Vang bóng một thời: "Nữ hoàng Hồ Quảng" Phương Mai và quá khứ trốn học đi coi hát bóng

Nghệ sĩ Phượng Mai là một giọng ca cải lương nổi tiếng, được mệnh danh là "Nữ hoàng Hồ Quảng" một thời.

Chi Nguyễn
08:38 30/08/2024 Chi Nguyễn
Âm nhạc
Nguồn: Internet

HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ PHƯỢNG MAI

  • Tên thật: Trương Thị Bích Phượng.
  • Nghệ danh: Phượng Mai.
  • Ngày sinh: Sài Gòn (TP.HCM), quê gốc Bến Tre.
  • Quê quán: Long An
  • Nghề nghiệp: Nghệ sĩ cải lương.
  • Danh hiệu (nếu có): Không.
  • Thời gian hoạt động: 1961 - nay.

Phượng Mai là ai?

Phượng Mai tên thật là Trượng Thị Bích Phượng, sinh năm 1956 tại Sài Gòn, quê gốc là ở Bến Tre. Bà là một nữ ca sĩ tân nhạc, kiêm nghệ sĩ cải lương nổi tiếng ở cả Việt Nam lẫn hải ngoại.

Nữ nghệ sĩ vốn là con nhà nòi, từ nhỏ đã yêu thích cải lương, thích biểu diễn. Cũng từ đam mê nghệ thuật đó, bà bắt đầu đi biểu diễn, và dần trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng.

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Nghệ sĩ Phượng Mai

Phượng Mai là là một giọng ca hồ quảng vô cùng tài năng, được khán thính giả yêu mến. Cũng vì thế, nhiều người đã gọi bà là "Nữ hoàng Hồ Quảng".

Phượng Mai và chuyện đời hiếm người biết

Phượng Mai sinh ra trong một gia đình đông con, có tới 13 anh chị em, bà là người con thứ 7. Đặc biệt, gia đình bà có truyền thống nghệ thuật, hai bên nội ngoại đều theo bộ môn cải lương. Ông ngoại bà là nghệ sĩ Cao Tùng Châu của bầu gánh hát bội Phước Tường. Cậu của Phượng Mai là em vợ ông bầu Nguyễn Phước Cương, cha ruột nghệ sĩ Kim Cương. Do đó, về vai vế thì Phượng Mai là cháu nghệ sĩ Kim Cương.

Cũng vì gia đình đông con, cha mẹ bà đành gửi bà cho bà cô ruột nuôi, chính là nghệ sĩ Cao Long Ngà. Thời bấy giờ, ở làng hát bội thì Cao Long Ngà là một trong những "Ngũ Trân Châu" vô cùng nổi tiếng.

Cũng từ ấy, niềm đam mê với nghệ thuật lại càng cháy bỏng. Bà thường xuyên theo mẹ nuôi tới các rạp hát, xem bà và những nghệ sĩ khác biểu diễn đầy say mê.

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Phượng Mai vốn là "con nhà nòi", cả gia đình đều theo bộ môn cải lương

Không có nhiều thông tin về chuyện đời tư của Phượng Mai. Người ta chỉ biết rằng, sau năm 1975, bà ở lại Việt Nam và hoạt động nghệ thuật ở đây. Vài năm sau, bà theo chồng tới Tây Đức định cư.

Tuy có sự nghiệp thành công, nhưng bà không gặp may trong chuyện tình cảm. Với người chồng cũ không rõ tên, bà có hai người con. Đến năm 1994, cả hai chia tay, bà rời Tây Đức, sang California, Mỹ sinh sống. Một thời gian sau đó, bà kết hôn với một người khác. Vợ chồng bà có cuộc sống khá hạnh phúc, tài chính ổn định. Người con gái lớn của bà với chồng cũ là Thảo Sương cũng thích ca hát giống mẹ, đã theo nghiệp ca sĩ.

Trong một lần trả lời phỏng vấn với báo Người lao động vào năm 2016, Phượng Mai tâm sự: "Tôi là người con thứ 7 trong gia đình có đến 13 anh chị em. Nhưng bây giờ chỉ còn có 6 người, vì một số người bệnh hồi nhỏ đã mất. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, niềm hạnh phúc của tôi là mỗi lần về nước được chăm sóc mẹ già".

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Cơ ngơi đồ sộ của Phượng Mai ở nước ngoài

Vài năm gần đây, nghệ sĩ Phượng Mai thường về Việt Nam để làm từ thiện. Ngoài ra, bà cũng đi diễn cải lương và hát tân nhạc ở một số phòng trà để thỏa lòng đam mê. Ngoài ra, bà cũng dành thời gian đi dạy cải lương cho người trẻ đam mê bộ môn này ở hải ngoại.

Phượng Mai và sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng

Từ cô bé Phượng Mai lén xem hát bóng say mê

Phượng Mai bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, và bà cũng rất say mê ca hát. Lúc ấy, bà thường theo mẹ nuôi Cao Long Ngà tới các rạp hát. Cao Long Ngà lúc bấy giờ là nằm trong Ngũ Trân Châu của làng hát bội, cùng với Cô Năm Nhỏ, Năm Đồ, Năm Sa Đét và Ba Út. Cứ thế, cô gái nhỏ cứ say mê nghe tiếng đàn, giọng ca, trống phách và điệu múa thướt tha, uyển chuyển trên sân khấu.

Khi bà lên 5 tuổi, Phượng Mai được nghệ sĩ Kim Cương đưa đi đóng phim. Đó là một vai nhỏ trong phim "Ảo ảnh", do Hoàng Vĩnh Lộc đạo diễn. Sau đó, cũng là Kim Cương đã đứng ra trau dồi, hướng dẫn người cháu này diễn xuất. Chưa kể, bà còn nâng đỡ, cho cháu tham gia một số vở kịch như "Tôi là mẹ", "Cuối đường hạnh phúc", "Sắc hoa màu nhớ",...

Thế nhưng, cơ duyên để Phượng Mai chính thức được đi biểu diễn như đam mê, lại là từ một lần... trốn học. Khi đó, trường học của cô thường gần với rạp hát, nên cô hay bỏ học, tới rạp Đại Nam xem "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài". Quá say mê hai nhân vật này, cô bé học theo cách ca diễn của hai diễn viên là Lăng Ba và Lạc Đế. 

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Một bức ảnh hiếm ngày nhỏ của Phượng Mai

Vì trốn học, nên nhà trường đã gửi thư tới mẹ nuôi của Phượng Mai là bà Cao Long Ngà. Biết tin, bà rất giận, nên đã muốn đánh con nuôi để răn dạy. Mới bị một roi, Phượng Mai đã khóc nói: "Má ơi, đừng đánh con đau. Để con hát bội làm đào má coi".

Bà Cao Long Ngà và chồng nghe thấy vậy thì buồn cười, nói: "Được! Má không đánh nửa, con nói làm đào hát, hát cho má coi, không hát được thì ăn 5 roi về tội nói láo đó". Phải biết rằng, lúc đó bà không hề truyền nghề chính thức cho con gái. 

Nhưng rồi, thấy Phượng Mai hát hay lại biểu diễn có duyên, bà bắt đầu cho con tham gia đoàn Đồng Ấu Minh Tơ. Tại đây, cô gái nhỏ "chuyên trị" những vai đào con, tham gia các vở diễn là "Thiếu phụ Nam Xương", "Sắc hoa màu nhớ", "Cuối đường hạnh phúc",... Lúc ấy, cô gái nhỏ được khán giả yêu mến gọi là Tiểu Lăng Ba.

Đến "Nữ hoàng Hồ Quảng" nức tiếng

Đến năm 1970, Phượng Mai đã trở thành một cô đào chánh chuyên nghiệp, biểu diễn tại ban Hoa Thế Hệ. Chưa kể, cô còn tham gia nhiều vở cải lương trên sân khấu, đóng cặp với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng lúc ấy là Thanh Tòng, La Thoại Tân, Đức Lợi,... Để bồi dưỡng kỹ năng, cô theo học tân nhạc của nhạc sĩ Bảo Thu.

Sau năm 1975, Phượng Mai tham gia vào đoàn Minh Tơ, đảm nhiệm vai đào chánh. Thời gian này, bà thường đóng cặp với nghệ sĩ Thanh Tòng. Năm 1976, lúc đó 24 đoàn nghệ thuật ở miền Nam đã tập trung về Sài Gòn, tham dự Hội nghị sân khấu. Tại đây, nữ nghệ sĩ được chọn đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga.

Nhớ lại về buổi biểu diễn này, Phượng Mai cho hay: "Một chi tiết mà cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, đó là trước lúc mở màn, tôi đứng bên trong vạch màn xem lén khán giả. Tim tôi dường như có ai bóp chặt khi tôi nhìn thấy bên dưới khán phòng, hàng ghế danh dự có đến năm bà “Thái hậu”: Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Diệu Hiền, Mỹ Châu ngồi xem...linh cảm báo cho tôi biết mìng phải cố gắng diễn để không bị các chị đã từng nổi danh với vai diễn này chê. Tan suất diễn, NSND Phùng Há đã lên sân khấu tặng hoa và ôm hôn tôi. Sau này chị Bạch Tuyết có nhận xét tôi đã có nhiều sáng tạo mới để nhân vật tươi trẻ hơn, mền mại hơn trên sân khấu".

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Phượng Mai trong một video cải lương

Đã nói về cải lương Hồ Quảng, nhất định không được bỏ qua Phượng Mai. Bà có thể diễn nhiều vai đào, khi là "đào thương" thì khiến người xem khóc sướt mướt", nhập vai "đào võ" cũng có thể múa võ mạnh mẽ. Phải nói rằng, trong các nghệ sĩ tuồng cổ khi ấy, số người vừa giỏi về ca hát lại giỏi về vũ đạo khá hiếm. Thế nhưng, Phượng Mai là là một trong những cô đào hiếm hoi hội tụ đủ hai yếu tố.

Nữ nghệ sĩ sở hữu giọng ca ngọt ngào, truyền cảm, lại có kỹ thuật tài tình, chuẩn mực, bài bản. Bà ca Hồ Quảng cũng rất hay, vào hàng bậc nhất. Cũng vì thế, khán thính giả hồi đó đã đặt biệt danh cho bà là "Nữ hoàng Hồ Quảng", báo giới cũng hết mực công nhận mà gọi bà như thế.

Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Phượng Mai tạm dừng sự nghiệp một thời gian. Bà theo chồng sang Tây Đức định cư, chú tâm chăm sóc gia đình. Năm 1994, bà ly dị chồng, chuyển về California, Mỹ sống. Tại đây, bà chuyển hướng sang hát tân nhạc, tham gia một số trung tâm hải ngoại. Lúc đó, bà đã hợp tác với các trung tâm như Giáng Ngọc, Trung tâm Làng Văn, Trung tâm Thúy Nga,... Thời điểm này, nữ nghệ sĩ rất được yêu thích, nhất là những màn song ca với Tuấn Vũ.

Phượng Mai và chuyện dạy người trẻ gốc Việt ở Mỹ cải lương

Trong thời gian ở Mỹ, niềm đam mê với cải lương tuồng cổ của Phượng Mai vẫn luôn cháy bỏng. Bà đứng ra tổ chức vô số chương trình cải lương, được kiều bào hết mực đón nhận và yêu thích. Không chỉ vậy, bà còn sẵn sàng làm giáo viên, truyền lại kinh nghiệm diễn xuất cho người trẻ đam mê bộ môn ấy.

Nữ nghệ sĩ cho hay, có không ít bạn trẻ theo đuổi nghề diễn viên tại California say mê cải lương. Các bạn hầu hết có quốc tịch Mỹ, sinh ra và lớn lên ở đây. Có người biết nói tiếng Việt, có người chỉ bập bẹ, nhưng điểm chung là có tình yêu dạt dào với bộ môn cải lương.

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Phượng Mai trên sân khấu. Ảnh: TT Thúy Nga

Phượng Mai xúc động bày tỏ: "Sau vở 'Trưng Nữ liệt quốc' có nội dung về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, đông đảo khán giả kiều bào đã đến xem và cổ vũ cho các diễn viên trẻ. Đó là điều phấn khởi để tôi tiếp tục truyền đạt những kiến thức cho việc giữ lửa nghề trên đất Mỹ".

"Nữ hoàng Hồ Quảng" chia sẻ, với bà thì mẹ nuôi - bà bầu Cao Long Ngà chính là tấm gương, cũng là người đã khai sáng con đường vào nghề. Vì thế, bà luôn tâm sự với học trò của mình - những người trẻ Mỹ gốc Việt về sự nhiệt huyết với cải lương của mẹ nuôi, cũng như những nghệ sĩ luôn hết mình với nghề khác. Bà hi vọng rằng, họ sẽ luôn say mê cải lương, lao động chăm chỉ để mang lại nhiều thành tựu nghệ thuật cho nước nhà.

Phượng Mai và tình yêu với cải lương tuồng cổ cháy bỏng ở tuổi xế chiều

Vào thập niên 2000, Phượng Mai có quay trở lại Việt Nam, xin giấy phép biểu diễn. Bà đã tham gia một số tuồng cải lương với Vũ Linh như "San hà xã tắc", "Hoàng hậu không đầu", "Tiếng trống Mê Linh",... Nữ nghệ sĩ cũng không ngần ngại bỏ tiền túi, tổ chức thực hiện các vở cải lương ở nước ngoài để ghi hình video rồi phát hành ở trong và ngoài nước.

Năm 2016, Phượng Mai tổ chức chương trình cải lương tuồng cổ để kỷ niệm 50 năm biểu diễn, thu hút nhiều sự chú ý. Bà tâm sự: "Thế giới tuồng cổ vốn mênh mông, vô tận, có học hoài thì vẫn thấy thiếu. 50 năm qua tôi đã nhận biết bao nhiêu tình, những tình cảm chất chứa trong lòng mà công chúng tặng cho tôi, nay phải tri ân và đền đáp".

Hiện tại, nữ nghệ sĩ đã gần 70 tuổi, nhưng đam mê biểu diễn vẫn còn âm ỉ. Chỉ cần có sức khỏe, nữ nghệ sĩ lại thu xếp thời gian về Việt Nam biểu diễn ở một số phòng trà và hăng say làm từ thiện. Phượng Mai từng bộc bạch: "Tôi hạnh phúc lắm khi cùng các bạn diễn viên trẻ làm việc thiện nguyện. Mang những món quà vật chất và tinh thần đến trao tặng các em mồ côi, tạo thêm điều kiện để các em phấn đấu trong học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội. Các học trò tôi – những thanh niên Mỹ xa quê nhà cũng sẽ lần lượt về VN để làm công tác từ thiện, đó là tâm nguyện rất đáng trân trọng".

Phượng Mai và những vai diễn, vở diễn để đời

Phượng Mai là một trong những nữ nghệ sĩ cải lương rất được yêu mến. Bà có thể diễn được cả vai "đào thương" lẫn "đào võ", được gọi là "Nữ hoàng Hồ Quảng". Dưới đây là một số vai diễn, vở diễn nổi bật:

Các tiết mục cải lương mà Út Bạch Lan từng thể hiện

  • Anh hùng náo
  • Bao Thanh Thiên: Vụ án Vương Ngọc Tuyền
  • Bao Thanh Thiên: Án tửu lầu
  • Châu về hiệp phố
  • Chú Cuội lên cung trăng
  • Đãi yến đoàn Hồng Ngọc
  • Gió đưa cành liễu
  • Giọt lệ cố nhân
  • Hoàn châu cách cách
  • Hoàng hậu không đầu
  • Hồng Lâu Mộng
  • Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài
  • Mộng Bá Vương
  • Mộc Quế Anh phá Thiên Môn Trận
phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Tạo hình của Phượng Mai trên một đĩa CD
  • Máu nhuộm chiến bào hồng
  • Nỗi oan hoàng hậu
  • San hà xã tắc
  • Trời cao nhỏ lệ

Các bài hát tân nhạc mà Út Bạch Lan từng thể hiện

  • Bến Thượng Hải
  • Biết đến bao giờ
  • Chiều Tây đô
  • Cô gái Việt
  • Đêm chôn dầu vượt biển
  • Định mệnh
  • Nếu anh đừng hẹn
  • Nỗi buồn châu pha
  • Sắc màu hoa nhớ
  • Tình hậu phương
  • Việt Nam, Việt Nam

Phượng Mai và kỷ niệm đáng nhớ với NSND Thanh Nga

Phượng Mai từng chia sẻ, cố NSND Thanh Nga chính là thần tượng cuộc đời bà. Lúc ấy, bà hát ở rạp Huỳnh Long, còn cố nghệ sĩ thường biểu diễn cải lương ở đoàn Thanh Minh hay Dạ Lý Hương. Những lúc được nghỉ, bà hay đi bộ tới rạp Quốc Thanh, mua vé vào xem Thanh Nga diễn.

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Phượng Nga từng chia sẻ rằng cố NSND Thanh Nga là thần tượng của bà

Nữ nghệ sĩ kể: "Ngộ lắm nha! Trong giới nghệ sĩ hiếm ai tặng đồ hát cho ai, vì người ta quan niệm đó là hiện tượng tự làm mất duyên. Nhưng với cô Nga thì không, tôi cảm động vô cùng. Thú thật tôi chưa bao giờ được hát chung với cô Nga, nhưng qua những buổi trò chuyện tôi đã học ở cô rất nhiều. Nhất là nét diễn nội tâm và giọng ca chân phương, gợi mở biết bao nỗi niềm".

Chỉ tiếc rằng, NSND Thanh Nga không may qua đời sau một vụ ám sát nghiệt ngã. Ngày bà mất, Phượng Mai đang đi biểu diễn ở miền Trung, biết tin lập tức xin đoàn cho về Sài Gòn dự lễ tang. Nữ nghệ sĩ bộc bạch: "Cho đến bây giờ mỗi khi ra sân khấu diễn tôi đều cầu nguyện cô Nga, cô không chỉ là thần tượng mà trong lòng tôi cô còn là người thầy, người chị tinh thần đáng kính".

Phượng Mai và một số hình ảnh hiếm trong suốt chiều dài sự nghiệp

phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Tạo hình của Phượng Mai trong một số vai diễn cải lương
phuong-mai-la-ai-va-phuong-mai-tung-noi-tieng-co-nao
Phượng Mai (vai Trưng Trắc) và Bích Thảo (vai Trưng Nhị) trong vở "Mê Linh định quốc"

Xem thêm: Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân: Từ cô đào nức tiếng một thời đến tuổi già cô độc, bán vé số, nhặt ve chai, ăn bánh mì từ thiện

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận