Top 5 nhạc sĩ tiền chiến sở hữu kho tàng sáng tác đồ sộ nhất

Văn Cao, Phạm Duy, Cung Tiến, Dương Thiệu Tước, Lê Thương... là 5 trong số rất nhiều nhạc sĩ tiền chiến có đóng góp không hề nhỏ cho nền tân nhạc Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
15:00 27/06/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

Từng có một thời gian dài người ta nhầm nhạc tiền chiến là nhạc vàng của miền Nam, hoặc nhạc tiền chiến là nhạc lính chiến, thậm chí là nhạc đỏ (vì có chữ "chiến). Những thực tế, nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn, xuất hiện vào cuối thập niên 1930.  Các ca khúc tiền chiến thường có giai điệu trữ tình cùng lời ca đậm chất văn học. 

Nhạc tiền chiến có ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa phương Tây và âm nhạc phương Tây. Cụ thể, từ năm 1930, văn hóa Phát bắt đầu bén rễ ở Việt Nam. Từ năm 1925, các tiểu thuyết Pháp được giới thiệu và ưa chuộng tại Việt Nam hơn. Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập ở Hà Nội mở ra phong trào mới của các họa phẩm mang ảnh hưởng của Tây phương. Và trong khung cảnh này, các bản nhạc mới được ra đời, để sau này mang tên "nhạc tiền chiến". 

Những nhạc sĩ giai đoạn đầu của tân nhạc Việt Nam bị ảnh hưởng sâu đậm bởi nhạc phương Tây qua việc sử dụng các nhạc khí Tây phương như dương cầm, Tây Ban cầm, vĩ cầm và các loi kèn. Một số học sử dụng các nhạc khí này các nhạc sĩ Pháp, trong các ban quân nhạc và qua các ca Nhạc đoàn của nhà thờ..,

Theo nhạc sĩ Phạm Duy, năm 1938 là năm quan trọng vì đó là năm khai sinh ra lời Nhạc cải cách. Và dưới đây là 5 nhạc sĩ tiền chiến sở hữu kho tàng sáng tác đồ sộ nhất:

1. Nhạc sĩ Lê Thương

Nhạc sĩ Lê Thương (1914 - 1996) tên thật là Ngô Đình Hộ. Ông sinh ra trong gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ nhạc cổ. Trong hồi ký của Phạm Duy, Lê Thương sinh năm 1913 và là một thầy tu nhà dòng hoàn tục. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất cho thời kỳ nhạc tiền của nền tân nhạc Việt Nam. Ông là người tiên phong viết tân nhạc với bài "Bản đàn xuân".

Trong thời gian sinh sống ngoài Bắc, Lê Thương còn sáng tác những nhạc phẩm như: Tiếng đàn đêm khuya, Một ngày xanh, Trên sông Dương Tử, Thu trên đảo Kinh Châu. 

Năm 1941, ông chuyển vào Nam và phổ thơ nhiều bài như: Lời kỹ nữ (thơ Xuân Diệu), Lời vũ nữ (thơ Nguyễn Hoàng Tư), Bông hoa rừng (thơ Thế Lữ), Tiếng thùy dương (tức Ngậm ngùi, thơ Huy Cận), Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lưu)... 

top-5-nhac-si-tien-chien-so-huu-kho-tang-sang-tac-do-so-nhat-0
Nhạc sĩ Lê Thương

Trong thời kỳ kháng chiến, ông có soạn ca khúc rất nổi tiếng "Lòng mẹ Việt Nam" hay "Bà Tư bán hàng", nói về bà mẹ thành phố có các con tham gia kháng chiến. Và nhạc phẩm này là một trong những lý do khiến ông bị Pháp bắt giam cùng với Phạm Duy và Trần Văn Trạch vào năm 1951. 

Lê Thương cũng là người đầu tiên viết truyện ca như: Nàng Hà Tiên, Lịch sử loài người... Ông còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc hài hước: Hòa bình 48 (phê phán sự mị dân đội lốt hòa bình), Làng báo Sài Gòn (đả kích báo giới bồi bút, bất tài, ham tiền)... Lê Thương là nhạc sĩ mở đầu cho dòng nhạc thiếu nhi, mà nổi tiếng nhất là ca khúc "Thằng Cuội" được trẻ em hát trong dịp Tết Trung Thu... Ngoài ra, ông còn là người đặt lời cho những bản nhạc ngoại quốc... 

2. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915 - 1995) xuất thân trong gia đình nho giáo, là cháu nội của nhà thơ Dương Khuê, có cháu họ là nhạc sĩ Dương Thụ. Ông bén duyên với âm nhạc từ khi lên 7 tuổi. Ông theo học đàn nguyệt, đàn tranh và cổ nhạc. Năm 14 tuổi, ông được học piano cùng với giáo sư người Pháp tại Viễn Đông âm nhạc viện. 

top-5-nhac-si-tien-chien-so-huu-kho-tang-sang-tac-do-so-nhat-9
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Dương Thiệu Tước là nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1936 với nhạc phẩm "Tâm hồn anh tìm em". Nét nhạc khi ấy của ông được nhận xét là chịu ảnh hưởng của khiêu vũ Tây phương. Ngay từ những sáng tác đầu tiên, ông đã cho thấy chủ trương viết những ca khúc nhạc Tây theo giai điệu ta. Sản phẩm âm nhạc của ông về sau có nhiều bài mang âm hưởng nhạc cổ truyền như: Tiếng xưa, Thề non nước (phổ thơ Tản Đà), Đêm tàn Bến ngự...  Năm 1938, ông phổ thơ "Màu cây trong khói" của Hồ Dzếnh thành bài "Chiều" và gây tiếng vang lớn. 

Trong sự nghiệp của mình, ông sáng tác hơn 200 ca khúc, trong đó có nhiều bài phổ biến đến tận thời điểm hiện tại. Nhạc phẩm của ông được nhiều ca sĩ lực chọn để trình bày như: Thanh Thúy, Quỳnh Giao, Ánh Tuyết, Quỳnh Hoa... 

3. Nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ Văn Cao (tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, 1923 - 1995) là một con người đa tài. Ông là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, chiến sĩ biệt động ái quốc. 

Về mảng âm nhạc, ông thuộc thế hệ nhạc sĩ tân nhạc tiên phong. Ông tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn, đáng chú ý nhất là: Bến quê, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi. Với những đóng góp của mình, ông nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, để lại dấu ấn mang tính khai phá trong nền tân nhạc. 

top-5-nhac-si-tien-chien-so-huu-kho-tang-sang-tac-do-so-nhat-8
Nhạc sĩ Văn Cao

Sau khi gia nhập Việt Nam, nhạc sĩ Văn Cao chủ yếu sáng tác các ca khúc mang âm hưởng hào hùng như Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội... Vì thế, ông cũng trở thành nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc kháng chiến. 

Nhạc sĩ Văn Cao được giới chuyên môn và công chúng đánh giá là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX, cùng với nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 

So với hai nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng là Phạm Duy (khoảng 100 ca khúc), Trịnh Công Sơn (khoảng 600 ca khúc), Văn Cao sáng tác không nhiều bằng. Song các tác phẩm của ông đều rất sâu sắc, để lại tiếng vang theo năm tháng.

4. Nhạc sĩ Phạm Duy 

Nhạc sĩ Phạm Duy (tên thật là Phạm Duy Cẩn, 1921 - 2013) được đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với số lượng sáng tác khổng lồ, đa dạng về thể loại, trong đó có không ít tác phẩm trở thành bất hủ và quen thuộc với công chúng Việt Nam. Âm nhạc của Phạm Duy thường sử dụng các yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của âm nhạc hàn lâm Tây Phương, tạo ra những sản phẩm mang phong cách riêng biệt, không trộn lẫn. 

top-5-nhac-si-tien-chien-so-huu-kho-tang-sang-tac-do-so-nhat-7

Ngoài sáng tác và biểu diễn, Phạm Duy còn có nhiều công trình nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều biến cố lịch sử, Phạm Duy được coi là "cây đại thụ" của âm nhạc Việt Nam và để lại cho hậu thế khoảng 100 ca khúc thuộc nhiều thể loại. 

Đánh giá về âm nhạc của Phạm Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: "Phạm Duy phát triển dân ca, đưa đến một màu sắc khác, cập nhật hóa, làm nó thoát ra khỏi thân phận cũ của nó (...) Hiện đại hóa. Gần gũi giới trẻ thành phố. Ông còn thêm cả giai điệu và lời cho dân ca. Một con người rất tài năng, thông minh".

5. Nhạc sĩ Cung Tiến

Cung Tiến (tên thật là Cung Thúc Tiến, 19398 - 2022) là nhạc sĩ nổi tiếng với dòng nhạc tiền chiến. Ông được đánh giá là nhạc sĩ trẻ nhất có sáng tác được phổ biến rộng. Nổi bật là bài "Thu vàng" sáng tác năm 14 tuổi và "Hoài cảm" năm 15 tuổi. 

Cung Tiến tự nhận mình là người nghiệp dư trong âm nhạc, viết nhạc như một thú tiêu khiển. Ông cũng không ý đến tác quyền cũng như lăng xê tên tuổi của mình trong âm nhạc. 

top-5-nhac-si-tien-chien-so-huu-kho-tang-sang-tac-do-so-nhat-6

Đánh giá về âm nhạc của Cung Tiến, nhà thơ Du Tử Ca viết: "Nhiều người cùng giới với nhạc sĩ Cung Tiến cho rằng đa số ca khúc của họ Cung được viết trên căn bản bán cổ điển Tây phương, nên giai điệu rất sang trọng. Theo tôi, chúng ta có không ít nhạc sĩ xây dựng sáng tác của mình trên khung, nền bán cổ điển Tây phương. Nhưng rất ít người cho phần ca từ của họ nhiều hồn tính Đông phương như Cung Tiến".

So với các nhạc sĩ bên trên, Cung Tiến có số lượng tác phẩm ít hơn, nhưng rất nhiều trong số đó trở nên phổ biến và được yêu thích đến ngày nay. Nhưng nổi bật nhất có lẽ là: Thu vàng, Hoài cảm, Hương xưa.

(Bài viết theo quan điểm chủ quan của tác giả)

Xem thêm: Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận