tiếp nối những thành công trên sâu khấu, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã phát hành 2 tập nhạc là “Khi loài thú xa nhau” và “Yêu nhau khi còn thơ” với lời giới thiệu đầy cảm xúc của nhạc sĩ Cung Tiến: “Chỉ một lần nghe, ta cũng có thể cảm thấy ngay đó là những khúc ca được sáng tác với cảm hứng âm nhạc đích thực, nhưng đó lại là một cảm giác không làm dáng và cũng không làm ra quá đáng, mà độ lượng, như là cố ý cầm lại vừa với tầm ngậm ngùi, ngao ngán của kiếp sống…”.

"Hãy ngồi xuống đây. Như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng. Dưới nắng ban mai, phô thân trần truồng, kiếp sống hoang sơ…" – Lời bài hát “Hãy ngồi xuống đây” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Cứ thế, âm nhạc của Lê Uyên Phương đã khắc tạc lại những tâm tư, trắc ẩn của người Sài Gòn một thời xa, một thời ngột ngạt.

Kho tàng âm nhạc và những nhạc phẩm đặc sắc nhất của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương là một trong những tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam trước năm 1975. Sau chặng đường dài cống hiến hết mình cho nghệ thuật, vị nhạc sĩ tài hoa đã để lại một kho tàng lớn những tình khúc bất hủ có thể kể đến như: Bài ca hạnh ngộ, Bên đồi lau xanh (thơ Thái Tú Hạp), Bên Hồ Than Thở, Bông hồng cho người ngã ngựa (thơ Nguyễn Hoàng Đoan), Buồn đến bao giờ, Chiều phi trường, Cho lần cuối, Có được cuộc đời, Còn nắng trên đồi, Dạ khúc cho tình nhân, Đá xanh, Đêm chợ phiên mùa đông, Loài hươu đa cảm (thơ Dã Dương), Lời gọi chân mây, Mắt biếc xanh và ngực tôi (thơ Huy Tưởng), Một dạ hội buồn, Một ngày vui mùa đông, Nàng đã bỏ quên, Nàng đã đến với tôi, Ngồi lại trên đồi, Người đã cho người, Nỗi buồn dâng hiến, Uống nước bên bờ suối, Vũng lầy của chúng ta, Yêu nhau trong phận người, Trình diễn trên sân khấu,…

Từ năm 1960 – 1969 nhạc sĩ Lê Uyên Phương còn cho ra đời 2 album nhạc lần lượt là: “Yêu nhau khi còn thờ” và “Khi loài thú xa nhau”.

Từ năm 1970 – 1973: Phát hành 2 tập nhạc gồm: “Uyên ương trong lồng” và “Bầu trời vẫn còn xanh”.

Và năm 1985 – 1988: Cho ấn hành tập nhạc mang tựa “Trái tim kẻ lạ”.

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen-6
Những bản tình ca bất hủ của nhạc sĩ Lê Uyên Phương sẽ mãi sống cùng năm tháng

Nhắc đến nhạc sĩ Lê Uyên Phương, khán giả sẽ nhắc ngay đến những ca khúc tiêu biểu là: “Vũng lầy của chúng ta”, “Cho lần cuối”, “Tình khúc cho em”, “Dạ khúc cho tình nhân”.

Trong đó, “Dạ khúc cho tình nhân” là bài hát nổi tiếng nhất. “Tình nhân đã xa xôi/  Ðời ngăn cách nhau hoài/ Một lần thôi đã không thôi/  Yêu nhau trong lo âu/ Biết bao lần tha thiết nhớ mong...” – Bài hát này được Lê Uyên Phương sáng tác để bày tỏ sự yêu thương, niềm nhớ nhung quyến luyến với người mình yêu. Bài hát này ra đời vào năm 1968, khi ông còn ở Đà Lạt, còn người yêu của ông – ca sĩ Lê Uyên đang bị gia đình giam lỏng ở Sài Gòn.

Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương là một hiện tượng của nền tân nhạc miền Nam, nổi lên vào khoảng cuối thập niên 60. Vào thời đấy, nền âm nhạc vô cùng đa dạng và nhiều màu sắc, thế nhưng đối với những người yêu nhạc, đặc biệt là giới trẻ - âm nhạc của Lê Uyên Phương vẫn là một dòng nhạc rất riêng, không thể lẫn lộn với bất kỳ nhạc sĩ nào. Đó là một loại nhạc của sự cuồng mê, của tình yêu, rất nồng nàn nhưng cũng đầy khắc khoải vì những lo âu trước thời cuộc. Với những tình khúc bất hủ của mình, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã để lại một đóng góp nghệ thuật rất riêng cho dân tộc trong lịch sử nghệ thuật hiện đại.

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen=7
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương là một hiện tượng của nền tân nhạc miền Nam

Đã 60 năm trôi qua kể từ ngày những sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương bắt đầu đi vào hồn người. Trải qua dòng chảy của thời gian, nghệ thuật của Lê Uyên Phương vẫn mang tính đương đại. Với nhạc thuật cao cấp tân kỳ, cùng với phần ca từ đơn giản nhưng sâu sắc, dòng nhạc Lê Uyên Phương là tiếng vọng bất tử của tân nhạc. Đến tận ngày nay, những người yêu nhạc vẫn tìm thấy, vẫn tiếp tục khám phá thêm những gì mới lạ còn vấn vương, còn ẩn giấu xâu xa ở tận đáy hồn của nhạc sĩ như những lời nhắn gửi từ cõi sống tâm linh của con người.

Đánh giá về âm nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương – “Yêu, viết và hát để phục vụ cho tình yêu”

Có người từng nhận xét rằng, âm nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương kể cả viết về tình yêu thì cũng mang hơi thở lành lạnh của Đà Lạt, xen lẫn trong đó là cả vị cay cay của khói thuốc và cả những va chạm trần trụi mang đầy giới tính bản năng của loài người. Vì thế, tình ca của nhạc sĩ Lê Uyên Phương không ủy mị, trừu tượng và không mang vẻ đẹp của thiên tình sử trong đêm trăng, lại càng cũng không cao sang vời vợi. Ca từ trong nhạc của ông vô cùng trần trụi, nóng bỏng nhưng vẫn rất mềm mại, ngọt ngào.

Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh khi nói về nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương cũng cảm thán rằng: “Nghe nhạc Lê Uyên Phương, trái tim ta cứ trẻ hoài, trẻ mãi. Khi tuổi đã lớn, ngẫm nghĩ từ ca từ, lắng nghe từng nốt nhạc, ta vẫn tìm thấy nhiều điều kỳ thú, mới lạ trong nhạc của ông”.

Nhac-si-Le-Uyen-Phuong-la-ai-va-chuyen-tinh-dac-biet-voi-ca-si-Le-Uyen-8
Nghe nhạc Lê Uyên Phương, trái tim trẻ hoài, trẻ mãi

Trong một bài cảm nhận về ca từ trong nhạc Lê Uyên Phương, tác giả Hiệp Dương viết rằng: “Khác với quan niệm thường gặp về nhạc Lê Uyên Phương là mọi người cho rằng nhạc của ông có vẻ man dại, thậm chí có nhiều “dục tính”. Nhưng tôi thấy, nhạc của ông vẫn có nhiều bài thật thanh khiết, cao sang, thật đẹp như “Mình ngồi ngắm mây trời, tuổi hồng đã xa vời”, hay “Vì đâu mê say phồn hoa, như áo gấm sáng lóng lánh”,…”.

Nhìn nhận lại chặng đường sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, những tín đồ âm nhạc có thể nhận thấy rõ những ca khúc của ông không đi sâu vào những chiêm nghiệm hay triết lý về tình yêu, thân phận mà của con người, lại càng không dính dáng gì đến chính trị. Đơn giản, nó chỉ nói về tình yêu, một thứ tình dành cho tình nhân trong lòng: Lãng mạn và cuồng mê. Nhạc sĩ Lê Uyên Phương sống một đời trọn vẹn với yêu, viết và hát để phục vụ cho tình yêu.

Những câu nói hay của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

“Muốn khám phá những ẩn dụ của đời sống phải biết vượt trên sự tầm thường. Cái tầm thường là cái lập lại, bắt chước, đua đòi. Chính nó giết chết sự sáng tạo của con người” – Nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

“Đôi môi nóng bỏng của âm nhạc đã hôn lên con tim tôi trong những ngày thơ ấu ở vùng đất kỳ diệu xa xôi đó, quả thật nó đã như con dấu in đậm nét trên định mệnh tôi. Tôi biết rằng tôi đã thuộc về một nơi nào đó rất chênh vênh giữa lý trí của con người, linh hồn của Thượng Đế và hơi thở  của  tình yêu” – Nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Tổng hợp

Xem thêm: Nhạc sĩ Lam Phương: Người nhạc sĩ tài hoa viết lên những nốt sầu sâu lắng

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận