"Đan áo mùa xuân" - nhạc khúc bất hủ của Phạm Thế Mỹ: "Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ..."

"Đan áo mùa xuân" là khúc nhạc xuân bất hủ thường được nghe mỗi dịp đầu năm. Ca khúc chất chứa nỗi nhớ của cô gái khi mùa xuân về...

Đỗ Thu Nga
08:00 17/10/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

CA KHÚC "ĐAN ÁO MÙA XUÂN"

  • Sáng tác: Phạm Thế Mỹ
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1967
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lệ Thu

Ca khúc "Đan áo mùa xuân" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trong suốt thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, những nhạc phẩm của Phạm Thế Mỹ đã làm nên một dòng chảy khác biệt trong âm nhạc trữ tình của Việt Nam. Đó là những ca khúc hân hoan ca ngợi vẻ đẹp quê hương Việt Nam mà đến mãi sau này người yêu nhạc vẫn còn nghe, còn hát.

Một trong những ca khúc được xếp vào top "bất hủ" của Phạm Thế Mỹ chính là khúc xuân "Đan áo mùa xuân". Nhạc phẩm này được chắp bút trước năm 1970, gắn câu chuyện tình yêu người lính với những chiếc áo, chiếc khăn. 

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dan-ao-mua-xuan-cua-nhac-si-pham-the-my-7
"Đan áo mùa xuân" - ca khúc xuân bất hủ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

Ca khúc "Đan áo mùa xuân" sở hữu những ca từ mang đầy nỗi nhớ của cô gái chờ người yêu khi xuân về. Tất cả nỗi nhớ và tình cảm của cô gái đều được gửi vào những chiếc áo len do chính tay cô đan. Những tấm áo, chiếc khăn có thể đan không được quá đẹp nhưng lại khiến người mặc ấm lòng, hạnh phúc, vì trong đó chất chứa tình yêu. 

Ca khúc "Đan áo mùa xuân" của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra đời trong thời điểm xã hội có nhiều biến động, những chàng trai, cô gái trong thời ly loạn ôm nỗi nhớ mong nhau da diết. Tất cả tình cảm chân thành nhất đều được gửi gắm trong tấm áo len...

Theo thông tin ghi trên tờ nhạc, ca khúc "Đan áo mùa xuân" do Minh Phát phát hành. Ca nkhucs được thu thanh vào dĩa hát Việt Nam với giọng ca Phương Dung - Nhật Trường.

Nỗi niềm chất chứa trong "Đan áo mùa xuân"

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã khắc họa nỗi nhớ nhung da diết ào những ca từ và giai điệu ngay từ mở đầu ca khúc "Đan áo màu xuân":

"Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ

Là em thôi mong nhớ xuân này chàng có về

Hỏi hoa hoa chẳng nói, hỏi mây mây lặng đứng

Hỏi gió gió ngập ngừng, hỏi nắng ngại ngùng"

Tình yêu sâu đậm của người con gái nơi hậu phương dành cho người lính được thể hiện qua nỗi nhớ mong, ngóng đợi người thương trở về khi Tết đến xuân sang. Nhưng người vẫn còn gian nan nơi rừng sâu núi thẳm. Cứ mỗi độ mai vàng nở rộ, cô gái biết rằng người thương không thể trở về cùng mùa xuân này. Nỗi nhớ mong chẳng biết tỏ bày cùng ai, người ở phương xa ngàn dặm, còn em nơi đây hiu quạnh ôm nỗi nhớ một mình. Cô gái lúc nào cũng sống trong nhớ mong, nhìn hình ảnh mai vàng lại khiến nỗi nhớ lớn thêm. Sự bơ vơ, tuyệt vọng mãi đeo bám, chỉ biết hỏi mây hỏi gió rằng đến bao giờ người mới trở về?

Ở trong phần đầu ca khúc "Đan áo mùa xuân" có câu hát "Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ là THÔI EM mong nhớ" - chữ "thôi em" đã bị nhiều ca sĩ hát sai thành "là EM THÔI mong nhớ". Việc đổi thứ tự câu từ này đã khiến cho ý nghĩa câu hát thay đổi hoàn toàn. Bởi vì khi nhìn thấy mai vàng trước ngõ, không thể nào là "em thôi không còn mong nhớ" người thương ở biên cương được, mà phải là "thôi em mong nhớ" với chữ "thôi" còn nghĩa là "đẩy" (nghĩa từ Hán Việt), được hiểu là "thôi thúc", "thúc đẩy". 

Chữ "thôi" còn mang một nghĩa khác là "một khoảng không gian tương đối dài và liên tục". Vì thế, câu hát này cũng được hiểu là những ngày đầu xuân gợi nhớ lại kỷ niệm cũng là thời gian mà niềm mong nhớ dâng lên ngập tràn trong lòng người con gái nơi quê nhà.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dan-ao-mua-xuan-cua-nhac-si-pham-the-my
"Đan áo mùa xuân" là nhạc phẩm bất hủ của Phạm Thế Mỹ thường được bật lên mỗi khi mùa xuân về

Sắc xuân tưng bừng tràn ngập muôn nơi, hoa đua nở rộ, ánh nắng chan hòa cùng với từng làn gió xuân mát rượi khiến không gian như bừng sáng. Nhưng sắc xuân tươi vui ấy chẳng thể bù đắp được nỗi nhớ vơi kia, ngược lại nó càng khiến nỗi nhớ thương chất chứa nhiều hơn:

"Chim mách rằng anh đang ngoài chiến tuyến

người yêu thay tay súng, gối mộng là lá rừng

Vì quê hương còn khổ, tình yêu xin để đó

cho xác chết ngậm cười, cho nước mắt thôi rơi"

Giữa cảnh xuân tươi mới như thế mà người trai trẻ vẫn vật vã nơi bom đạn khói lửa, từng đêm gối đầu trên lá rừng, bên mình cận kề súng đạn chứ chẳng phải là hơi ấm của người yêu. Vì hòa bình của quên hương nên người chinh nhân đã gác lại tình yêu lứa đôi. Nhưng giữa nơi rừng thiêng nước độc, chàng trai vẫn nhớ về hậu phương mà thi vị hóa hình ảnh quanh mình: "người yêu thay tay súng, gối mộng là lá rừng".

Người luôn ước vọng về một ngày mai chung đôi bóng, đợi chờ ngày đất nước yên vui khi quê hương không còn nước mắt đau thương. Đôi ta sẽ về bên nhau sau bao mùa xuân mòn mỏi đợi chờ:

"Nhớ xuân sang năm nào,

bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh

đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về khi máu xương ngừng rơi"

Bếp lửa vui em ngồi đan áo - đây là hình ảnh êm đềm, hạnh phúc vào những màu xuân năm xưa. Khi tết đến xuân về, anh ngồi canh nồi bánh chưng, em ngồi đan áo len ấm. Hình ảnh bình dị nhưng ấm áp này đã được Phạm Thế Mỹ nhạc hóa thành lời ca chứa đựng hoài niệm về ngày xưa hạnh phúc đong đầy. Còn nay, khi xuân về, chỉ tràn ngập nỗi nhớ thương, niềm ước ao về ngày đoàn viên.

"Để giờ mình em và manh áo xám trên môi

Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa

Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng mà ngỡ là giấc mơ thanh bình"

Anh từng nói rằng "anh sẽ về", nhưng "giờ mình em với manh áo xám trên môi". Chỉ có riêng em lẻ bóng ngồi đan áo mùa xuân, một mình nâng niu nỗi nhớ mong dài đằng đẵng. Ở ngoài kia, tiếng pháo giao thừa rộn rã, bánh chưng xanh đã chín, hoa mai vàng đã nở... nhưng người thì chưa thấy về.

"Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ

và lang thang chim én mang sầu về cuối trời

quà cho em là bướm và hoa thơm cỏ biếc

với gió mát lưng đồi, với tiếng sáo tuyệt vời"

Đó là những lời ca mang đầy niềm tin và hi vọng. Mong ước một ngày không xa quê hương tan khói binh, anh sẽ trở về, sầu lo tan biến, chỉ còn hạnh phúc ngập tràn. Đó là món quà tuyệt vời nhất khi mùa xuân sang:

"Anh sẽ về khi không còn tiếng súng

trời xanh cao chim hót, chim trỗi nhạc đón mừng

Để hoa xuân lại thắm để môi em lại ấm

cho áo mới yêu đời cho tiếng pháo thêm vui"

Đoạn cuối bài hát là những lời nhạc tươi vui rộn rã theo tiếng chim trỗi dậy đón mừng xuân về. Dường như đó là hi vọng về những mùa xuân thanh bình không còn khói bom đạn nữa.

Xem thêm: "Bông hoa cài áo": Từ nỗi nhớ mẹ trong tình cảnh ngục tù đến nhạc phẩm bất hủ

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận