Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và một đời truân chuyên: Hai lần đò, chưa một lần mặc áo cô dâu

Bà “Năm Sa Đéc” luôn được người dân Nam Bộ ca ngợi là nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn, dành cả cuộc đời để cống hiến cho nghệ thuật hát bội, cải lương, kịch nói và điện ảnh nước nhà. Thế nhưng, cuộc đời bà lại lắm nỗi truân chuyên và oan trái.

Diệu Nguyễn
15:37 22/08/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

Nỗi oan khiên khó nói dưới nghệ danh Năm Sa Đéc

Theo nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan, nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, con thứ 5 của ông Nguyễn Duy Tam, tức Cả Tam ở làng Tân Đông, tổng An Thanh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc nay thuộc TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Là người mê hát bội nên ông Cả Tam không chỉ lập đoàn “Thiện Tiền Ban” vào năm 1915, mà ông còn lấy tên nghệ sĩ hát bội nổi tiếng đương thời là cô Kim Chung ở Mỹ Tho để đặt tên cho cô con gái rượu. Đúng như mong đợi của cha, cô Kim Chung càng lớn càng xinh đẹp, hát hay và có tình yêu mãnh liệt với âm nhạc.

Năm 1928, Kim Chung gia nhập làng hát bội với nghệ danh Năm Nhỏ. Giọng hát thiên phú cộng thêm lối diễn xuất xuất thần, diễn tả được nội tâm chân thực, Năm Nhỏ nhanh chóng bật lên, trở thành ngôi sao qua các vai: Đào Tam Xuân trong tuồng “Đào Tam Xuân”, Lữ Phụng trong tuồng “Phụng Nghi Đình”, Hồ Nguyệt Cô trong tuồng “Tiết Giao đoạt ngọc”,…  Cứ như vậy, cô Năm Nhỏ được giới hâm mộ xếp vào hàng “ngũ châu” của làng hát bội đương thời gồm: Năm Đồ, Cao Long Ngà, Ba Út và hai nữ nghệ sĩ cùng nghệ danh Năm Nhỏ. Nhưng vì nghệ sĩ Năm Nhỏ kia là dâu của một ông bầu đoàn hát nên Kim Chung xứ sen hồng phải đổi nghệ danh mới là “Năm Sa Đéc”.

cuoc-doi-thang-tram-cua-nghe-si-nam-sa-dec-2
Chân dung nghệ sĩ Năm Sa Đéc

Việc phải chia tay với nghệ danh đã làm nên tên tuổi của mình không chỉ là thiệt thòi, oan ức mà phải gọi là nỗi đau đứt gan đứt ruột… Sau sự việc này, Năm Sa Đéc đã chuyển sang hẳn lĩnh vực cải lương từ năm 1934. Người có tài ở đâu cũng “nở rộ”, ở lĩnh vực mới Năm Sa Đéc nhanh chóng gặt hái được thành tựu tại gánh hát Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Song Phụng,… Dù là tuồng xã hội hội hay tích xưa, bà đều trình diễn một cách tròn vai, xuất sắc. Đặc biệt nhất là vai Đổng Trác và vai Bà Phán Lợi trong vở “Đoạn tuyệt”, vai diễn này của bà Năm Sa Đéc được giới chuyên môn đánh giá là vai diễn để đời, làm nên danh tiếng của bà trong làng cải lương.

Đến thập niên 1960, nghệ sĩ Năm Sa Đéc lại tiếp tục gặt hái thành công ở lĩnh vực kịch nghệ. Và sau này, khi đất nước thống nhất, bà lại tiếp tục “thâm canh” trên màn bạc và đem về thành công với nhiều bộ phim lớn như”: Cho đên sbao giờ (đạo diễn Huy Thành – 1983), Nơi bình minh chim hót (đạo diễn Việt Linh – 1986),…

Hai lần đò, chưa một lần mặc áo cô dâu

Thông qua tin tức trên các phương tiện thông tin, hầu hết mọi người chỉ biết bà Năm Sa Đéc là vợ của Vương Hồng Sển - nhà sưu khảo, người chơi đồ cổ ngoại hạng, ít ai biết rằng đó là “lần đò” thứ 2 của nữ nghệ sĩ lừng danh này. Theo thông tin từ nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan, người chồng đầu tiên của bà Năm Sa Đéc là ông Đặng Ngọc Chấn. Ông Chấn sinh năm 1894, từng là Đốc phủ sứ, hai người có với nhau một cậu con trai tên Nguyễn Đặng Ngọc sinh năm 1939 (diễn viên điện ảnh, mất năm 2005). Sau đó vì nhiều mâu thuẫn mà cả hai đường ai nấy đi.

Theo lời chị Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1959), cháu ngoại ông Nguyễn Duy Cang hay còn gọi là Sáu Cang, em ruột của bà Năm Sa Đéc. Từ nhỏ cô Thanh Loan đã sống chung và gọi bà Năm là “bà ngoại”, theo lời cô kể thì nguyên nhân cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ là do quan niệm “xướng ca vô loài”. Sau “lần đò” này, bà Năm đưa con trai lên Sài Gòn sống và đến năm 1947 thì quen biết rồi đi bước nữa với ông Vương Hồng Sển. Cả hai kết hôn và có với nhau một cậu con trai tên Vương hồng Bảo, sinh năm 1950. Nhờ trúng xổ số, ông Sển mua được một căn biệt phủ khang trang, rộng lớn, sau này được biết đến với tên “Vân Đường Phủ”.

cuoc-doi-thang-tram-cua-n
Vợ chồng bà Năm Sa Đéc - Vương Hồng Sến và cuốn sách về bà do NNC Thiện Mộc Lan viết

Bà Năm Sa Đéc chung sống với người chồng thứ 2 cho đến ngày qua đời, dù không mấy hạnh phúc. Và cũng tương tự như cuộc hôn nhân đầu tiên, bà Năm Sa Đéc cũng không lên xe hoa, không mặc áo cô dâu về nhà chồng. Thậm chí, đến ngày nhắm mắt xuôi tay bà còn chưa được cụ Vương Hồng Sển xác định là vợ hợp pháp và không có hôn thú. Thế là đến khi chết, nữ nghệ sĩ tài danh vang tiếng một thời cũng không được nằm cạnh chồng.

Theo nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan, vào khoảng năm 1984, khi bà Năm Sa Đéc hỏi ý chồng: “Giờ cũng có tuổi rồi, ông nên bà với gia tộc lo mộ phần cho tôi với ông”, thì nhận được câu trả lời rất đỗi vô tâm, lạnh nhạt từ người chung chăn gối: “Không cần, sau này quê tôi, tôi về, quê bà thì bà về”. Thế là năm 1988, bà Năm mất, cụ Vương giữ đúng “lời hứa” đưa thi hài vợ về an táng tại quê hương Tân Khánh Đông, Sa Đéc.

Những người thân trong gia đình bà Năm kể lại, sinh thời dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng lòng bà lại mang nặng nỗi khổ tâm. Sau khi sinh Vương Hồng Bảo, cụ Vương bắt đầu có sự “phân biệt đối xử”, thậm chí là cay nghiệt đối với con riêng của vợ. Để có tiền nuôi con, bà phải nhận thâm vai diễn, đi hát ở khắp mọi nơi, từ cải lương, đến kịch nói, rồi đóng phim,… chăm chỉ như một con ong hút mật trên vườn hoa nghệ thuật để có tiền nuôi con.

Xem thêm: Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân: Từ cô đào nức tiếng một thời đến tuổi già cô độc, bán vé số, nhặt ve chai, ăn bánh mì từ thiện

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận