Nhạc sĩ Khúc Lan: Sau những chới với đã mạnh mẽ "tỏa hương" trở thành hiện tượng của làng nhạc hải ngoại thập niên 80
Nhạc sĩ Khúc Lan - nữ nhạc sĩ xinh đẹp của làng nhạc hải ngoại được khán thính giả yêu thích qua những ca khúc nhạc ngoại lời Việt như “Chiếc lá mùa đông”, “Tàn tro”, “Tình nồng”,...
HỒ SƠ NHẠC SĨ KHÚC LAN
- Nghệ danh: Khúc Lan
- Quê quán: Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Ca sĩ
- Thể loại sáng tác: Nhạc đấu tranh, Nhạc ngoại lời Việt
- Ca khúc nổi tiếng: Chiếc lá mùa đông, Dĩ vãng nhạt nhòa, Hãy đến bên em, Hoa nào anh quê, Kỷ niệm nào vội tan,
- Ca sĩ trình bày thành công nhất: Tô Chấn Phong, Ngọc Lan, Don Hồ, Thanh Hà, Tú Quyên,...
- Thời gian hoạt động: 1975 đến nay
Nhạc sĩ Khúc Lan là ai?
Nhắc đến nữ nhạc sĩ Khúc Lan, người yêu nhạc sẽ thường nhớ ngay đến những bài nhạc ngoại lời Việt rất được yêu thích trong giai đoạn thập niên 1980 và 1990.
Không có thông tin chi tiết nào về tên thật cũng như ngày sinh của nhạc sĩ Khúc Lan. Mọi người chỉ biết, Khúc Lan là em ruột của nhạc sĩ Phượng Vũ – Tác giả của bài nhạc lính nổi tiếng “Áo nhà binh” được a sĩ Duy Khánh hát trước năm 1975. Theo lời kể của nhạc sĩ Phượng Vũ thì cha mẹ ông cưới nhau 3 năm nhưng không có con, bà nội thấy vậy sốt ruột cưới thêm cho cha ông một nàng dâu nhỏ. Người vợ thứ 2 này sinh được 2 người con, rồi đến 8 năm sau người vợ đầu là mẹ ông mới sinh ra ông và em gái là nhạc sĩ Khúc Lan.
Nhạc sĩ Khúc Lan sinh ra ở làng Tân Lập Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Thuở sinh viên, Khúc Lan sang Nhật du học đem theo những mộng mơ và lãng mạn của người thiếu nữ. Nhưng rồi biến cố 1975 xảy ra, đưa đẩy cô thiếu nữ Khúc Lan sang Pháp, kể từ đó cô bắt đầu sống với một thân phận lưu vong. Tại đây, nhạc sĩ Khúc Lan đã viết những bài nhạc chiến đấu và cống hiến tài năng của mình cho Tổng hội sinh viên Việt Nam lưu vong ở Paris.
Sau nhiều biến cố xảy ra, nhạc sĩ Khúc Lan dần thay đổi suy nghĩ và tư duy âm nhạc của mình, cô nhận ra rằng nhạc đấu tranh chỉ phục vụ một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Vì thế, năm 1983 nhạc sĩ Khúc Lan quyết định sang Mỹ định cư rồi chuyển hướng sáng tác của mình qua những bài nhạc ngoại lời Việt. Và lối rẽ mới này đã đưa tên tuổi nhạc sĩ Khúc Lan lên một tầm cao mới, trở thành “hiện tượng” của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980.
Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Khúc Lan và cơ quyên đến với âm nhạc
Nhạc sĩ Khúc Lan: Dòng nhạc đấu tranh đầy chới với
Sau biến cố năm 1975, nhạc sĩ Khúc Lan từ cô sinh hồn nhiên, mơ mộng tại Nhật trở thành người mang phận lưu vong ở Pháp. Chính những tâm trạng dằn xé đó đã thôi thúc nhạc sĩ Khúc Lan viết những ca khúc chiến đấu.
Nhà văn Duyên Anh, trong một bài viết về nhạc sĩ Khúc Lan đã so sánh việc Khúc Lan viết và hát nhạc đấu tranh cũng giống như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết và hát nhạc phản chiến vậy. Nhưng cả hai khác nhau ở một điểm đó là: Trịnh Công Sơn đã khấy động Sài Gòn trước năm 1975, còn nữ nhạc sĩ Khúc Lan chỉ khẽ động ở Paris sau năm 1975.
Cụ thể, nhà văn Duyên Anh viết: “Trịnh Công Sơn hát nhạc Trịnh Công Sơn, áp phích viết bằng tay, dán lấp cẩu thả lên vài bức tường ở gần nơi Trịnh Công Sơn xuất hiện, Vậy mà hàng ngàn thính giả tuổi trẻ náo nức tới chiêm ngưỡng Trịnh Công Sơn và nghe Trịnh Công Sơn hát nhạc của chàng.
Ở Paris, nghệ thuật lại âm thầm tuyệt vọng, im lặng như tờ. Khúc Lan hát nhạc Khúc Lan, quảng cáo trịnh trọng trên báo chí, áp phích được in màu đàng hoàng dán gần nơi Khúc Lan xuất hiện. Nhưng chỉ có 100 đến 300 thính giả tuổi trẻ náo nức tới chiêm ngưỡng Khúc Lan và nghe Khúc Lan hát nhạc của nàng mà thôi.
Paris, chỉ là vùng tạm trú của nghệ thuật Việt Nam. Còn Saigon mới là vùng vĩnh cửu, vùng linh thiêng, vùng đãi ngộ nghệ thuật Việt Nam. Người truyền đạt âm nhạc, hàng triệu thính giả sung sướng lắng nghe. Người soạn ca khúc, hàng triệu thính giả cảm phục biết đến. Đem Paris tạm bợ so với Saigon vĩnh cửu, thấy tận lòng mình xót xa”.
Sau một thời gian tận hiến cho dòng nhạc đấu tranh, nhạc sĩ Khúc Lan nhận ra rằng dòng nhạc này chỉ phục vụ cho một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, rồi nó sẽ chết đi mà chắng ai thèm ngó ngàng, thương xót. Bởi duy cho cùng, âm nhạc chính là dùng âm thanh để diễn tả niềm vui, nổi buồn của con người chứ đâu phải để diễn tả những cảnh thù hằn nhau. Từ đó, nhạc sĩ Khúc Lan dừng hẳn việc viết dòng nhạc này và chuyển sang một rối lẽ mới, thông minh và rực sáng hơn.
Nhạc sĩ Khúc Lan: “Tỏa hương” với nhạc ngoại lời Việt
Sau khi định hướng lại con đường âm nhạc bản thân theo đuổi, năm 1983 nhạc sĩ Khúc Lan quyết định sang Mỹ định cư. Tại đây bà đã cho ra đời những bài nhạc ngoại lời Việt nức lòng công chúng yêu nhạc.
Những bài nhạc Pháp, nhạc Hoa, nhạc Nhật được nhạc sĩ Khúc Lan viết lời Việt đã thổi một làn gió mới, làm phong phú thêm làng nhạc Việt đang cũ kỹ vì thiếu ca khú mới, thiếu đất diễn cho thế hệ những ca sĩ trưởng thành ở hải ngoại.
Và cứ thế, những ca khúc như: Tình nồng, Một thuở yêu người, Dĩ vãng nhạt nhòa, Chiếc lá mùa đông…đã đưa tên tuổi nữ nhạc sĩ Khúc Lan bay cao, bay xa, làm mưa làm gió tại thị trường nhạc hải ngoại thập niên 1980 và 1990.
Kho tàng âm nhạc và những nhạc phẩm đặc sắc của nhạc sĩ Khúc Lan
Sau nhiều năm sáng tác, gia tài âm nhạc của nhạc sĩ Khúc Lan lên đến hàng trăm bài, trong đó nổi tiếng nhất là những ca khúc nhạc ngoại lời Việt như: Chiếc lá mùa đông, Dĩ vãng nhạt nhòa, Hãy đến bên em, Hoa nào anh quê, Kỷ niệm nào vội tan, Môi tím, Mong manh cuộc tình, Một mình trong chiều vắng, Một thuở yêu người, Những lời dối gian, Tàn tro, Tình nhạt phai, Sa mạc tình yêu, Tình anh ngọn nến, Tình buồn đêm mưa,…
Trong đó, những ca khúc như “Tình nồng”, “Một thuở yêu người”, “Dĩ vãng nhạt nhòa”, “Chiếc lá mùa đông”…của nhạc sĩ Khúc Lan đã làm nên tên tuổi của nam ca sĩ Tô Chấn Phong. Không chỉ vậy, thế hệ ca sĩ như Ngọc Lan, Don Hồ, Thanh Hà, Tú Quyên, Ngọc Hương…cũng thông qua những ca khúc quốc tế do Khúc Lan chuyển lời Việt, đưa tên tuổi của mình làm mưa làm gió tại thị trường âm nhạc hải ngoại.
Không chỉ riêng thị trường hải ngoại, một số bài hát của nhạc sĩ Khúc Lan cũng được đón nhận nhiệt tình bởi khán giả trong nước, được các ca sĩ trẻ vô cùng yêu thích hát lại như: “Tàn tro”, “Dĩ vãng nhạt nhòa” của Nathan Lee; “Những lời dối gian” của Thanh Thảo; “Tình em ngọn nến” của Mỹ Tâm,…
Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Khúc Lan
Bên cạnh sự trường tồn của những ca khúc nhạc xưa có giá trị lớn, thì một dòng chảy âm nhạc khác mang tên – Nhạc ngoại lời Việt cũng có sức bền không kém. Cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân, nhạc sĩ Khúc Lan trở thành 2 trong số những nhạc sĩ soạn lời Việt cho nhạc ngoại hay nhất và nhiều nhất.
Hiện tại, những bài nhát nhạc ngoại lời Việt của nhạc sĩ Khúc Lan đã có tuổi đời hàng chục năm. Trải qua dòng chảy của thời gian, những ca khúc ấy vẫn gắn bó với các thế hệ người nghe và được rất nhiều ca sĩ yêu thích hát lại, đặc biệt là tại các chương trình âm nhạc nổi tiếng trong nước.
Đánh giá về âm nhạc của nhạc sĩ Khúc Lan
Trong số những nhạc sĩ nổi tiếng chuyên viết lời Việt cho những ca khúc ngoại quốc như Nhật Ngân, Lữ Liên, Chu Minh Ký,… thì nhạc do nhạc sĩ Khúc Lan viết lời có một nét đặc trưng nhất định đó chính là sự nữ tính trong bài hát. Có lẽ sự khác biệt này đến từ sự hiếm hoi của gương mặt nữ trong giới nhạc sĩ Việt Nam. Khi lắng nghe những ca khúc của Khúc Lan, người yêu nhạc thường thấy được sự tha thiết, lãng mạn và đầy xúc cảm được nữ nhạc sĩ tài hoa gửi gắm vào.
Tổng hợp
Xem thêm: Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ "người tiên phong" đến "cây đại thụ" của dòng nhạc vàng Việt Nam
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận