Hoàn cảnh ra đời ca khúc "Đêm bơ vơ": Nỗi sầu của chàng nhạc sĩ đa cảm

"Đêm bơ vơ" là nỗi sầu thương trong lòng của nhạc sĩ Duy Khánh khi cô học trò xinh đẹp mà ông đem lòng yêu mến ngoảnh mặt ra đi.

Đỗ Thu Nga
18:09 14/06/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

VỀ CA KHÚC "ĐÊM BƠ VƠ"

  • Tên ca khúc: Đêm bơ vơ
  • Nhạc sĩ sáng tác: Duy Khánh
  • Năm ra đời: 1973
  • Thể loại: Nhạc quê hương
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Duy Khánh

"Đêm bơ vơ" và dòng tâm sự của chàng nhạc sĩ đa cảm

Về hoàn cảnh sáng tác của "Đêm bơ vơ", theo nhiều nguồn tài liệu, ca khúc ra đời vào thời điểm nhạc sĩ Duy Khánh đang tương tư cô học trò xinh đẹp Băng Châu.

Theo lời kể của danh ca Băng Châu, năm 1969, bà từ Cần Thơ lên Sài Gòn theo đuổi đam mê âm nhạc và tìm kiếm một chỗ đứng trong làng nhạc Sài Gòn. Những ngày đầu còn "lạ nước lạ cái", bà ở nhờ nhà ca sĩ Tuyết Nhung và được Tuyết Nhung tạo cơ hội, dẫn dắt đến gặp những nhạc sĩ có tên tuổi trong Biệt đoàn văn nghệ trung ương. Trong số đó có nhạc sĩ Duy Khánh

Chỉ ở được một thời gian ngắn, Băng Châu quyết định rời Sài Gòn vì cảm thấy cuộc sống nơi phố thị không như ý muốn. Ở thời điểm này, Duy Khánh và Băng Châu đó có mối quan hệ khá thân thiết. Sau những lần gặp gỡ trò chuyện, trong đổi về nghệ thuật, Duy Khánh đem lòng cảm mến người đẹp Tây đô. 

hoan-canh-ra-doi-dem-bo-vo-cua-duy-khanh-7
"Đêm bơ vơ" là nỗi buồn của nhạc sĩ Duy Khánh khi nàng Băng Châu rời đi

Chính vì thế khi nàng Băng Châu rời đi, Duy Khánh cảm thấy vô cùng hụt hẫng. Những đêm bơ vơ bắt đầu xuất hiện trong cuộc đời chàng nhạc sĩ si tình, đa sầu đa cảm. Và đây cũng là hoàn cảnh ra đời ca khúc "Đêm bơ vơ". 

"Đêm bơ vơ" chính là nỗi lòng của Duy Khánh, là sự nhớ mong, chờ ngóng Băng Châu suốt những canh thâu dài đằng đẵng. Nếu để ý, khán giả có thể dễ dàng nhận ra, trong lời bài hát có 2 chữ "XUÂN" và "MAI" - đó là tên thật của ca sĩ Băng Châu. 

Thông qua những ca từ trong nhạc phẩm "Đêm bơ vơ", nhạc sĩ Duy Khánh muốn nhắn nhủ ca sĩ Băng Châu hãy quay về vào một ngày mai. Ông vẫn luôn ở đây đợi chờ, mong ngóng ngày được gặp lại. 

Đôi lời bình phẩm về ca khúc "Đêm bơ vơ"

Khi màn đêm buông xuống, không gian tĩnh mịch được mở ra, vạn vật chìm sâu trong giấc ngủ... đó cũng là lúc những con người chất chứa tâm sự, suy tư cảm thấy buồn và cô đơn vô cùng. Nhưng cũng chính nhưng khoảnh khắc như vậy đã giúp họ "thai nghén" ra những nhạc phẩm để đời. Và Duy Khánh cũng vậy, ông đã cho ra đời nhạc phẩm "Đêm bơ vơ" trong tình cảnh lòng nặng trĩu nỗi sầu.

"Đêm bơ vơ, thương ai đêm đợi đêm chờ,/ Trời bây giờ, trời buồn nên trời hay mưa/ Từ buổi em đi mang theo hoa bướm ngày xuân,/ Từng giờ chia ly, khi nào em nhớ anh không" - Lời ca vang lên, tâm trạng trùng xuống. Từ nàng nàng rồi đi, đời anh trở nên trống vắng, một mình quạnh vắng nghe từng đêm dài bơ vơ, từng đêm đợi chờ thương nhớ, trơ trọi một mình một bóng nhớ hoài hình dáng người thương.

Từ buổi em ra đi, nỗi buồn ngập lối về, đến trời cao cũng thương xót thay cho nỗi nhớ của anh mà rót xuống những cơn mưa buồn. Em rời đi mang theo cả niềm vui của anh "em đi mang theo hoa bướm ngày xuân". Giờ đây bên anh chỉ còn cô quạnh và nhớ mong. 

"Có bao giờ em nhớ anh không" - Người ở lại xót xa bật lên câu hỏi. Dẫu biết rằng, có hỏi cũng chẳng có lời đáp. Nỗi nhớ đã lớn đến mức giăng mắc xám trời, giăng phủ tâm hồn người ở lại một màu nhớ nhung.

hoan-canh-ra-doi-dem-bo-vo-cua-duy-khanh-6
Nhạc phẩm "Đêm bơ vơ"

"Đêm bơ vơ thương ai, đêm đợi đêm chờ/ Thương anh em, anh thương anh nhớ từng đêm" - Nỗi nhớ cứ thế tràn từ đêm này sang đêm khác. Người ở lại nhìn trăng mờ lẻ loi nghĩ đến nỗi buồn của mình. 

Em ra đi mang theo cả mùa xuân cùng biết bao kỷ niệm: "Xuân ơi Xuân, Xuân ơi Xuân đã đi rồi/ Trời bây giờ, bây giờ là trời đông thôi". 

"Đành lòng sao em, ra đi không nói một câu/ Đành lòng sao em, gieo sầu gieo tủi cho nhau/ Đêm bơ vơ..." - Năm ấy, nàng Băng Châu quyết định rời đi một cách dứt khoát, có lẽ điều ấy đã khiến cho trái tim chàng nhạc sĩ đa cảm bị tổn thương, sầu giăng khắp lối. Có hờn trách, có tủi thân, có khắc khoải nhưng hơn cả là nỗi nhớ da diết: "Anh xa em, xa em anh nhớ từng đêm".

"Không gian mịt mờ tìm nơi đâu/ Đêm đêm gục đầu chuốc cung sầu/ Xa phương trời nào xin em hiểu/ Anh vẫn tôn thờ bóng hình em" - Một mình chàng ở lại với không gian mịt mờ che lấp tương lai, mất em rồi nên "đêm đêm gục đầu chuốc cung sầu". Lời nhạc buồn não nề, cảm giác như thế giới thu bé lại chỉ bằng hình bóng người thương đã rời đi. 

Nghe đến đây, khán giả dường như đã thấm thía rất sâu đậm nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhung người thương của chàng nhạc sĩ. Tình yêu chưa kịp chớm nở đã vỡ vụn khiến con người ta trở nên sầu não đến vô cùng. 

Yêu vô điều kiện, yêu bằng cả trái tim và lý trí, vậy mà cuối cùng "Vạn bước đời, em về chốn nào xa xăm"...

Mặc dù sầu muộn là thế, trách hờn là thế nhưng chàng trai ấy vẫn còn niềm tin và hi vọng: "Đừng để cho nhau thiên thu câu hát sầu đau/ Đừng để cho nhau ân tình câm nín chôn sâu".

Em là cây rừng, anh là cánh chim. Xa em rồi thì còn đâu là rừng xanh cho anh vỗ cánh, còn đâu là rừng xanh để anh về tìm nơi trú ẩn. Xa em, anh như xa tất cả, chẳng còn điểm tựa nào nữa: "Anh xa em như chim xa biệt cây rừng/ Mai em về về, Mai về Mai nhé em".

Câu kết của nhạc khúc đã thể hiện rõ niềm tin, sự mong chờ thiết tha của chàng trai vào một ngày mai nàng sẽ quay trở về...

Duy Khánh được xem là nam danh ca nhạc vàng rất được yêu thích trước năm 1975. Cùng với Hùng Cường, Nhật Trường, Chế Linh, Duy Khánh được xưng là một trong "tứ trụ nhạc vàng". Ông còn là ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc có tầm ảnh hưởng nhất nhì làng nhạc vàng trước 1975.

hoan-canh-ra-doi-dem-bo-vo-cua-duy-khanh
Chân dung nhạc sĩ Duy Khánh

Duy Khánh đã để lại cho hậu thế hơn 30 ca khúc đặc sắc. Trong đó không thể không nhắc đến nhạc phẩm "Đêm bơ vơ". "Đêm bơ vơ" được sáng tác trước năm 1975 và ca khúc này được thể hiện thành công nhất qua giọng hát của chính Duy Khánh.

Xem thêm: Hoàn cảnh ra đời "Anh cho em mùa xuân": Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận