Ca sĩ Thanh Tuyền - cái tên sáng giá nhất Sài Gòn thời ấy: Cát xê 5 cây vàng

Ở tuổi 19, Thanh Tuyền bắt đầu đặt chân vào hát trong các vũ trường, cát xê mỗi đêm đến 5 cây vàng. Bà trở thành cái tên sáng giá nhất Sài Gòn thời ấy.

Đỗ Thu Nga
08:00 05/11/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

Ca sĩ Thanh Tuyền tên thật là Phạm Như Mai, sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Bà là chị cả trong gia đình 15 anh chị em. Trước đây, bà từng theo học tại trường nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt). Sau khi về Sài Gòn, bà chuyển sang học tại trường nữ Trung học Lê Văn Duyệt (nay là trường THPT Võ Thị Sau). 

Nữ sinh Như Mai đến với sự nghiệp ca hát vào năm 1959 và đoạt giải "Thần đồng Đà Lạt" với ca khúc "Nắng đẹp miền Nam" của nhạc sĩ Nam Phương. Sau đó, Như Mai vừa đi học vừa đi hát ở đài phát thanh Đà Lạt. Cũng trong thời gian này, bà được người cậu chỉ dạy những nhạc lý cơ bản. 

Năm 1964, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông lên Đà Lạt nghỉ dưỡng. Tại đây, ông nghe mấy người bạn cùng nghề kể về một nữ sinh tên Như Mai sở hữu giọng hát đầy nội lực. Hỏi ra thì mới hay, Như Mai là nữ sinh trường Bùi Thị Xuân nhưng hàng tuần vẫn tham gia hát ở đài phát thanh Đà Lạt. 

Thật tình cờ, trong một lần trường Bùi Thị Xuân tổ chức bế giảng năm học, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được mời đến dự. Tại phần biểu diễn tiết mục văn nghệ, ông nghe người dẫn chương trình giới thiệu cái tên Như Mai. Và ông rất bất ngờ khi cô nữ sinh này cất giọng hát. Đó là tiếng hát đầy nội lực thanh xuân, âm vang làm rộn rã cả sân trường. Tiếng hát Như Mai như cháy bỏng một ước mơ, một hi vọng về nơi phồn hoa nuôi dưỡng ước mơ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

ca-si-thanh-tuyen-va-ky-uc-ve-thoi-cat-xe-5-cay-vang-0
Ca sĩ Thanh Tuyền từng đi hát với cát xê 5 cây vàng

Sau khi xem xong phần trình bày, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã tìm gặp và hỏi Như Mai: "Cháu có muốn trở thành ca sĩ không"?. Ngay lập tức, ông nhận được cái gật đầu dứt khoát của cô nữ sinh. 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã gặp gỡ cha mẹ của Như Mai đề nghị đưa cô bé về Sài Gòn học tập, rèn luyện giọng hát. Ban đầu, cha mẹ Như Mai còn e ngại vì sợ con đi xa gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nhiệt tình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và sự giúp đỡ từ gia đình nhạc sĩ Mạnh Phát và ca sĩ Minh Diệu mà Như Mai được về Sài Gòn học tập, hát ca.

Với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chỉ trong vòng 8 tháng, cô nữ sinh Đà Lạt đã có phát hành bành băng đĩa giới thiệu đến người yêu nhạc. Cái tên Như Mai đã được đổi nghệ danh thành Thanh Tuyền, ngụ ý về giọng hát đẹp như dòng suối của cao nguyên Đà Lạt. 

Giọng ca trong trẻo của Thanh Tuyền nhanh chóng chiếm được sự mến mộ của người yêu nhạc Sài Gòn. Tiếng hát Thanh Tuyền phủ sóng khắp các kệ băng đĩa nhạc, xuất hiện ngang hàng với các bậc đàn anh đàn chị trê sóng phát thanh. Tên tuổi và giọng hát của Thanh Tuyền cũng được báo giới hết lời ca ngợi. 

Thanh Tuyền từng chia sẻ: "Bài hát đầu tiên tôi thâu đĩa là Dấu chân kỷ niệm, tới bây giờ nhiều người vẫn giữ cái đĩa đó. Tôi đi hát mà nhiều người cho xem cái đĩa, bìa ở ngoài bị chuột cắn rách hết mà vẫn tìm tôi và trao lại cho tôi. Điều đó khiến tôi cảm động lắm”.

Ở tuổi 19, Thanh Tuyền mới bắt đầu đặt chân vào hát tại các vũ trường. Cát xê mỗi đêm hát tầm 5 cây vàng, Thanh Tuyền trở thành một trong những cái tên sáng giá nhất Sài Gòn thời ấy. Khi tiếng hát cất lên là biết ngay Thanh Tuyền, không trộn lẫn vào đâu. Chất giọng đặc biệt, cách luyến láy bolero rất riêng, rất lạ. Thanh Tuyền hát theo lối bạch thanh, giọng cao vút, ngân nga, trầm bổng.

Theo ca sĩ Thanh Tuyền, thời trẻ bà hát rất khỏe, trong một đêm có thể chạy đến 6 phòng trà tới mức không có thời gian để nói chuyện với ai. Thời điểm đó, nhiều hãng đĩa kiếm được rất nhiều tiền nhờ tiếng hát của bà.

Xem thêm: Vì sao nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giận đến 2 năm không nhìn mặt ca sĩ Thanh Tuyền?

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận