"Lá đổ muôn chiều" - Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận

Ca khúc "Lá đổ muôn chiều" được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sáng tác năm 1954, tựa như lời tạ từ cuối cùng để đưa tiễn người yêu sánh bước theo chồng.

Diệu Nguyễn
14:00 31/08/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

CA KHÚC “LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU”

  • Tên các khúc: Lá đổ muôn chiều
  • Nhạc sĩ sáng tác: Đoàn Chuẩn
  • Năm phát thành: 1954
  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Lệ Thu

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lá đổ muôn chiều”

Ca khúc “Lá đổ muôn chiều” được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sáng tác năm 1954. Có rất nhiều giai thoại kể về sự ra đời của ca khúc này, nhiều người cho rằng đây là nhạc phẩm sau cùng khiến chàng nhạc sĩ hào hoa phải “chôn sâu tận đáy lòng” đoạn tình cảm với bóng hồng trong tim và cũng là dấu chấm, khép lại thời vàng son của những tình khúc mùa thu.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-la-do-muon-chieu-cua-nhac-si-doan-chuan (1)
Bìa ca khúc "Lá đổ muôn chiều"

Mọi người đồn rằng, trước khi đến với người vợ xinh đẹp, bao dung là bà Nguyễn Thị Xuyên thì nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã có một mối tình đầu sâu đậm với cô gái con của một viên chức hỏa xa kháng chiến. Năm 12 tuổi, nàng theo cha di cư ra chợ Đại, vài năm sau lại quay về Hà Nội phụ mẹ chăm em. Nàng có một vẻ đẹp kiêu sa và mang một giọng hát trời phút, ngọt ngào, chính điều này đã mang nàng đến với con đường nghệ thuật. Cũng nhờ đó mà quen biết với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Với tâm lý ban đầu là nâng đỡ tài năng trẻ, nhưng sau nhiều lần tiếp xúc, dần dần tình cảm đan xen vào cả hai và cứ thế tình yêu nữ rộ. Những tưởng niềm vui, niềm hạnh phúc cứ thế kéo dài mãi, thì bỗng dưng nàng như “bốc hơi” khỏi Hà Nội khiến chàng nhạc sĩ điêu đứng, chông chênh. Cứ vậy, chàng nhạc sĩ đắm chìm trong bi thương của sự mất mát, chua xót vì chuyện tình không thành và viết nên bản tình khúc mùa thu bất hủ “Lá đổ muôn chiều”.

Thế nhưng sau này, trong một lần phỏng vấn, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là Đoàn Đỉnh lại bảo rằng, ca khúc “Lá đổ muôn chiều” này là bài hát được nhạc sĩ viết tặng cho danh ca Thanh Hằng ( NSUT Lệ Hằng sau này). Cả hai có với nhau một chuyện tình đẹp nhưng không thể nên duyên vì lúc ấy Đoàn Chuẩn đã có vợ con. Khi biết tin Thanh Hằng đi lấy chồng, ông đã sáng tác ca khúc này với lời đề: “Viết tại 63 Lý Thường Kiệt và 46 Hàng Cót, Hà Nội (rạp Đại Đồng) cuối năm 1954, bước sáng năm 1955. Không sao kìm nổi xúc động và nhớ vô cùng”.

Thực hư giai thoại xung quanh bài hát này như thế nào không ai có thể nhận định chính xác được, nhưng chung quy lại đây vẫn là một tình khúc thu buồn nhất trong những sáng tác về mùa thu của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Lá đổ muôn chiều”

Thu đi cho lá vàng bay

Lá rơi cho đám cưới về

Ngày mai người em nhỏ bé

Ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt

Ngay từ những câu hát đầu ta đã có thể thấy bài hát như một lời tạ từ cuối cùng, để chàng nhạc sĩ đưa tiễn cô người yêu bé nhỏ lên thuyền hoa theo chồng về dinh, chấm dứt mối tình xưa cũ.

Có những đêm về sáng

Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi

Đã vội chi men rượu nhấp đôi môi

Mà phung phí đời em không tiếc nhớ

Nghĩ đến cảnh ngày mai tiễn em về dinh mà anh trằn trọc mãi chẳng ngủ được. Trong không gian tứ bề im lặng tuyệt đối, ngồi đối diện với bóng hình mình, anh bỗng nhớ da diết đến những chuyện đã qua, tiếc nuối về quá khứ rồi, không khỏi buông lời thở tha “Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi!”. Cố nhân là tên gọi dành cho người yêu cũ, là người đã từng gần gũi, từng thân thuộc, từng xem nhau là tất cả những giờ chẳng còn lại gì nữa. Bởi em đã quay bước ra đi, chẳng nhớ gì đến những ân tình ngày xưa cũ.

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa

Phải chăng là nước mắt người đi

Em ơi đừng dối lòng

Dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-la-do-muon-chieu-cua-nhac-si-doan-chuan-2
hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-la-do-muon-chieu-cua-nhac-si-doan-chuan-1

Từng chiếc lá vàng úa rơi xuống như đang trút nỗi giận hờn vào không gian hiu quạnh, mỗi chiếc lá tựa như những giọt nước mắt người đi. Có phải chăng em đang khóc, đang hối tiếc khi nhớ về anh? Em đừng dối lòng, hãy nói cho anh biết. Không chỉ mình anh hối tiếc, nhung nhớ về mối tình của đôi ta phải không em?

Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người

Cầm bằng như không biết mà thôi

Lá thu còn lại đôi ba cánh

Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi

Nhưng thôi, dù có tiếc có than, có đau đớn thế nào thì chuyện cũng đã rồi, chẳng thể níu kéo thêm được nữa. Dù đau đớn nhưng anh vẫn phải chấp nhận em đã thật sự rời xa anh rồi. “Lá thu còn lại đôi ba cánh”, lệ có rơi nhiều rồi cũng sẽ cạn, chẳng ai có thể mãi đắm chìm trong nỗi sầu thương. Tự nhủ rằng chuyện cũ sẽ như nước cuốn hoa trôi, rồi sẽ dần trôi vào quên lãng để lòng này được nhẹ nhàng hơn.

Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi

Thuyền rời xa bến vắng người ơi

Hướng dương tàn tạ trong đêm tối

Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

“Hướng dương” ở đây được nhạc sĩ ví như tình yêu của ngày xưa cũ, đã từng rực rỡ như ánh mặt trời, nhưng nay đã chìm vào trong bóng tối, tàn tạ, héo úa. Tựa như chuyện đôi ta giờ cũng chỉ còn là dĩ vãng…

Xem thêm: "Tà áo xanh" khiến Đoàn Chuẩn vương vấn tương tư suốt một đời

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận