Ca khúc "Hẹn hò" - câu chuyện tình thảm thiết, giống như Ngưu Lang Chức Nữ
Ca khúc "Hẹn hò" kể về câu chuyện tình thảm thiết của đôi trẻ yêu nhau, nhưng đâu đó vẫn loé lên tia hi vọng về một tương lai ở thiên thu, hẹn kiếp sau tiếp tục yêu nhau...
CA KHÚC "HẸN HÒ"
- Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy
- Năm ra đời: Trước năm 1954
- Thể loại: Nhạc trữ tình
- Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thùy Dương, Thiên Tôn, Thanh Hà...
Ca khúc "Hẹn hò" ra đời trong hoàn cảnh nào?
Mặc dù là con trai của nhà văn Phạm Duy Tốn nhưng ông không theo nghiệp cha mà chọn âm nhạc để lập thân. Ông đã sống một đời với bao thăng trầm, vui buồn, khổ đau và hạnh phúc cùng nó. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại.
Đặc biệt, "tình yêu" là chủ đề được Phạm Duy rất coi trọng. Nhạc tình đôi lứa có số lượng nhiều nhất trong kho nhạc của ông. Có thể kể đến những ca khúc được giới trẻ trong nam ngoài bắc ưa chuộng như: Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Cỏ hồng, Hẹn hò...
Trong đó, ca khúc "Hẹn hò" được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác vào năm 1954. Năm đó, tác giả đã ngoài 30 tuổi - cái tuổi mà người ta gọi là Tam thập, nhị lập. Tức ngoài 30, người đàn ông mới bắt đầu hiểu đời, hiểu mình và trưởng thành thật sự.
Phạm Duy đã viết về câu chuyện tình yêu đôi lứa bằng âm giai ngũ cung vô cùng dân tộc chứ không phải là những điệu nhạc có màu sắc Tây phương như khá nhiều bài tình một khác của ông. Điều này dễ dàng làm lắng đọng, gợi dẫn nhiều suy tư miên man cho người thưởng thức.
Phạm Duy dành một số trong trong hồi ký để nhắc về ca khúc "Hẹn hò": "Bài Hẹn hò được xây dựng trên giai điệu ngũ cung, kể lể về một câu chuyện tình thảm thiết, giống như Ngưu Lang Chức Nữ".
Tuy Phạm Duy viết ca khúc "Hẹn hò" như câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ nhưng qua lời từ của nhạc sĩ họ Phạm, "hẹn hò" mô phỏng và diễn xuôi lại Câu chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ năm xưa. Ông đã tái tạo, làm mới, lồng ghép, dung nạp thêm vào đó muôn vàn âm thanh trích xuất từ hàng triệu chuyện tình đôi lứa đời này, đời sau.
Ở "Hẹn hò", đâu có Thượng Đế bắc cầu, đâu có đàn quạ trọc đầu về xây cầu Ô Thước. Ở đó chỉ có một cuộc tình thảm thiết của hai người. Cùng cách nhau một dòng sông, nhưng người im nghe nước chảy về đâu, người thì trông hoa trôi theo nước phương nào. Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình, hai hình ảnh này đã mang đến nguồn cảm hứng cho nhiều thi - nhạc sĩ, trong đó có cả Phạm Duy.
"Hẹn hò" - Chuyện tình buồn giữa mùa Ngâu
"Một người ngồi bên kia sông
im nghe nước chảy về đâu
Một người ngồi đây
trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
Trời thì mưa rơi
mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
Người thì hẹn nhau sang sông
mong chóng tạnh mùa Ngâu"
Đó là chuyện tình của hai người yêu nhau nhưng không được gần nhau. người ở giang đầu kẻ cuối sông. Những giọt mưa ngâu không. Suối tuôn trên đời và trên vai đôi tình nhân xa cách. Những giọt âm điệu rơi vào tâm khảm của người nghe, day dứt, xót xa, thương cảm vô cùng.
"Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau
cách một biển sâu
hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau
biết thuở ban đầu
dù tình không nguôi
đôi ta xin hứa vui về sau
trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi
cách biệt dài lâu..."
Ngưu Lang - Chức Nữ xa cách nhau nhưng vào một ngày tháng 7 mỗi năm đều có Thượng Đế bắc cầu Ô Thước để gặp gỡ. Còn những người yêu nhau có những giận hờn khiến cho đôi bên "yêu nhau cách một biển sâu". Là cảnh trời mưa "mưa rơi mưa rơi cách biệt dài lâu" khiến cho cuộc tình không nguôi, lời hẹn hò "hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu" gặp nhiều trắc trở. Tình yêu của họ cũng không đẹp như Ngưu Lang - Chức Nữ, cũng không có Thượng Đế, có chăng chỉ là những cách ngăn của mùa mưa Ngâu, những lời hứa hẹn hò cùng nhau "hứa vui về sau" chưa thể thực hiện.
"Nước vẫn trôi mau
mắt vẫn hoen sầu
đành để hồn theo nước trôi không màu
Số kiếp hay sao?
không cho bắc cầu
thì xin sông nước sẽ cho gần nhau..."
Dòng nước trôi mau vô tình theo từng đợt mưa Ngâu khiến "mắt vẫn hoen sầu", nhưng biết làm sao để không còn ngăn cách chia ly, chỉ biết "đành để hồn theo nước trôi không màu". Nay xin mượn dòng nước để thả hồn mình mang những yêu thương về nơi người, để mắt ai kia tôi đừng sầu thôi đừng lệ hoen mi.
"Một người bèn ra ven sông
buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu
trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu
Cuộc tình thương đau
êm êm trôi theo nước xuôi về đâu?
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau"
Mưa ngâu ngăn cách đôi mình, một người bèn ra ven sông buông theo dòng nước cuồn cuộn mau, còn một người chìm sâu. Hình ảnh đau lòng đó khiến người nghe càng xót xa hơn. Cuộc tình buồn kết thúc cùng dòng nước cuồn cuộn, một người buông theo dòng nước, một người chìm sâu. Kiếp này họ không thể bên nhau, không thể thực hiện những ước nguyện đã từng thổ lộ cùng nhau...
"Hẹn hò" vốn là ca khúc đau buồn đến xót xa lòng nhưng ở đâu đó, Phạm Duy vẫn đặt vào một chút hi vọng về tương lai ở thiên thu, hẹn kiếp sau tiếp tục hẹn hò, yêu thương. Giống như Ngưu Lang - Chức Nữ có một ngày được gặp lại nhau - ngày Thất tịch 7/7.
Tuy ca khúc "Hẹn hò" có kết thúc buồn nhưng kỳ thực lại là mở đầu cho một kiếp mới ở thiên thu, một cuộc hẹn ở kiếp sau sẽ hạnh phúc hơn:
"Một người ngồi bên kia sông
im nghe nước chảy về đâu
Một người ngồi đây
trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
Trời thì mưa rơi
mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
người thì hẹn nhau sang sông
mong cho chóng tạnh mùa Ngâu
Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau
cách một biển sâu
hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau
biết thuở ban đầu
dù tình không nguôi
đôi ta xin cho hứa vui về sau
trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi
cách biệt dài lâu...
Nước vẫn trôi mau
mắt vẫn hoen sầu
đành để hồn theo nước trôi không màu
Số kiếp hay sao?
không cho bắc cầu
thì xin sông nước sẽ cho gần nhau...
Một người bèn ra ven sông
buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu
trong khi mưa Ngâu bỗng ngưng ngang đầu
Cuộc tình thương đau
êm êm trôi theo nước xuôi về đâu?
Hẹn hò nhau thiên thu cho phong phú đời sau".
Xem thêm:
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận