Ca khúc "Tàu đêm năm cũ" - tiếng lòng của biết bao lứa đôi thời chinh loạn

“Tàu đêm năm cũ” được xem là khúc bolero kinh điển của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng miền Nam trước năm 1975, rất được yêu thích qua tiếng hát của Thanh Thúy.

Diệu Nguyễn
14:45 26/09/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

CA KHÚC “TÀU ĐÊM NĂM CŨ”

  • Tên các khúc: Tàu đêm năm cũ

  • Nhạc sĩ: Trúc Phương

  • Năm phát thành: 1962

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Tàu đêm năm cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của làng nhạc vàng miền Nam trước năm 1975, được khán giả ưu ái gọi với danh xưng “Ông hoàng nhạc bolero”. Một trong những bản nhạc bolero hay nhất, nổi tiếng nhất và được sáng tác sớm nhất của Trúc Phương là ca khúc “Tàu đêm năm cũ” ra đời vào năm 1962.

Theo những tư liệu ghi lại thì ca khúc này được nhạc sĩ Trúc Phương viết tặng cho những người sĩ quan phải đi công tác xa nhà, bởi chính quyền khi ấy có sắc lệnh chuyển đổi công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung công tác và ngược lại.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tau-dem-nam-cu-cua-nhac-si-truc-phuong (1)
Bìa ca khúc "Tàu đêm năm cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương

Bối cảnh không gian, thời gian của “Tàu đêm năm cũ” là một buổi đêm, trên sân ga một cô gái trẻ đang đưa tiễn người yêu đi nhận nhiệm vụ ở biên khu rất xa. Từ xưa đến nay, những cuộc đưa tiễn ở sân ga lúc nào cũng buồn, nhất là ở thời chiến. Bởi khi xa nhau rồi không biết đến ngày nào mới được gặp lại. Đôi tình nhân nắm tay, trao cho nhau ánh mắt yêu thương, nói những lời yêu thương lần cuối trước khi chàng trai giã biệt lên đường. Rồi chuyến tàu lăn bánh, trên sân ga chỉ còn lại bóng dáng cô gái chìm khuất trong màn sương lạnh. Nàng cứ đứng đấy, dõi mắt nhìn theo đến khi đoàn tàu khuất bóng với nỗi buồn khắc khoải, cô đơn. Tự dặn với lòng là “người ra đi vì đời” để kìm nén nỗi đau trong lòng.

Sau khi ra mắt, ca khúc “Tàu đêm năm cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương rất được yêu thích qua tiếng hát của danh ca Thanh Thúy. Và bài hát này cũng được xem là tiền đề cho hàng loạt ca khúc nhạc vàng nổi tiếng viết về chủ đề sân ga, chuyến tàu ra mắt trong thời gian sau đó như “Chuyến tàu hoàng hôn”, “Buồn ga nhỏ”, “Ga chiều”,…

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Tàu đêm năm cũ”

Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn.

Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay.

Gió khuya ôi lạnh sao, ướt nhẹ đôi tà áo.

Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời.

Trở gót bâng khuâng tôi hỏi lòng đêm nay buồn không, chuyến xe đêm lạnh không?

Để người yêu vừa lòng

Sân ga là nơi mà những cuộc chia ly diễn ra, những con tàu lướt đi, khuất dần trong màn sương lạnh để lại những dấu biệt ly chua xót, nghẹn lòng. Người ra đi trong bài hát là một chàng lính, mang nặng gánh tang bồng, anh ra đi vì nhiệm vụ của nơi biên thùy xa xôi. Màn đêm kéo đến mang theo hơi thở lạnh lẽo, cô gái tiễn chàng trai về ngàn. Quay gót đi, dù trong lòng đau đến quặn thắt, nhưng vẫn phải cố an ủi “người ra đi vì đời”. Anh rồi sẽ băng qua dặm nẻo sơn khê, với mớ hành trang quyện mùi khói súng, cô gái thấy lòng buồn tan nát nhưng cố tỏ ra mình ổn để người yêu an lòng.

Đêm nay lặng nghe gió lùa qua phố vắng, trăng rằm về xa xăm.

Trong giây phút này, tôi mơ ước sao nằm trọn vào tay nhau.

Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào.

Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?

Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về.

Từ đêm đó cho đến nhiều đêm sau nữa, khi nghe từng cơn gió lạnh lùa qua song cửa, vào trong khuê phòng chỉ có chăn đơn gối chiếc, lòng nàng chua xót, nát tan. Nàng ước gì, trong đêm giá lạnh này sẽ có người yêu bên cạnh, tay đan vào tay, sưởi ấm cho nhau. Nhưng ước mơ cũng chỉ là mơ ước, người ở xa xôi, nàng chỉ có thể tự ôm lấy chính mình, lặng nghe niềm cô đơn giằng xé. Nhiều lần vì quá nhớ nhung, nàng đến sân ga để chờ, dẫu biết là rất mong manh nhưng nàng vẫn hy vọng biết đau ở đó lại thấy bóng người yêu xuất hiện. Mỗi lần nghe tiếng còi tàu trong đêm rền vang từng hồi, nỗi nhớ lại trào dâng, quặn thắt ruột gan.

Dù xa vời vợi tôi vẫn tin anh qua bước đường tha hương còn dài.

Nợ nước đôi vai khi người tìm tương lai đời trai.

Nhớ thư anh hẹn tôi, sẽ về thăm một tối.

Và câu chuyện đời e ấp trong tim đêm ước hẹn cho nhau nụ cười.

Hình bóng thương yêu anh để vào tâm tư còn không?

Giữ trong tim được không những chuyện xưa của lòng?

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tau-dem-nam-cu-cua-nhac-si-truc-phuong-2
Lời ca khúc "Tàu đêm năm cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương
hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tau-dem-nam-cu-cua-nhac-si-truc-phuong-3
Lời ca khúc "Tàu đêm năm cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương

Cũng như bao người phụ nữ khác, dù xa vời vợi nhưng cô vẫn yêu và tin người yêu, cũng như tin vào con đường và chí hướng của những chàng trai ra đi vì nợ nước.  Nơi phương trời xa xôi, những cánh thư là nhịp cầu nói để hai trái tim được sát lại gần nhau. Và cuối thư anh luôn hẹn một ngày nào đó sẽ về thăm. Nàng cầm bức thư, ngóng trông mãi về ngày hôm ấy.

Đêm qua nằm mơ thấy người trai lính chiến, xuôi tàu về quê hương

Vui đêm phố phường quên đi phút giây gió lạnh ngoài biên cương

Một đêm mùa hè tôi đến sân ga vui đón người trai lính trở về

Tàu cũ năm xưa mang về trả cho tôi người xưa

Để đêm nay ngồi đây viết lại tâm tình này.

Sau bao ngày trông ngóng, chờ mong chàng lính nàng yêu đã thực sự trở về. Những giấc mơ đoàn viên đã trở thành sự thật, những ngày đông lạnh lẽo cũng đã qua. Nàng vui mừng đến sân ga để đón người yêu, chuyến tàu năm cũ đã thật sự mang tra rlaij cho tôi người xưa…

Xem thêm: “Buồn trong kỷ niệm” của Trúc Phương: Lời dự cảm vận vào tình yêu

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận