Nhạc sĩ Từ Công Phụng và những cung bậc tình yêu nhân từ với thông điệp "cám ơn và xin lỗi"

Nhạc sĩ Từ Công Phụng là người Chăm hiếm hoi tự học mà thành tài. Mới 18 tuổi đã nổi đình nổi đám với ca khúc "Bây giờ tháng mấy"....

Đỗ Thu Nga
13:52 07/06/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ TỪ CÔNG PHỤNG

  • Tên thật: Từ Công Phụng
  • Nghệ danh:
  • Ngày sinh: 27/7/1942
  • Quê quán: Ninh Thuận
  • Gia đình: Từng đổ vỡ trong hôn nhân
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
  • Thể loại sáng tác: Tình khúc 1954 - 1975
  • Ca khúc nổi tiếng: Bây giờ tháng mấy; Mắt lệ cho người; Mùa xuân trên đỉnh bình yên...
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Từ Công Phụng, Tuấn Ngọc, Thanh Hà, Khánh Hà
  • Thời gian hoạt động: Thập niên 1960 đến nay

Nhạc sĩ Từ Công Phụng là 1 trong 2 nhạc sĩ (người còn lại là nhạc sĩ Ngô Thụy Miên) hiếm hoi dành cả cuộc đời để viết tình ca. Ông miệt mài theo đuổi những lời mặc khải về tình yêu, ngợi ca những gì đã có và độ lượng với những gì đã mất. Ông vẫn giữ trọn cho mình những giai điệu sang trọng và thảnh thơi giữa kiếp người vội vã... 

Nhạc sĩ Từ Công Phụng là ai?

Nhạc sĩ Từ Công Phụng (sinh ngày 22/7/1942) là người dân tộc Chăm, sinh ra ở Ninh Thuận. Đó là mảnh đất cằn cỗi nhưng để lại trong ký ức ông đầy ắp một khung trời hanh nắng trên những cánh đồng trơ gốc rạ. Suốt quãng thời gian tuổi thơ, ông đã rong ruổi với những cánh diều lộng gió, đầy ắp những bãi cát trắng ngần bên bờ biển xanh. Đó là khung trời trong vắt không gợn một áng mây. Miền đất Ninh Thuận đã chuyên chở dòng tuổi thơ Từ Công Phụng cho đến khi ông rời khỏi mái trường trung học để bước vào cuộc phiêu lưu ở những miền đất khác trong các trường đại học. Cũng từ đó, ông nhận ra những rung động nồng nàn của tình yêu tuổi xuân xanh. 

Từ Công Phụng là một trong những trường hợp đặc biệt của những trí thức người Chăm tài hoa, tự học mà thành tài. Ông từng tốt nghiệp cử nhân luật, từng làm biên tập đài phát thanh VOF.

nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung
Nhạc sĩ Từ Công Phụng thời còn trẻ

Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho nền tân nhạc Việt Nam thập niên 1960 - 1970 cùng với Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An. Ông cũng là tác giả nhạc trữ tình được mến mộ thời kỳ đó với những ca khúc như: Bây giờ tháng mấy, Trên ngọn tình sầu, Mùa xuân trên đỉnh bình yêu...

Từ Công Phụng bắt đầu tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960. Chia sẻ về cơ duyên từ một cử nhân luật chuyển sang nhạc sĩ sáng tác, ông nói: "Tôi nghĩ con người là một sinh vật siêu đẳng mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho một khả năng chứa đựng nhiều sinh hoạt khác nhau trong cùng một cơ thể cũng như có khả năng học hỏi và suy nghĩ về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống ở cùng một bộ não. Nhưng riêng tâm hồn và sự rung động thì mỗi người ở một mức độ khác nhau. Có gì lạ khi Tổng thống Clinton là một người thổi kèn saxo rất hay. Và có ai cấm một người viết nhạc như tôi không có được bằng cử nhân luật. Với tôi, bằng cấp chỉ là phương tiện giúp chúng ta tạo dựng đời sống vật chất tạm gọi là căn bản để chúng ta có thể thực hiện cứu cánh của tâm hồn nghệ thuật".

Âm nhạc của Từ Công Phụng dễ chạm vào cảm xúc của người nghe. Thế nhưng sau 30/4/1975, các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến 2003.

Bắt đầu từ năm 2003, các ca khúc của ông được cấp phép tại Việt Nam như: Mùa thu ngàn mây, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Kiếp dã tràng, Mắt lệ cho người, Như ngọn buồn rơi, Tình tự mùa xuân. Trên tháng ngày đã qua, Đêm không cùng, Tạ ơn em, Giữ đời cho nhau.

Tháng 10/1980, Từ Công Phụng rời khỏi Việt Nam sang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998, ông trở về thăm Ninh Thuận nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc nữa. 

Đến tháng 5/2008, ông trở lại Việt Nam thêm lần nữ và có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà ở TP Hồ Chí Minh.

0nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung-0
Cuộc đời nhạc sĩ Từ Công Phụng có nhiều thăng trầm

Về tình hình sức khỏe của nhạc sĩ Từ Công Phụng, năm 2013, báo Tiền Phong có đưa tin: Nam nhạc sĩ từng điều trị ung thư gan rất nặng vào giai đoạn cuối (khoảng 2010). Các bác sĩ bên Mỹ thăm khám và dự đoán chỉ có thể sống được 3 tháng nữa bởi tình trạng đã ở thời kỳ cuối. Trước đó, vào năm 2007, ông từng bị ung thư túi mật và bác sĩ phải cắt bỏ túi mật với cuộc phẫu thuật kéo dài 6 giờ đồng hồ. 

Nhạc sĩ Từ Công Phụng là trường hợp đặc biệt kể cả trong nghề và ngoài cuộc sống. Khi nhận được hung tin, ông bình tĩnh đến lạ. Ông nói, tính cách của mình là thế. Và bản thân luôn nghĩ, mình đến trong cuộc đời đóng hết vai trò thì sẽ đến lúc phải ra đi thôi.

"Nhờ sự bình tĩnh đó mà tôi đã vượt qua được giai đoạn nguy hiểm nhất. Đặc biệt là nhờ vào sự chăm sóc tận tình của bà nhà tôi. Bà luôn ở cạnh tôi mọi lúc mọi nơi. Tôi đã trở về với đời thường. Tôi nghĩ mình sống để còn tạ ơn cuộc đời này", nhạc sĩ Từ Công Phụng tâm sự. 

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và những năm tháng "tha hương" nơi xứ người

Như đã chia sẻ, vào tháng 10/1980, Từ Công Phụng rời khỏi Việt Nam sang định cư ở Hoa Kỳ. Những năm đầu ở nơi xứ người, cũng như bao phận tha hương khác, đời sống thường nhật của một người trót mang danh nghệ sĩ rất khó khăn. Dù rất muốn đi học thêm chuyên ngành luật nhưng nhạc sĩ Từ Công Phụng phải gác lại, dành thời gian cho việc mưu sinh. 

Thời điểm đó, ông theo học ngành in ấn, mở xưởng in tư nhân lấy tên là Vitana và không còn xuất hiện trong làng văn nghệ. Nhưng trong khoảng thời gian 5 năm, ông vẫn lặng lẽ sáng tác.

0nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung-6
Thời gian đầu mới sang Mỹ, cuộc sống của Từ Công Phụng khá chật vật với sự vất vả mưu sinh và nỗi buồn ly hôn

Sau này, khi cuộc sống đã ổn định hơn, ông bắt đầu đi khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, sang Canada, Úc để tham dự các chương trình ca nhạc thính phòng. Ông gọi đó là trả nợ nghệ thuật. Bởi ông xem nghệ thuật là việc kiếm sống và cũng không chịu bất kỳ ràng buộc nào trong hoạt động sáng tác.

Nhờ khả năng tự học siêu đỉnh của mình, nhạc sĩ Từ Công Phụng có thể chơi guitar, piano và những sáng tác của ông luôn mang một nét đặc trưng riêng, không trộn lẫn. Tài năng của Từ Công Phụng không chỉ được khẳng định qua các sáng tác mà còn được thể hiện qua giọng hát. Từ ngày bén duyên với nghệ thuật đến nay, ông vẫn luôn là một nhạc sĩ - ca sĩ có tài và có đức.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và hai cuộc hôn nhân chắp cánh một phong cách âm nhạc

Năm 1960, cái tên Từ Công Phụng xuất hiện trong làng tân nhạc Việt Nam với ca khúc nổi đình nổi đám "Bây giờ tháng mấy". Khi biết mình có duyên với âm nhạc, ông đã từ quê hương Ninh Thuận lên Đà Lạt lập ban nhạc cùng Lê Uyên Phương, chuyên biểu diễn tình ca. Ông tự mày mò học về nhạc lý và sớm định hình được phong cách nhạc trữ tình cho mình.

Khi trở vể Sài Gòn học tập, ông được khán giả trẻ rất hâm mộ. Những tình khúc của ông như "Mùa xuân bình yên", "Mắt lệ cho người"... đã làm day dứt bao tâm hồn khán giả yêu nhạc thời kỳ đó. 

0nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung-7
Từ Công Phụng và Từ Dung

Nhưng ít ai biết được, dấu ấn âm nhạc của Từ Công Phụng được tạo nên từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa ông và ca sĩ Từ Dung (con gái nhà văn Nguyễn Tường Long - Hoàng Đạo). Dường như những sáng tác của ông khi ấy chỉ dành cho giọng ca Từ Dung hoặc có khi hai người cùng song ca.

Ca sĩ Từ Dung xinh đẹp mỹ miều. Bà từng đoạt giải Á khôi trong cuộc thi Hoa hậu năm 1966. Bà say mê âm nhạc. Phong cách âm nhạc sang trọng, thuần khiết của Từ Công Phục đã khiến bà "say như điếu đổ". Bà tự nguyện theo ông lập nghiệp. Cả hai xuất hiện tại sân khấu CLB Văn khoa Sài Gòn và cùng hát mở đầu tình khúc "Bây giờ tháng mấy".

Hai người song ca tình đến nỗi khiến nhiều khán giả mê đắm. Đêm nhạc nào của họ cũng đông đảo fans đến dự. 

Và cái kết cho sự đồng điệu tâm hồn và tình yêu cháy bỏng này là lễ thành hôn vào năm 1969. Nhạc sĩ Từ Công Phụng cưới Từ Dung theo đúng nghĩa có sinh lễ và rước rể về nhà vợ theo truyền thống mẫu hệ của người Chăm. 

Có thể nói, tình yêu chính là nguồn cảm xúc sáng tác vô tận cho Từ Công Phụng. Nhạc của ông ngày càng nặng trĩu nỗi lòng, sự dằn vặt trong tâm hồn. Cùng với đó là những lời viết ra chan chứa niềm xót xa và u uẩn trong tình yêu. Đó là tuyển tập "Tình khúc Từ Công Phụng" và "Trên ngọn tình sầu".

0nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung-5
Từ Công Phụng và Kim Ái

Thế nhưng tình yêu đẹp của hai người đã rạn nứt sau một thập kỷ kết hôn. Những biến động xã hội cùng sự cam go trong mưu sinh đã chia rẽ hai người. Sau 1975, hai người mở quán cà phê Từ Dung (trên phố Trần Quang Khải) và phải đóng cửa theo sự lần hồi của cuộc sống. Và linh cảm về đổ vỡ xuất hiện trong nhạc khúc "Chiếc que diêm".

Và bi kịch đã đến. Hai người chia tay. Năm 1980, Từ Công Phụng sang Mỹ định cư. Nỗi buồn rụng rời trong cuộc chia tay vợ con, chàng nhạc sĩ tài hoa đã sáng tác nên những ca khúc ở nơi xứ người như: "Mắt lệ cho người", "Que diêm", "Trên những tháng ngày đã qua" và "Đêm độc thoại". Đến đâu, ông cũng chỉ hát những bài nhạc đó như một sự rời xa khiên cưỡng, không hiểu vì sao.

Những xót xa cay đăng của chia ly đã khiến giọng ca của ông càng buồn hơn. Người nhạc sĩ chọn lùi về ẩn dật tại một bang xa xôi lạnh lẽo. Tuyết trắng bạc phận...

Nhưng cuối con đường luôn là ánh sáng và chân trời mới đã mở ra với Từ Công Phụng. Ông gặp được bà Kim Ái - người đồng hành cùng ông nơi xa xứ. Họ thành hôn tại bang Oregan. Tình yêu và sự đùm bọc đã giúp âm nhạc của Từ Công Phụng trở nên tươi sáng và ấm áp hơn. 

Nhưng sóng gió chưa hết, ông gặp bạo bệnh (2006 - 2010). Dù bệnh tật bủa vây nhưng âm nhạc của ông không hề bị dồn vào chân tường, bởi ông có tình yêu thương của vợ con. Từ Công Phụng sống lạc quan hơn, lời ca mãnh liệt cảm xúc hơn. 

Ở nơi xứ người, ông đã sáng tác nên những ca khúc: Xứ thâm trầm", "Mùa xuân và tình yêu em"... Đó là những bản tình ca đẹp, da diết và quyến rũ nhưng đã dứt khỏi nỗi xót xa thuở nào...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và những cung bậc tình yêu nhân từ để tạ ơn đời

Từ nhỏ, Từ Công Phụng đã mê âm nhạc và rất mẫn cảm với âm thanh. Ông từng kể rằng, nhiều lúc đang học bài mà có tiếng nhạc vọng từ xa là ông sẽ dừng học để nghe cho hết. Có lần, ông tình cờ nghe người anh cả đàn và hát bài "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong và "Trương Tri" của Văn Cao mà ông bồi hồi xúc động. 

Năm 13 tuổi, Từ Công Phụng bắt đầu học nhạc lý căn bản từ người anh. Sau này, ông tự mày mò học thêm từ sách vở nước ngoài. 

Năm 16 tuổi, ông đã đọc rất nhiều sách, trong đó có tiểu thuyết và những tình tiết lãng mạn kinh điển. Và điều này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc định hình phong cách âm nhạc của ông.

Đến năm 18 tuổi, Từ Công Phụng biết rung động trước tình yêu. Và đây cũng là thời điểm ông cho ra mắt ca khúc "Bây giờ tháng mấy". Khi ấy ông đang học trung học ở trường Duy Tân - Phan Rang. Sau đó chuyển lên Đà Lạt học ở Trần Hưng Đạo cho đến khi đỗ Tú tài 2.

Trong thời gian ở Đà Lạt, ông cùng Lê Uyên Phương thành lập ban nhạc "Ngàn Thông" để chơi nhạc trên đài phát thanh Đà Lạt, mỗi tuần 1 ngày lên đài để thu và phát trực tiếp. Đây cũng là lần đầu tiên ông giới thiệu đến công chúng ca khúc "Bây giờ tháng mấy".

Sau ca khúc đầu tay rất thành công, ông tiếp tục "sản xuất" thêm những ca khúc mới như: Mùa thu mây ngàn, Bài cho em...

0nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung-4

Thời điểm Từ Công Phụng về Sài Gòn học, sinh hoạt văn nghệ trong tầng lớp sinh viên bắt đầu khởi sắc, hình thành nên một giới thưởng ngoạn văn minh, khao  khát được thưởng thức những tác phẩm mới mang tính thời đại của những nghệ sĩ được trưởng thành từ chính các trường đại học. Họ tập trung biểu diễn văn nghệ trên sân cỏ của trường ĐH Văn khoa. Ban đầu là vào cuối tuần, sau đó mở rộng ra hàng đêm.

Nhờ đó mà các bài du ca, hành khúc ca... được trưởng thành, được giới thiệu rộng rãi trong sinh viên và mọi tầng lớp khán giả. Nhạc sĩ Từ Công Phụng từng chia sẻ, sở dĩ như vậy là nhờ văn nghệ được phát triển dưới một chính thể không bóp nghẹt tự do tư tưởng của mỗi người. 

Tại miền Nam, nhạc sĩ Từ Công Phụng từng được xếp vào hàng "Ngũ hổ" âm nhạc thập niên 1970 của thế kỷ trước cùng với Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương. Ông có phong cách đặc biệt, không trộn lẫn. Trầm buồn và day dứt. 

Nhiều đánh giá cho rằng, lời bài hát của Từ Công Phụng tựa như những thi phẩm hiện đại với ngôn ngữ mang dấu ấn siêu thực đầy biểu cảm. Nhiều ca sĩ hải ngoại và trong nước đều thích trình bày các nhạc khúc của ông.

Đơn cử như ca sĩ Tuấn Ngọc đã có riêng 1 album, hát 10 bài tình ca của Từ Công Phụng với nhan đề "Giọt lệ cho ngàn sau". Tuấn Ngọc từng chia sẻ rằng: "Bằng ngôn ngữ âm nhạc có học thuật cao, nhưng Từ Công Phụng lại kể chuyện tình yêu hết sức gần gũi. Chan chứa sự nồng ấm thiết tha".

Sau những năm tháng sống trong bệnh tật. Nhạc sĩ tài hoa đã vực dậy bằng tình yêu. Ông tạ ơn đời. Tạ ơn hạnh phúc vượt qua những nhọc nhằn cay đắng. 

Âm nhạc của ông khi ấy mang nặng suy tư: "Ơn em thơ dại từ trời. Theo ta đi xuống biển vớt đời ta trôi. Ơn em dáng mộng mưa vời. Theo ta lên núi, về đồi yêu thương. Tạ ơn em. Tạ ơn em…” (Tạ ơn em). 

Âm nhạc của Từ Công Phụng mang màu sắc của những cuộc tình tan vỡ, nhưng chưa bao giờ ông có ý oán trách người phụ nữ trong các tác phẩm của mình. Hầu hết, các bản tình ca của ông đều chứa đựng thông điệp: Cám ơn và xin lỗi. Chính vì thế ông được mệnh danh là "ông hoàng tình ca" và âm nhạc của ông mãi mãi thuộc về tình yêu.

Từ Công Phụng trong vai trò ca sĩ

Nhạc sĩ Từ Công Phụng từng đánh giá, người trình bày các nhạc phẩm của ông thành công nhất là danh ca Tuấn Ngọc. Ngoài ra còn có Khánh Hà và Trần Thu Hà. 

Tuy nhiên, ít ai biết được, Từ Công Phụng cũng rất thành công khi tự biểu diễn các ca khúc của mình. Ông cũng là một trong số rất ít những nhạc sĩ có thể hát, thu âm, trình diễn ca khúc do mình tự sáng tác và rất được công chúng đón nhận. 

Giọng hát của Từ Công Phụng được đón nhận ngay từ ca khúc đầu tay "Bây giờ tháng mấy. Để rồi, từ ca khúc đó, tên tuổi của ông sống mãi trong dòng nhạc Việt suốt gần 60 năm qua. 

0nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung-3
Từ Công Phụng rất thành công ở vai trò ca sĩ

Giọng hát của Từ Công Phụng trầm ấm, nhẹ nhàng, trôi theo cùng giai điệu du dương như dòng chảy mùa thu. Ông hát như vuốt ve, vỗ về tình nhân. Từng lời được nắn nót, gọt dũa vô cùng tinh tế.

Thế mạnh của một nhạc sĩ hát ca khúc do mình sáng tác chắc chắn là đúng lời, đúng chính xác những lười hát đã được tác giả rút ra từ ruột từ gan để viết, là những từ những phải trằn trọc đắn đo, nâng lên, hạ xuống suốt nhiều đêm thâu. Vậy nên, cái tinh thần, sức truyền cảm được truyền qua giọng hát của người nhạc sĩ mới tình biết bao. 

Âm nhạc và cuộc đời của Từ Công Phụng là mất mát, đau bệnh nhưng những sáng tác của ông chớ hề oán trách số phận. Những lời ca ông cất lên nhẹ nhàng, thiết tha như người hát rong truyền đời đi qua sa mạc của hàng ngàn năm trước. Ông miệt mài ca tụng tình yêu, miệt mài trả ơn đời bằng giọng ca êm ru...

Kho tàng sáng tác của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã cho ra mắt rất nhiều ca khúc hay như: Âm thầm mưa; Bây giờ tháng mấy; Bên kia đời quạnh quẽ; Cánh chim vùng hoang dại; Đêm độc thoại; Đời bỗng phù du; Giận hờn; Giọt lệ cho ngàn sau; Hóa kiếp; Khi tôi đến nơi đây; Lời của mẹ; Mắt Em Buồn; Tình Tự Mùa Xuân...

Dưới đây là 10 ca khúc được xem là nổi tiếng nhất, được nhiều người yêu thích nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng:

Bây giờ tháng mấy

Đây là ca khúc được ông sáng tác năm 18 tuổi (1960). Nhạc sĩ Từ Công Phụng từng chia sẻ, đây là ca khúc được ông sáng tác khi là học sinh mới lớn, với những rung động tình yêu thầm kín không dám thổ lộ. 

Mắt lệ cho người

Ca khúc này được sáng tác sau khi nhạc sĩ Từ Công Phụng chia tay cuộc hôn nhân đầu tiên và ra nước ngoài sinh sống. Ca khúc này từng được Tuấn Ngọc thể hiện rất thành công.

Tình ngọn tình sầu

Đây là một trong những ca khúc nổi tiếng của Từ Công Phụng, được phổ nhạc từ bài thơ mang tên "67, Khúc thêm cho Huyền Châu" của cố thi sĩ Du Tử Lê. 

Giọt lệ cho ngàn sau

Những giọt nước mắt rơi, đặc biệt là nước mắt của người tình, thứ dễ làm cho những chàng trai cảm thấy hoảng hốt và bối rối. Với một nhạc sĩ đa cảm như Từ Công Phụng, ông đã ghi lại trạng thái đó qua tình khúc bất hủ "Giọt lệ cho ngàn sau".

Mùa xuân trên đỉnh bình yên

Ca khúc này của Từ Công Phụng mang màu sắc tươi sáng, xóa tan màu sắc u buồn của nhạc tình những năm 1960. 

0nhac-si-tu-cong-phung-la-ai-va-nhac-si-tu-cong-phung-8

Tình tự mùa xuân

Ca khúc này được Từ Công Phụng sáng tác vào khoảng thập niên 1980, để dành tặng cho người vợ yêu thương của ông, khi hai người cùng nhau vượt qua nhiều biến cố trong cuộc đời.

Như chiếc que diêm

Ca khúc này được sáng tác vào năm 1975, sau thời điểm "đổi đời" không bao lâu. Như ông từng thừa nhận, đó là quãng thời gian đau khổ, cuộc sống bất ổn, mưu sinh chật vật nhất của ông. 

Kiếp dã tràng

Lời nhạc của ca khúc "Kiếp dã tràng" được ông sáng tác khoảng những năm 1968 - 1969, khi ông đang học đại học bằng 2 ở trường Luật Khoa. 

Giữ đời cho nhau

Ca khúc này được Từ Công Phụng phổ nhạc từ lời thơ Du Tử Lê. Bài hát nhiều lần nhắc đến "Ơn em" nên ca khúc cũng thường được gọi là bài "Ơn em".

Tuổi xa người

Đây là một bài hát đẹp, lãn mạn nhưng buồn của nhạc sĩ Từ Công Phụng: "Một chiều êm tay đan tay dìu nhau trên lối. Đưa em đi nhè nhẹ vào đời...".

Xem thêm: Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận