"Ô mê ly" - Khúc ca rộn rã yêu đời làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Văn Phụng

"Ô mê ly" là ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Văn Phụng. Nó được đánh giá là khúc ca rộn rã yêu đời nổi tiếng nhất của tân nhạc Việt Nam. Đây cũng là nhạc phẩm đưa tên tuổi Văn Phụng đến gần công chúng hơn.

Đỗ Thu Nga
11:39 02/10/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

CA KHÚC "Ô MÊ LY"

  • Tên ca khúc: Ô mê ly
  • Sáng tác: Văn Phụng
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: 1948
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh

Ca khúc "Ô mê ly" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Văn Phụng là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời tân nhạc Việt Nam. Ông nổi tiếng nhất với dòng nhạc Tình ca. Bên cạnh đó, ông còn được vinh danh là một trong những nhạc sĩ hòa âm hay nhất miền Nam Việt Nam trước 1975.

Nhạc sĩ Văn Phụng từng học ngành y theo ý muốn của cha. Nhưng chỉ một năm sau đã bỏ học vì quá đam mê âm nhạc. Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, ông gặp được linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục này đã chỉ dạy cho ông rất nhiều về âm nhạc vào giáo lý. Sau đó, Văn Phụng có cơ hội được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức chỉ dẫn cho về hòa âm. Với những kiến thức âm nhạc gom góp được, Văn Phụng tự tin bước chân vào làng âm nhạc.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-o-me-ly-cua-nhac-si-van-phung-0
Tờ bìa nhạc ca khúc "Ô mê ly" của nhạc sĩ Văn Phụng

Năm 1948, Văn Phụng bắt đầu viết nhạc với ca khúc đầu tay mang tên "Ô mê ly". Ca khúc được ra đời trong hoàn cảnh khá tình cờ, khi đó, ông đang vui đùa cùng bạn bè ca hát trong Ban quân nhạc. 

Ca khúc này ra đời đã được đón nhận nhiệt thành. Và cũng từ đó, tên tuổi của nhạc sĩ Văn Phụng được người yêu nhạc chú ý đến. Không chỉ được trình diễn trong Ban quân nhạc, ca khúc "Ô mê ly" còn liên tục được hát tại các vũ trường ở Hà Nội. Và cho đến nay, sau hơn 70 năm ra mắt công chúng, "Ô mê ly" của nhạc sĩ Văn Phụng (viết chung với Văn Khôi) vẫn được nhiều thế hệ khán giả nhớ đến và hát lên như một ca khúc yêu đời tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam.

Vì ca khúc này có tiết tấu âm nhạc khá đặc biệt, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hát cao, thanh và có cách xử lý kỹ thuật thật tinh tế thì mới truyền tải được hết chất men say mê của ca từ trong âm nhạc. Vì thế, dù là một ca khúc được yêu thích nhưng không phải ca sĩ nào cũng dám trình diễn. 

Theo ca sĩ Phương Dung, trước đây đã từng có không ít ca sĩ hát thử "Ô mê ly" nhưng đa số đều không thành công bởi dù có cố hát kịp lời hát, nhịp điệu nhưng vẫn không lột tả được chất "men say" trong ca khúc. Nhiều ca sĩ hát một lần duy nhất rồi không dám hát lại nữa vì biết bản thân không đủ khả năng.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-o-me-ly-cua-nhac-si-van-phung-9
Danh ca Thái Thanh là người thể hiện ca khúc "Ô mê ly" thành công nhất

Cũng theo Phương Dung, trước đây có vài ca sĩ dám hát như Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà, Mai Hương... Nhưng người được đánh giá hát thành công nhất là danh ca Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long. Ngay chính Phương Dung cũng từng thử hát "Ô mê ly" nhưng khi nghe lại thì "không dám hát nữa". "Dù ca khúc đó rất hay nhưng nếu có hát, tôi chỉ dám hát cho mình tôi nghe còn để hát cho khán giả nghe thì tôi không dám", Phương Dung nói.

Cùng tâm trạng, danh ca Thái Châu chia sẻ: "Cả đời tôi chưa bao giờ dám hát Ô mê ly bởi lời bài hát nhanh quá khiến lưỡi tôi như bị điểm huyệt".

Sau này, ở thập niên 2000, có một giọng ca được yêu thích và gây chú ý khi thể hiện ca khúc "Ô mê ly", đó là ca sĩ Ánh Tuyết. 

"Ô mê ly" và những ca từ đẹp nhất ở độ tuổi 18 của nhạc sĩ Văn Phụng

Ở tuổi 18 đẹp nhất của đời người, nhạc sĩ Văn Phụng đã dốc toàn bộ năng lượng tươi mới của tuổi trẻ cho giai điệu, ca từ của ca khúc "Ô mê ly". Và ca khúc này đã mang đến "cơn gió" tươi mới, tràn đầy nhựa sống bậc nhất trong nền tân nhạc Việt Nam.

Ngay trong 2 câu đầu, lời bài hát đã hiện ra một cách đầy tươi vui, nồng nhiệt truyền cho người nghe một nguồn năng lượng mới, sảng khoái, xóa bỏ mọi u sầu, muộn phiền:

"Ô mê ly, mê ly!

Ô mê ly, mê ly đời ta!"

Ở tuổi 18, chàng nhạc sĩ Văn Phụng vừa bước chân ra khỏi chiếc vỏ bọc tuổi thơ để vào đời. Vì thế, sức sống lúc này đang ngập tràn trong bầu ngực và tâm trí vì thế mà mọi ánh nhìn về cuộc sống đều tươi mới, tràn trề nhựa sống.

"Ô mê ly đời sống với cây đàn

Tình tinh tang dạo phím rồi ca vang

Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng

Giục lòn ta dạo khúc ca với đàn"

Những giai điệu trong trẻo, tươi mới cuộn trào, bật thoát ra đầy phóng khoáng, tự do từ tâm hồn âm nhạc tươi trẻ của Văn Phụng cuốn người nghe vào những cung bậc mê đắm, rộn ràng. Đó là cảm xúc thuần khiết nhất của một chàng trai trẻ trước địa hạt âm nhạc đều màu sắc. Đó là lần đầu tiên trong đời, chàng trai trẻ mang tâm hồn nghệ sĩ được chính thức sống với âm nhạc. Đó là niềm say mê, hứng khởi bất tận, không gì có thể so sánh bằng "ô mê ly đời sống với cây đàn".

Sự hồn nhiên, nồng nhiệt của tuổi trẻ không hề vướng một chút sầu vương. Những nốt nhạc như đang bay nhảy trên cánh đồng đầy hoa cỏ, ong bướm. Đâu đâu cũng là âm nhạc, lời ca, sự tươi vui. Âm nhạc hòa vào đời sống, thăng hoa cùng đời sống:

"Một chiều mưa ta hát vang 'Mưa rơi!'

Rồi cùng ta mưa đáp: 'Cho tươi đời!'

Một ngày nắng ta hát vang: 'Nắng tươi!'

Đàn cầm tay say sưa hát là nguồn vui

Gió sớm đã về, cùng tiếng hát tiếng cười

Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời

Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời: 'Người ơi, đàn đi!'"

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-o-me-ly-cua-nhac-si-van-phung
Lời ca khúc "Ô mê ly"

Dưới lăng kính của chàng nhạc sĩ trẻ, âm nhạc như một thứ phép màu huyền diệu, thổi hồn vào vạn vật, đánh thức vạn vật. Mưa, nắng, gió và cả đám lúa vô tri cũng trở thành bạn bè tri giao, đồng điệu, cùng hát ca, nhảy mua, cùng đối đáp nói cười... Tất cả tựa như một câu chuyện cổ tích trong sáng, mơ mộng. Lời hát cuốn người nghe vào thế giớ đầy nhiệm màu với sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

"Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phớt hồng

Có tiếng hát chòng từ đám lúa lướt về

Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng có tiếng cười,

Đàn ta hòa vang..."

Trong sự tươi vui ấy, mọi thứ đều trở nên dịu dàng, duyên dáng: "ánh nắng phớt hồng", "tiếng hát... lướt về". Tất cả tại khung cảnh đẹp tựa tranh vẽ.

Nhạc sĩ Văn Phụng và Văn Khôi đã thật tài tình trong việc hòa phối các gam màu sắc tạo nên sức sống tươi mới, ngọt ngào. Và trong không khó ấy, không thể thiếu bóng dáng con người. Đó là "tiếng nàng... tiếng cười... đàn ta hòa vang". Những cung đàn phím nhạc rung lên từ sâu thẳm trái tim, tâm hồn nên nhịp điệu tươi vui như tuổi trẻ đầy sức sống của các nam thanh, nữ túi.

"Ô mê ly đời sống bao duyên tình

Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh

Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ

Đàn hòa vang tự sóng xô đến bờ"

Nhạc sĩ Văn Phụng đã khuấy động tâm hồn người nghe, cuốn người nghe theo bước chân tung tăng trên đồng quê thanh bình, tràn ngập những điều mới mẻ. Những cảm xúc bồng bềnh, tinh khôi, ngọt ngào ấy đã được nhạc sĩ khéo léo hòa vào âm nhạc làm thành câu hát "đàn hòa vang tự sóng xô bến bờ". Và rồi từ những đợt "sóng xô"  nhẹ nhàng ấy, tình quê hương thanh khiết, giản dị bắt đầu nảy nở thiết tha trong tâm hồn.

"Đường về thôn em bé vui câu ca

Giục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà

Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi

Nhạc còn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi"

Trong ca khúc của mình, nhạc sĩ Văn Phụng đã thể hiện tình yêu quê hương, ruộng đồng quê mình. Đó là thôn quê xinh đẹp với tiếng ca của em bé, đó là tiếng gió dịu nhẹ của hàng cây, của đồng lúa... Đó là nơi tình người gắn kết tình người...

Xem thêm: Nhạc sĩ Văn Phụng và hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc "Tôi đi giữa hoàng hôn"

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận