Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc "Tiến về Sài Gòn" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

"Tiến về Sài Gòn" ra đời trước ngày toàn thắng tới 9 năm nhưng lại khiến người nghe cảm giác như lời ca cất lên từ chính giây phút lịch sử thiêng liêng của đất nước...

Đỗ Thu Nga
16:53 29/07/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

VỀ CA KHÚC "TIẾN VỀ SÀI GÒN"

  • Tên ca khúc: Tiến về Sài Gòn
  • Nhạc sĩ sáng tác: Lưu Hữu Phước (đề tên tác giả với bút danh: Huỳnh Minh Siêng)
  • Thể loại: Nhạc đỏ
  • Năm ra đời: 1966
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Quang Hưng

Ca khúc "Tiến về Sài Gòn" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), khắp nơi trên cả nước lại vang lên giai điệu cực kỳ hào sảng: "Nơi thành đô trong ánh điện quang, tiếng nấc nghẹn câu cười/ Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày/ Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người/ Sài Gòn ơi! Ta đã về đây, ta đã về đây!”...

Đó là những câu hát nằm trong ca khúc "Tiến về Sài Gòn". Một ca khúc mẫu mực nhất cho thể chính ca (viết về những sự kiện chính trị đang diễn ra). 

Trong kho tàng âm nhạc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, "Tiến về Sài Gòn" là một trong những sáng tác nhạc đỏ nổi bật, được viết dưới bút danh Huỳnh Minh Siêng. Ca khúc được sáng tác năm 1966, trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975). 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tien-ve-sai-gon-cua-luu-huu-phuoc
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Về hoàn cảnh sáng tác của "Tiến về Sài Gòn", năm 1965, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được cử vào miền Nam, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, sau đó đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong thời gian này, ông được giao nhiệm vụ sáng tác ca khúc chào mừng giải phóng miền Nam, đây là khoảng thời gian Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968. Song cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân không thành công, phải chờ đến chiến thắng 1975, ca khúc mới chính thức được công bố. Như vậy, ca khúc "Tiến về Sài Gòn" được ra đời trước sự kiện Tết Mậu Thân, tức là khoảng năm 1966.

Theo nhạc sĩ Lưu Hữu Chí (con trai cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước), hoàn cảnh ra đời "Tiến về miền Nam" được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nói chi tiết trong bài viết "Những ngày tháng Tư" (in trong cuốn sách "Lưu Hữu Phước - Sự nghiệp âm nhạc", do NxB Trẻ ấn hầnh 1999. 

Nhạc sĩ Lưu Hữu Chí chia sẻ: "Ba tôi đến căn cứ của Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng thành phố Sài Gòn và ở đó một thời gian để tiếp xúc với một số tri thức tiến bộ từ nội thành ra gặp Mặt trận. Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Văn Linh đã dặn nhạc sĩ Lưu Hữu Phước liên lạc với giới văn nghệ sĩ thành phố.

Ba tôi làm việc với các nhà văn Vũ Hạnh, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng, biên đạo múa Tùng Linh... cùng nhiều  bạn văn nghệ sĩ trẻ như Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh, Lê Duy Hạnh... Các anh đã kể cho ba tôi nghe về tình hình chiến đấu ở nội thành, các khu vực lân cận và dự kiến sắp tới của Mặt trận giải phóng miền Nam.

Vào những ngày tháng Tư năm 1966, những loạt pháo cấp tập, những trận bom tọa độ rơi xuất nên ba tôi tôi và các chú phải quẩn quanh trong địa đạo, hoặc bơi qua sông, đi "cắt rừng", và quần thảo với các trận càn ác liệt, hoặc đi xát lại của địch. Địch tự tin với lực lượng đã đưa thêm từ 1965, chiến tranh đặc biệt biến thành chiến tranh cục bộ, lính Mỹ trực tiếp tham chiến, các loại máy bay kẻ bô ngang dọc giữa trời miền Nam, đánh phá tất cả những nơi bị lộ ra.

Máy bay B52 ném bom rải thảm theo tọa độ, từng tópp 3 chiếc nối nhau hoành hành, các đợt cách nhau 15 phút. Bên ta, quân giải phóng đã được xây dựng khá đông đảo, trang bị khá tốt, nhưng vẫn giữ thế bí mật, "ém" lên vùng rừng núi. Có lần nằm dưới hầm sâu ba tôi đếm được 21 đợt ném bom".

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tien-ve-sai-gon-cua-luu-huu-phuoc-7
Ca khúc "Tiến về Sài Gòn"

Cũng theo nhạc sĩ Lưu Hữu Chí, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từng rất náo nức khi biết dự kiếm của Khu ủy về việc sắp tiến về đồng bằng. Anh Ba đình, Tư lệnh Quân khu đã cho nhạc sĩ biết khẩu hiệu trước mắt là "Tiến về đồng bằng". Đơn vị quân giải phóng sẽ rời các vùng "ém quân" để tiến về Sài Gòn cùng đông đảo dân ngoại ô, đến thời cơ thì đánh vào nội thành, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy.

"Trong khí thế khẩn trương đó, nhạc sĩ viết bài 'Tiến về Sài Gòn' vào tháng 4/1966. Chỉ riêng một tác phẩm như 'Tiến về Sài Gòn', ba tôi cũng đã 'viết sử ca', 'định hướng cách mạng', 'phucuj vụ kịp thời cho những cao trào cách mạng', 'bước ngoặt lịch sử'" dự định kịp thời cho tiến về đồng bằng năm 1966 lại hóa thành tiếng kèn báo trước cho tổng tấn công năm 1968.

Tiến về Sài Gòn lần nữa lại như định hướng báo trước, rồi cùng với các tác giả tác phẩm âm nhạc khác giục giã, thôi thúc vào trận cuối là trận này và trở thành bài ca ca ngợi chiến thắng Bắc Nam sum họp, thống nhất nước nhà vào năm 1975", nhạc sĩ Lưu Hữu Chí chia sẻ. 

Giải mã "số phận đặc biệt" của ca khúc "Tiến về Sài Gòn"

Trong một số tập sách sưu tầm, tuyển chọn những ca khúc cách mạng được sắp xếp theo thứ tự thời gian, "Tiến về Sài Gòn" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được ghi ở phần ra đời sau 1975. Có cuốn sách ghi rõ là ra đời tháng 5/1975 - tức là sau ngày giải phóng miền Nam để tác phẩm có thêm tính sốt dẻo.

Nhưng sự thật thì không như vậy. Như đã chia sẻ ở bên trên, ca khúc "Tiến về Sài Gòn" được sáng tác trước 1975. Cụ thể là sáng tác vào năm 1966. 

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước chia sẻ, ngay sau ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ( 20/12/1960) - kết quả của phong trào đồng khởi khi đó được đẩy lên rất cao mà tiêu biểu là ở tỉnh Bến Tre vào những năm 1959 -1960, sau đó là thành công của bài "Giải phóng miền Nam” - bài hát chính thức của tổ chức này, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã có ý định viết tiếp một ca khúc hướng đến ngày cụ thể là giải phóng Sài Gòn để cổ vũ, khích lệ quần chúng nhân dân khắp miền Nam đứng lên lật đổ chính quyền Mỹ - Ngụy, giành độc lập tự do toàn diện. Nhưng những năm tháng này, do quá bận công việc nên ông không thể dồn tâm trí để biết bài hát. Đến năm 1966, phong trào chống Mỹ cứu nước ở hai miền phát triển mạnh hơn mới thôi thúc ông tiếp tục sáng tác. 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tien-ve-sai-gon-cua-luu-huu-phuoc-8
NSƯT Quang Hưng (trái) thể hiện ca khú "Tiến về Sài Gòn"

Sau mấy táng tìm tòi ý tứ, khai thác chất liệu âm nhạc, lựa chọn khúc thức rồi sửa chữa, tu chỉnh tiền "Tiến về Sài Gòn" mới ra đời. Sợ mình chủ quan, ông hát cho nhiều anh em trong cơ quan nghe để xin ý kiến,. Tất cả đều tán thưởng thì ông mới "chốt" bài hát và yên tâm về "đứa con" tinh thần của mình.

Đến năm 1967,l trong lần ra Bắc công tác, ông trao bài hát cho ca sĩ Quang Hưng (Đoàn Văn công Quân giải phóng và đang chuẩn bị cùng đoàn nghệ thuật sang biển diễn ở 8 nước xã hội chủ nghĩa. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mới hát qua một lần mà Quang Hưng đã "cảm" được bài hát và vui vẻ nhận tác phẩm.  "Tiến về Sài Gòn" qua giọng ca Quang Hùng được đón nhận nồng nhiệt. Nhiều người ở các nước đã xin bài hát và nhờ Quang Hùng dạy.

Tại Cuba, Chủ tịch Fidel Castro đặc biệt ưa thích bài hát này. Quang Hùng đã thể hiện nó rất thành công tại Festival mang tên “Ca khúc phản kháng” do Fidel thành lập.

Trưa ngày 30/41975, ca khúc "Tiến về Sài Gòn" vang lên trên đài phát thanh một cách đầy hùng tráng, hào sảng qua giọng ca Quang Hùng. Người dân miền Nam đã đổ ra đường đón mừng chiến thắng. Bài hát được phát đi phát lại nhiều lần. 

Lời ca khúc "Tiến về Sài Gòn" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Lời 1

Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười

Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày.

Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người

Sài Gòn ơi! Ta đã về đây. Ta đã về đây!

Lướt qua nắng mưa. Súng bom nhịp chân đi

Quê hương kêu gọi tiến lên diệt quân Mỹ!

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô!

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô!

Lời 2

Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời

Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời

Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ

Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng thành đô!

Đứng lên phố phường! Đánh tan giặc ngoại xâm

Đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm!

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô!

Lời 3

Bao ngày qua ta khóc khổ đau đã biến thành căm hờn

Căm hờn dâng tranh đấu sục sôi dân phố xuống đường

Bom rền vang vang khắp thành đô tiếng súng diệt quân thù

Đồng bào ơi! Giải phóng về đây tung cánh tự do!

Tiến lên giết giặc! Siết thêm chặt vòng vây

Tiến vô Sài Gòn đánh tan tành giặc Mỹ!

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô!

Xem thêm: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Nhà cách mạng nhiệt huyết, "cha đẻ" của những bản hùng ca giải phóng

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận