Vì sao nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giận đến 2 năm không nhìn mặt ca sĩ Thanh Tuyền?

Vì cuốn băng đĩa "Tiếng hát Thanh Tuyền" mà nữ danh ca đã phạm sai lầm với chính người thầy của mình - nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông...

Đỗ Thu Nga
15:23 04/11/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - người thầy hết lòng đào tạo ca sĩ Thanh Tuyền

Thanh Tuyền (tên thật Phạm Như Mai, SN 1948) là ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng, được mệnh danh là "Tiếng hát chim Sơn Ca miền đất lạnh" của tân nhạc Việt Nam. Bà thành danh vào thời kỳ hưng thịnh của nền nhạc vàng miền Nam những năm 1960 - 1975. Bà sở hữu giọng hát bền bỉ và là một trong những giọng ca trụ cột của Trung tâm Asia và Trung tâm Thúy Nga tại hải ngoại từ những ngày đầu tiên được thành lập.

Người phát hiện ra giọng ca trời phú của Thanh Tuyền là nhạc sĩ Mạnh Phát. Đó là thời điểm đầu thập niên 1960, khi nghe được Thanh Tuyền hát cá khúc "Vọng gác đêm sương" của mình, ông liền nhờ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đưa bà về Sài Gòn nuôi dưỡng ước mơ làm ca sĩ.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã lên chương trình đào tạo và đặt cho bà nghệ danh Thanh Tuyền. Nghệ dạnh ấy ra đời với ý nghĩa: "Thanh" là cao nguyên xanh, "Tuyền" là suối, mang đậm phong cảnh hữu tình có suối, thác, thông reo ở Đà Lạt - mảnh đất "chôn rau cắt rốn" của bà.

Nhắc về kỷ niệm lần đầu gặp gỡ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể: Năm 1964, ông lên Đà Lạt nghỉ dưỡng và nghe mấy người bạn kể về một cô bé tên như Mai có giọng hát rất đặc biệt. Hỏi ra thì ông được hay,Như Mai đang là nữ sinh trường Bùi Thị Xuân, nhưng hàng tuần vẫn tham gia hát ở Đài phát thanh Đà Lạt. Sau đó, tình cờ trong lần trường Bùi Thị Xuân tổ chức lễ bế giảng năm học cũ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nhận lời đến tham dự.

vi-sao-nhac-si-nguyen-van-dong-gian-ca-si-thanh-tuyen-den-2-nam-0
Chân dung ca sĩ Thanh Tuyền và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Ở phần biểu diễn các tiết mục văn nghệ, ông nghe thấy người dẫn chương trình giới thiệu về phần trình diễn của nữ sinh Như Mai và sững sờ trước giọng hát lảnh lót, khỏe khoắn, đầy nội lực của tuổi thanh xuân, âm vang rộn rã cả sân trường. Khi ấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông biết rằng cô bé có vóc dáng nhỏ nhắn với giọng hát cao vút kia từ lâu đã nhen nhóm ước vọng trở thành ca sĩ. Có điều, ông cảm nhận thấy rõ dường như ẩn sau giọng hát ấy là ước mơ và hy vọng cháy bỏng mà cô bé muốn giãi bày.

Sau khi xem xong phần trình diễn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tìm gặp và hỏi như Mai: "Cháu có muốn trở thành ca sĩ không?". Ngay lập tức, ông nhận được cái gật đầu dứt khoát của cô bé. Từ đó, vị nhạc sĩ tài hoa quyết định gặp thân sinh của Như Mai để bàn chuyện đưa cô bé về Sài Gòn đào tạo thành ca sĩ chuyên nghiệp. 

Cũng theo cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ban đầu bố mẹ Như Mai lo ngại vì thấy con gái còn nhỏ tuổi, nếu sống xa gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn. Song sau cùng, trở ngại này đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giải quyết ổn thỏa khi ông nhờ vợ chồng người bạn thân - nhạc sĩ Mạnh Phát và ca sĩ Minh Diệu đứng ra nhận Như Mai làm con nuôi, đưa cô về tá túc trong gia đình họ. Mọi chi phí sinh hoạt của Như Mai ở Sài Gòn đề do hãng đĩa của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cùng vài người bạn sáng lập ra đài thọ. 

Sau 8 tháng ở Sài Gòn học tập, Như Mai đã nổi danh khắp đó đây với nghệ danh Thanh Tuyền. Cô được xuất hiện ngang hàng với các bậc đàn anh đàn chị trên sóng đài phát thanh, sân khấu lớn nhỏ và được báo giới Sài thành hết lời ca ngợi. 

Chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người tác hợp nên cặp song ca đình đám Chế Linh - Thanh Tuyền. Đó là vào năm 1967 - 1968, Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Vì muốn tạo nên sự mới mẻ, tránh khán giả cảm thấy nhàm chán với nghệ sĩ hát đơn ca, vị nhạc sĩ tài hoa này đã đề nghị để Thanh Tuyền song ca cùng Chế Linh trong ca khúc "Hái trộm hoa rừng". Khi ca khúc được tung ra thị trường đã gây "sốt". Tên tuổi của cặp song ca phủ sóng nhanh chóng. Họ đã cùng nhau tạo nên những bản song ca bất hủ như: Tình bơ vơ, Phút cuối, Con đường xưa em đi... 

Ca sĩ Thanh Tuyền bị nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giận đến 2 năm không nhìn mặt

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp ca hát của ca sĩ Thanh Tuyền. Nếu không có Nguyễn Văn Đông thì sẽ không có danh ca Thanh Tuyền của hôm nay. Chính vì thế, trong mọi bài phỏng vấn trả lời truyền thông, Thanh Tuyền đều dành từ ngữ tốt đẹp nhất để tri ân người thầy đáng kính của mình.

Nhưng một lần nọ, nữ danh cũng chia sẻ một "sai lầm" của mình khiến nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giận đến 2 năm liền. Ca sĩ Thanh Tuyền kể: "Tôi đến với Thúy Nga từ buổi ban đầu, khi trung tâm mới thành lập từ năm 1975. Ngày đó, tôi là bạn của Thúy (bà chủ trung tâm Thúy Nga). Thời trẻ, tôi ham chơi lắm, nên nghe chị Thúy rủ rê làm cuốn băng tiếng hát của mình thì làm luôn. Đó chính là bộ 3 băng nhạc 'Tiếng hát Thanh Tuyền' trước năm 1975".

Bộ 3 băng nhạc "Tiếng hát Thanh Tuyền" phát hành vào đầu năm 1970 là những cuốn băng nổi tiếng nhất của nhạc vàng trước 1975, đặc biệt là cuốn số 1 đã doanh số kỷ lục. Đến nay, vẫn còn nhiều người nghe băng đĩa này. Tất cả những ca khúc trong băng nhạc này đều trở thành bất hủ, sống mãi cùng năm tháng.

vi-sao-nhac-si-nguyen-van-dong-gian-ca-si-thanh-tuyen-den-2-nam-7
Ca sĩ Thanh Tuyền trong 1 lần về nước thăm thầy Nguyễn Văn Đông

Nhưng cũng vì cuốn băng này mà Thanh Tuyền đã phạm sai lầm với chính người thầy cũng là ân nhân của mình trong sự nghiệp, đó là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Thanh Tuyền kể tiếp: "Cô Thúy hồi trẻ rất mê âm nhạc, lại mơ mộng lắm, nên cứ nghĩ làm chơi thôi, không ngờ cuốn băng đó lại nổi tiếng như thế. Tôi không biết rằng, việc thu cuốn băng đó lại khiến tôi phạm phải sai lầm với thầy tôi là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Trung tâm âm nhạc của ông hoàn toàn đủ điều kiện để tôi thu băng mà tôi lại đi làm với Thúy Nga. 

Sau đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giận đến 2 năm liền không nhìn mặt tôi. Ông mắng tôi toàn quyền làm mọi thứ, không chịu hỏi ý chú. Tôi phải xin lỗi vì biết ông thương tôi".

Sau 1975, Thanh Tuyền sang Mỹ, gia đình bà Thúy Nga sang Pháp. Khoảng năm 1982, bà Thúy có sang Mỹ ở nhà Thanh Tuyền và bày tỏ mong muốn tái tập trung Thúy Nga tại Pháp. 

Thanh Tuyền kể: "Lúc đó, con tôi còn nhỏ xíu, mà tôi sẵn sàng để lại Mỹ để bay qua Pháp, ở nhà Thúy suốt 2 tháng để quay phim. Điều kiện lúc đó khó khăn, nhiều lúc mư gió, không quay được. Tôi không ngủ được nên hôm sau đi quay như mộng du vậy, thế mà vẫn phát hành thành công.

Được như vậy là nhờ vào cái đam mê âm nhạc của chị Thúy và anh Tô Văn Lai (chủ trung tâm Thúy Nga). Nhiều khi tôi giận anh Lai lắm, vì anh ấy hà tiện từng đồng một. Anh ấy muốn tiết kiệm chi phí cho Thúy Nga nhất có thể".

Xem thêm: Chế Linh - Thanh Tuyền: Cặp song ca bất hủ và đình đám nhất Việt Nam

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận