Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chờ người”: Mối tình mộng tưởng của chàng nhạc sĩ hào hoa

“Chờ người” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương lấy cảm hứng sáng tác từ mối tình bơ vơ, tuyệt vọng với nữ danh ca Bạch Yến.

Diệu Nguyễn
11:00 28/07/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

CA KHÚC “CHỜ NGƯỜI”

Tên ca khúc: Chờ người

Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương

Thể loại: Nhạc trữ tình

Năm phát hành:1970

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chờ người”

Nhạc sĩ Lam Phương quen biết ca sĩ Bạch Yến vào năm 1954 tại Đài phát thanh Pháp Á. Khi ấy, Bạch yến 11 tuổi, còn Làm Phương 15 tuổi, vẫn là một nhạc sĩ trẻ triển vọng. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên gặp gỡ, chàng thiếu niên đã đem lòng thầm thương trộm nhớ, nhưng chỉ giữ chỉ riêng mình biết.

Một thời gian sau, khi tên tuổi nhạc sĩ Lam Phương vang xa với những ca khúc ăn khách như “Trăng thanh bình”, “Nhạc rừng khuya”,… thì Bạch Yến vì hoàn cảnh gia đình phải từ bỏ ca hát để mưu sinh bằng nghề diễn mô tô bay.

Đến năm 1956, Bạch Yến đi hát trở lại và bắt đầu nổi tiếng vào năm 1957 với ca khúc “Đêm đông”. Vài năm sau đó, người ta có đồn thổi rằng, nhạc sĩ Lam Phương đã mang lễ sang nhà hỏi cưới Bạch Yến. Nhưng vì khi ấy cô còn nhỏ, chỉ mới 16, 17 tuổi nên mẹ cô chưa đồng ý. Trong khoảng thời gian này, Lam Phương nổi lên như một hiện tượng, một người nhạc sĩ vừa đẹp trai, lãng tử lại nổi tiếng nên rất đào hoa.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-cho-nguoi-cua-nhac-si-lam-phuong (1)
Nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến thời trẻ

Sau khi hỏi cưới danh ca Bạch Yến không thành, năm 1959 nhạc sĩ Lam Phương quyết định lập gia đình với nữ ca sĩ – kịch sĩ nổi tiếng thời ấy là Túy Hồng. Nhưng dù vội, mối tình dang dở này vẫn khiến Lam Phương day dứt đến nhiều năm về sau. Riêng về phần ca sĩ Bạch Yến, cô từng chia sẻ bản thân cũng cảm mến Lam Phương, nhưng chỉ như một người bạn, một mối tình thuở thiếu thời trong sáng và không có hồi kết.

Sau khi Lam Phương cưới vợ 2 năm, ca sĩ Bạch yến bỏ lại vinh quang, sự nghiệp lên đường sang Pháp du học. Trong lúc Bạch yến rủ bỏ được tất cả quá khứ của mình để tìm kiếm một chân trời mới, thì chàng nhạc sĩ Lam Phương lại ôm khung trời hoài niệm với nỗi sầu khắc khoải, đơn côi. Chính dòng cảm xúc ấy đã thôi thúc Lam Phương viết hàng loạt ca khúc dành cho Bạch Yến, trong đó có ca khúc “Chờ người” với tâm trạng mong ngóng người tình bé nhỏ nơi phương trời xa xôi.

Đôi lời bình phẩm về ca khúc “Chờ người”

Chờ em chờ đến bao giờ?

Mấy thu thuyền đã xa bờ.

Nhiều đêm cô đơn nhìn cây trút lá

Buồn quá cơn mưa hắt hiu

Đưa hồn về trong cô liêu

Đúng như tên gọi “Chờ người”, ngay từ những câu đầu của ca khúc, nhạc sĩ Lam Phương đã đưa người nghe vào khung cảnh cô đơn, mưa buồn hiu hắt, lòng nặng trĩu nỗi cô liêu vì mong ngóng người nơi phương xa. Để rồi ta tự hỏi, phải chờ em đến bao giờ…

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-cho-nguoi-cua-nhac-si-lam-phuong (2)

Tình anh lạc chốn mê rồi,

Nhớ chăng người cũng đi rồi.

Ngày vui mang theo một cơn gió lốc

Lệ thắm không khơi cứ tuôn

Ai còn nhớ đâu mà thương?

Trong khung cảnh ủ dột ấy, chính Lam Phương cũng tự biết rằng đó là một mối tình mê đắm nhưng lạc lõng, không hy vọng, cũng không thể nào có hồi kết đẹp. Tâm trạng ấy, được ông thốt lên bằng ca từ rất đẹp “tình anh lạc chốn mê rồi!”. Cứ nghĩ đến điều ấy là giọt lệ nơi khóe mắt cứ không ngừng rơi hoài, rơi mãi…

Thôi anh ra đi về nơi xứ xa

Đêm đông cô đơn, buồn cho kiếp không nhà

Lạnh giá rét buốt đời bạc phước không chồng

Chỉ còn lại nhớ mong

Trong đoạn này, người nhạc sĩ tài hoa đã tinh tế nhắc đến “đêm đông” – ca khúc gắn liền với tên tuổi của Bạch Yến từ năm 15 tuổi. Đêm đông ấy không chỉ là cách trực tiếp nhắc đến bóng hồng trong lòng Lam Phương, mà còn ẩn dụ khéo léo rằng, việc rời đi, chọn kiếp xa hương sẽ khiến cô hối hận khi phải đối mặt với cảnh bạc phước không nhà, không chồng, cô đơn lạnh giá.

Mười năm trời chẳng thương mình

Để anh thành kẻ bạc tình

Cầu xin cho mây về vui với gió

Dù có qua bao đắng cay

Muôn đời ta vẫn chờ nhau.

10 năm là khoảng thời gian quá dài cho một mối tình mộng tưởng, bơ vơ. 10 năm ấy được tính từ lúc nàng Bạch Yên ra đi cho đến lúc bài hát “Chờ người” ra đời. Lúc ấy, nhạc sĩ Lam Phương đã có vợ nên tự nhận mình là “kẻ bạc tình” với người yêu trong mộng. Và ở một vĩ tuyến khác, có lẽ ông cũng đã trở thành “kẻ bạc tình” với chính người vợ thân yêu của mình khi nguyện chờ đợi người tình xa đến muôn đời, dù đó chỉ là trong bài hát…

Nhạc sĩ Lam Phương (1937 – 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Nhắc đến Lam Phương, người ta sẽ nghĩ ngay đến thời cực thịnh của dòng nhạc Bolero với hàng trăm ca khúc được khán giả yêu thích, chào đón nồng nhiệt. Chính vì thế, người ta thường hay ưu ái gọi Lam Phương là “ông hoàng” của dòng nhạc này. Nhạc sĩ Lam Phương sở hữu gia tài đồ sộ với hơn 200 ca khúc, nổi tiếng nhất có thể kể đến là: Kiếp nghèo, Thu sầu, Thuyền không bến đỗ, Kiếp ve sầu, Kiếp tha hương, Chuyến đò vĩ tuyến, Biển tình, Buồn chi em ơi, Thành phố buồn, Bài tango cho em,…

Xem thêm: Chuyện chưa kể về đoạn đời nhiều thăng trầm của "ông hoàng nhạc tình ca" Lam Phương

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận