Nhạc sĩ Hoàng Dương: Người nghệ sĩ tài hoa một lòng hướng về Hà Nội

Nhạc sĩ Hoàng Dương là “cha đẻ” của ca khúc nổi tiếng “Hướng về Hà Nội”, tuy không sáng tác nhiều, nhưng những đóng góp ông để lại cho nền nghệ thuật nước nhà là rất lớn và sống mãi trong người những người yêu nhạc.

Diệu Nguyễn
08:00 27/06/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Nguồn: Internet

HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG DƯƠNG

  • Tên khai sinh: Ngô Hoàng Dương
  • Nghệ danh: Hoàng Dương
  • Ngày sinh: 1933 - 2017
  • Quê quán: Từ Liêm, Hà Nội
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Giảng viên, Nghệ sĩ biểu diễn
  • Ca khúc nổi tiếng: Hướng về Hà Nội, Tiếc thu,…
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Khánh Hà, Hồng Nhung, Lan Anh,…

Nhạc sĩ Hoàng Dương là ai?

Nhạc sĩ Hoàng Dương tên thật là Ngô Hoàng Dương, sinh năm 1933 tại Từ Liêm, Hà Nội. Cha ông là danh nhân văn hóa, nhà văn, nhà báo – Trúc Khê Ngô Văn Triện. Chính vì thế, mà ngay từ khi còn nhỏ, nhạc sĩ Hoàng Dương đã có cơ hội tiếp xúc với sách báo văn nghệ và những bậc cha chú trong làng thơ ca như Tả Đà, Lưu Trọng Lư, Nguyễn BÍnh,… Những người này thường đến vườn nhà Trúc Khê ngâm ngợi thơ ca, ngắm trăng và thưởng rượu.

Thừa hưởng tính cách nghệ thuật, lãng mạn từ cha nên Hoàng Dương từ khi còn là một cậu thanh niên đã bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc. Ban đầu, ông theo học guitar, nhưng dần dần ông nhận thấy sự đam mê mãnh liệt với cello, rồi chuyển sang tìm tòi, chơi cello và trở thành một nghệ sĩ cello tài giỏi. Sau này, nhạc sĩ Hoàng Dương còn là người có công rất lớn trong việc xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây tại nhạc viện Hà Nội.

nhac-si-hoang-duong-la-ai-va-nguoi-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi (2)
Nhạc sĩ Hoàng Dương được phong hàm Phó Giáo sư và là Nhà giáo Nhân dân.

Ngoài vai trò là nghệ sĩ trình diễn, giảng viên, ông còn được công chúng biết đến với vai trò nhạc sĩ. Các nhạc phẩm của ông, ngoài những tác phẩm thính phòng, còn được biết đến với các trữ tình như “Chiều cuối năm”, “Tiếc thu”, “Ôi giấc mơ xưa”,… Trong đổi nổi tiếng nhất là “Hướng về Hà Nội”.

Nhạc sĩ Hoàng Dương qua đời ngày 30 tháng 1 năm 2017 (tức ngày 3 Tết Đinh Dậu) tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi.

Âm nhạc Hoàng Dương: Một lòng hướng về Hà Nội

Không như những nhạc sĩ cùng thời, Hoàng Dương không sáng tác quá nhiều ca khúc trong chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình. Nhạc do ông sáng tác có thể chia thành 2 dạng chính là nhạc thính phòng và nhạc trữ tình.

Nhạc thính phòng (khí nhạc) gồm các nhạc phẩm nổi tiếng như: “Bài ca chung thủy”, “Hát ru”, “Sonatine”, “Bài ca Hạ Long”, “Bài ca không lời”, “Mơ về trái núi Thiên Thai”, “Tây Nguyên tươi đẹp”, bản Concerto số 1 viết cho violoncelle và dàn nhạc…

Nhạc trữ tình do nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác gồm các ca khúc có thể kể tên như: “Hướng về Hà Nội”, “Chiều cuối năm”, “Tiếc thu”, “Ôi giấc mơ xưa”, “Như sóng trùng dương”, “Tình ca”, “Nhạc sầu tương tư” (Viết lời cho Hoàng Trọng), “Tiếng mưa rơi” (Viết lời cho Hoàng Trọng),…

nhac-si-hoang-duong-la-ai-va-nguoi-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi (5)
Ngoài vai trò nhạc sĩ, Hoàng Dương còn là nghệ sĩ trình diễn Cello

Không phải người làm nhạc khí nào cũng viết ca khúc, nhưng nếu đã viết bài hát ấy nhất định khác với những nhạc sĩ chỉ sáng tác. Nhạc sĩ Hoàng Dương tuy sáng tác không nhiều, nhưng những nhạc phẩm ông viết ra đều khiến người hâm mộ say mê, thích thú. Điều đặc biệt là ở cả thanh nhạc và khí nhạc của nhạc sĩ Hoàng Dương đều gợi lên phong thái, cốt cách Hà Nội. Nhờ có kiến thức chuyên môn bài bảng, cộng với tình cảm sâu nặng với quê hương đặc biệt là Hà Nội mà nhạc sĩ Hoàng Dương đã viết lên nhiều nhạc phẩm có tính nghệ thuật cao và giàu cảm xúc đến thế. “Thật khó để biết khi nào mình có thể trả đủ những ân tình cho mảnh đất quê hương này. Còn sức khỏe tôi còn viết về Hà Nội”, nhạc sĩ Hoàng Dương tâm sự.

nhac-si-hoang-duong-la-ai-va-nguoi-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi (1)
Ca khúc "Hướng về Hà Nội" của nhạc sĩ Hoàng Dương

Trong số những nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoàng Dương, ca khúc “Hướng về Hà Nội” là nổi tiếng nhất, được đánh giá là một kiệt tác về thành nhạc. Một bài hát có sự kết hợp nhuần bị của tính trữ tình, của tình cảm hướng về quê hương, với khúc thức, bố cục chuyên nghiệp, chặt chẽ của cả thanh nhạc và khí nhạc.

“Hà Nội ơi hướng về thành phố xa xôi

Ánh đèn giăng mắc muôn nơi

Áo màu tung gió chơi vơi

Hà Nội ơi phố phường giãi ánh trăng mơ

Liễu mềm nhủ gió ngây thơ

Thấu chăng lòng khách bơ vơ…”

Nhạc sĩ Hoàng Dương từng kể lại rằng, “Hướng về Hà Nội” được ông viết rất nhanh, chỉ trong một đêm khi cảm xúc hoài nhớ cuộc trào trong lòng vào năm 1953. Xuyên suốt bài hát, tiếng gọi “Hà Nội ơi!” được cất lên trìu mến, thân thương, mang đầy tâm sự của người lữ khách “bơ vơ” lưu lạc nhớ về quê cha đất mẹ. Những lời ca xao xuyến, thấu tận tâm can cứ thế chạm vào tâm tư của hàng hàng lớp lớp những người con xa Hà Nội. Chính vì thế mà suốt bao năm qua, ca khúc này vẫn luôn nằm sâu trong trái tim của những người yêu nhạc. Và chỉ với một ca khúc này thôi, nhạc sĩ Hoàng Dương đã có một vị thế không thể thay thế trong làng nhạc Việt Nam.

Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Hoàng Dương

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Dương là hội viên của Hội nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc Hà Nội, là Phó Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, công tác nhiều năm tại Nhạc viện Hà Nội. Ngoài ra, ông còn là nghệ sĩ biểu diễn và là nhạc sĩ có tên tuổi trong làng âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Hoàng Dương cũng là người có công đầu trong việc xây dựng bộ môn đàn Violoncelle hơn 40 năm, kể từ ngày đầu của trường Âm nhạc Việt Nam, góp phần đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn violoncelle.

nhac-si-hoang-duong-la-ai-va-nguoi-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi (3)
Nhạc sĩ Hoàng Dương cũng là người có công đầu trong việc xây dựng bộ môn đàn Violoncelle hơn 40 năm

Nhiều tác phẩm của do nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác đã được sử dụng trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam, biểu diễn trên làn sóng trong và ngoài nước.

Ngoài ra, nhạc sĩ Hoàng Dương còn là tác giả của cuốn “Âm nhạc giao hưởng phương Tây”, bộ sách 19 tập “Ca khúc Hà Nội thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21” và cũng là tác giả được trao giải nhất giải thưởng âm nhạc năm 2010 với bộ Bách khoa thư Hà Nội.

Một số nhận xét về con người và âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Dương

NSND Quang Thọ từng nhận xét về nhạc sĩ Hoàng Dương như sau: “Ấn tượng của tôi về nhạc sĩ Hoàng Dương đó là một người uyên bác, đọc rất nhiều và có sự hiểu sâu về không chỉ âm nhạc của Việt Nam mà còn của thế giới. Nhạc sĩ Hoàng Dương ra đi không phải đột ngột, nhưng đó là tổn thất lớn đối với giới âm nhạc và những người thân yêu. Hoàng Dương là một nghệ sĩ đa năng, không chỉ sáng tác ca khúc, mà còn sáng tác khí nhạc, giảng dạy và cũng rất nổi tiếng về biểu diễn cello”.

nhac-si-hoang-duong-la-ai-va-nguoi-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi (4)
Nhạc sĩ Hoàng Dương và vợ

Ca sĩ Tùng Dương cũng bày tỏ lòng mình trước sự ra đi của nhạc sĩ Hoàng Dương: “Đối với Tùng Dương, nhạc sĩ Hoàng Dương thực sự là tấm gương khuyến khích lớp trẻ về việc kiên trì rèn luyện chuyên môn, kiến thức và tư tưởng để đưa ra những sáng tạo thực thụ chứ không phải ăn may rồi sớm tự phụ với thành công bề nổi”.

Nhạc sĩ Doãn Nho khi nói về nhạc sĩ Hoàng Dương cũng không ngớt lời khen ngợi: “Tôi và Hoàng Dương là bạn, cũng là đồng hương, đồng nghiệp. Anh rất có tài, nhất là về sáng tác khí nhạc. Đã có lần tôi phát biểu, sáng tác của người nhạc sĩ thể hiện qua khí nhạc, đấy mới là người Hà Nội. Công chúng có nhu cầu thưởng thức cao thì đòi hỏi người sáng tác cũng có nhu cầu bộc bạch, bày tỏ không chỉ qua thanh nhạc mà còn qua cả khí nhạc. Nhạc sĩ Hoàng Dương đã bộc lộ điều đó với đầy lòng mê say”.

Xem thêm: Nhạc sĩ Đan Thọ: Cả một đời dành trọn cho nghệ thuật

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận