Trịnh Công Sơn và cái tài dùng văn xuôi gián tiếp chú giải ca khúc

Có lẽ người Việt Nam không ai không biết nhạc Trịnh; nó len lỏi vào từng ngóc ngách, tầng lớp công chúng. Thế nhưng lại ít người biết rằng Trịnh Công Sơn từng dùng văn xuôi để chú giải ca khúc.

Đỗ Thu Nga
14:45 28/05/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

Bài viết này thuộc series Nhạc Trịnh

Nhạc Trịnh

Xem thêm

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 - 2001) là cây đại thụ của dòng nhạc Tân nhạc (xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 1928). Ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ Việt Nam có lượng đĩa bán chạy nhất. Ông cũng là nhạc sĩ hiếm hoi của Việt Nam có tên trong Từ điển Bách khoa Pháp Les Million. 

cau-chuyen-dung-van-xuoi-gian-tiep-chu-giai-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-0
Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ông bắt đầu chắp bút từ năm 1958 với ca khúc "Ướt mi" và công bố chính thức vào năm 1959. Những năm sau đó, ông cho ra đời rất nhiều ca khúc như: Lời buồn thánh, Tuổi đá buồn, Dã tràng ca, Cát bụi... Không chỉ để lại cho đời những nhạc phẩm xuất sắc,  sĩ Trịnh Công Sơn còn có tài hội họa và sáng tác thơ. Ở mảng nào, ông cũng có những đóng góp nhất định và gây dựng tầm ảnh hưởng to lớn.

Người Nhật vô cùng yêu thích những sáng tác của Trịnh Công Sơn. Bởi âm hưởng chất nhạc, nội dung, tinh thần của nhạc Trịnh đậm hồn phương Đông, gắn chặt với văn hóa, thể hiện triết lý Á Đông sâu sắc. 

Đại đa số ca sĩ Việt từng hát qua nhạc Trịnh. Năm nào các ca khúc nhạc Trịnh cũng xuất hiện trên các sân khấu với nhiều hình thức khác nhau. Nhạc của Trịnh Công Sơn có thể dung hòa được từ bác học tới bình dân, khiến ca sĩ mọi thế hệ đều có thể hát được. 

Trịnh Công Sơn và câu chuyện về tài sử dụng ngôn từ

Ngoài giai điệu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi bật ở phần ca từ. Ca từ trong nhạc của ông đầy chất họa, đậm chất thơ, đa dạng về từ vựng, độc đáo về ngữ pháp, phong phú về thanh điệu, ẩn chứa nhiều mã nghệ thuật khác nhau.

Khi tách bỏ phần giai điệu và phần lời ra, nhạc Trịnh hật sự trở thành một bài thơ xuất sắc, có đóng góp không hề nhỏ cho nền thi ca Việt Nam và làm phong phú thêm vào sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Người của thơ ca là cụm từ mà nhạc sĩ Văn Cao dành cho Trịnh Công Sơn. Bởi Trịnh Công Sơn, nhạc và thơ của đều hòa quyện vào nhau đến độ khó phân định chỗ nào là chính, chỗ nào là phụ. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn có dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác học phương Tây. Ông hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. 

cau-chuyen-dung-van-xuoi-gian-tiep-chu-giai-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-9
Thủ bút của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc "Có nghe ra điều gì" gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh (nhà văn Lữ Kiều) năm 1973

Nếu phân tích sâu vào từng lời ca sẽ thấy rõ mọi nghệ thuật ngôn ngữ tiếng Việt, từ việc sử dụng từ láy, tượng hình, tượng thanh, từ lạ hóa cho tới điệp ngữ, điệp vần, tu từ, hoán dụ, ẩn dụ...

Có một nghiên cứu từng chỉ ra rằng trong 139 ca khúc của Trịnh Công Sơn thì có 210 câu hỏi tu từ. Trong từng câu mà từng cách tu từ khác nhau với dụng ý nghệ thuật riêng. Điển hình như trong "Diễm xưa" có đoạn "mưa vẫn mưa bay trên tần tháp cổ" vừa chỉ chiếc tháp cổ kính vừa ẩn ý về tháp cổ trắng ngần của người con gái vướng bụi trần. Hoặc như trong ca khúc "Chiều một mình qua phố", từ "nắng khuya" được dùng để chỉ ánh trăng, hoặc ánh đèn đường.

Mỗi câu chữ trong các nhạc phẩm đều được Trịnh Công Sơn chau chuốt tỉ mỉ, không một chữ thừa. Mỗi từ ngữ, mỗi câu đều mang ý nghĩa, đều ẩn chữa triết lý sâu sắc...

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nghệ thuật dùng văn xuôi gián tiếp chú giải ca khúc

Trong 62 mùa xuân của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho ra đời hơn 300 ca khúc. Thế nhưng, những văn bản còn lưu giữa chỉ chừng 250 ca khúc. Những văn bản công chúng không được tiếp cận hoặc ít được biết đến chủ yếu là các ca khúc ở giai đoạn đầu mới sáng tác mà tác giả chưa cảm thấy hài lòng hoặc những sáng tác sau năm 1975 mà ông thấy chưa bắt kịp với cuộc sống mới. 

Như đã từng chia sẻ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tài văn thơ nhưng ông viết văn xuôi không nhiều. Bên cạnh truyện ngắn "Chú Lộ" (1967), văn xuôi của Trịnh Công Sơn chủ yếu là đoản văn. Những đoản văn ấy, nếu đọc chậm rãi thì độc giả sẽ hiểu thêm về thế giới "nhạc Trịnh". Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, độc giả thấy phảng phất màu sắc triết lý Phật giáo. Ví dụ như kiểu "tìm trong vô thường, dưới chân cội nguồn" hoặc "bước tới hư vô, khoác áo chân như", với Trịnh Công Sơn là một thái độ chọn lựa: "Một ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm/ Đời sống thực sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời không sáng nổi một ngày trẩy hội".

cau-chuyen-dung-van-xuoi-gian-tiep-chu-giai-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-6
Trịnh Công Sơn qua nét vẽ Lê Sa Long

Nếu để ý, trong sáng tác của Trịnh Công Sơn có nhiều ca khúc được đặt tên theo mô típ giống nhau. Với thẩm mỹ về "EM", Trịnh Công Sơn có các ca khúc: Em đã cho tôi bầu trời, Em hãy ngủ đi, Em còn nhớ hay đã quên, Em bỏ lại con đường... "Em" ở đây, không hẳn chỉ một đối tượng nhất định. Trịnh Công Sơn từng viết "Em không bến và tôi không bờ/Em trôi đi và tôi cũng trôi đi/Em và tôi cùng là bến/Em và tôi cùng là bờ...".

Với chữ "tình", nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng triển khai thành nhiều ca khúc: Tình sầu, Tình nhớ, Tình yêu tìm thấy, Tình xót xa vừa... Nhạc sĩ tâm sự "tình yêu thường mang đến nỗi khổ đau đồng thời tình yêu cũng ang đến hạnh phúc. Có một lá cờ bay trên hạnh phúc và có một đóa quỳnh héo úa ngủ trong khổ đau. Cố gắng tránh đừng than thở/Thử thở dài một mình và quên lãng/Ta không thể níu kéo một cái gì đã mất/Tình yêu khi muốn ra đi thì không có một tiếng kèn nào đủ màu nhiệm để lôi về lại được. Tình yêu là tình yêu. Trong nó đã sẵn có mầm sống và sự hủy diệt...".

Trong âm nhạc của mình, ông dùng ngôn từ êm ái nhất để "ru" để gửi gắm sự trìu mến của mình. Nhưng âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng man mác buồn, nhiều trắc ẩn và lắm hoài nghi. 

Xem thêm: 

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận