NSND Lệ Thủy: "Cô đào ngoại hạng" mới 15 tuổi đã lên hát chính, nức tiếng giới cải lương một thời

NSND Lệ Thủy là một trong những cái tên nổi bật của làng cải lương, được ví là "cô đào ngoại hạng".

Chi Nguyễn
08:00 24/08/2024 Chi Nguyễn
Âm nhạc
Nguồn: Internet

HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND LỆ THỦY

  • Tên thật: Dương Thị Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy).
  • Nghệ danh: Lệ Thủy.
  • Ngày sinh: 20/05/1948.
  • Quê quán: Vĩnh Long.
  • Nghề nghiệp: Nghệ sĩ cải lương, diễn viên sân khấu và truyền hình.
  • Danh hiệu (nếu có): Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) năm 1993, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) 2012.
  • Thời gian hoạt động: 1960 - nay.

NSND Lệ Thủy là ai?

NSND Lệ Thủy là một nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, từng rất được khán giả yêu mến. Bà được ví là "cô đào ngoại hạng", sở hữu ngoại hình xinh đẹp và tài năng hiếm có.

NSND Lệ Thủy sở hữu nhiều bản tân cổ và sân khấu để đời. Bà nổi tiếng với những lần kết hợp cùng nghệ sĩ Minh Vương, là một cặp "đào kép" vô cùng ăn ý. Cũng vì thế, nữ nghệ sĩ rất được lớp đàn em theo cải lương ngưỡng mộ, nể phục.

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
NSND Lệ Thủy ngày trẻ

Hiện tại, nữ nghệ sĩ vẫn hoạt động nghệ thuật chăm chỉ, dù đã gần 80 tuổi. Bà thường cộng tác với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, tham gia biểu diễn các chương trình cũng như show ở TP.HCM và các địa phương khác.

NSND Lệ Thủy và chuyện đời tư hiếm người hay

NSND Lệ Thủy sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Đông Thành, Bình Minh, Vĩnh Long. Gia đình bà có tới 8 người con, trong đó bà là chị cả. Vì nhà nghèo, bà đã phải theo gia đình lên Sài Gòn mưu sinh từ sớm.

Đến năm 10 tuổi, Lệ Thủy được phát hiện tài năng và đổi đời từ đó. Cũng có lúc, do nhà nghèo, bản thân không có giấy khai sinh mà cô phải bỏ học, xin vào gánh hát làm việc. Trải qua mấy năm, Lệ Thủy nhanh chóng thành gương mặt sáng giá của làng cải lương lúc đó.

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
NSND Lệ Thủy sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo

Khác với nhiều nghệ sĩ cải lương cùng thời, Lệ Thủy may mắn có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Năm 1973, bà kết hôn với ông Đình Trúc, có 3 người con. Trước đó, bà có nhiều người theo đuổi, nhưng đều không vừa mắt, còn ông Trúc chính là tình đầu.

Theo báo Lao Động, bà từng kể về giao kèo của mình với ông xã lúc tính chuyện trăm năm. Lệ Thủy nói, chồng phải chấp nhận cho bà diễn cảnh tình cảm với bạn diễn nam, đồng thời để bà tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật chứ không lui về làm công việc nội trợ, đứng phía sau ông. 

Lại nói về hôm cưới, vì nhà bà và nhà chồng gần nhau, nên xe đón dâu đã đi một vòng khắp thành phố rồi mới về nhà để làm lễ. Sáng hồ hởi cưới vợ, chiều chú rể hân hoan nhận bằng tốt nghiệp ở ĐH Vạn Hạnh, chuyên ngành Kinh tế. Với "cô đào ngoại hạng", đó là ngày "song hỷ lâm môn" vô cùng đáng nhớ.

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
Ảnh hiếm về đám cưới của NSND Lệ Thủy

NSND Lệ Thủy cũng bật mí, bà rất biết ơn và trân trọng cuộc hôn nhân của mình, vì cả hai đã vượt qua nhiều sóng gió. Bà tâm sự: "Tôi nghĩ vợ chồng trong một cuộc hôn nhân như một tổ chim. Trong đó, người vợ phải biết vun vén, có trách nhiệm chăm lo gia đình thì cái tổ ấm ấy mới được lâu dài. Điều quan trọng nhất, theo tôi, người vợ nên đặt vị trí của mình thấp hơn chồng một chút. May mắn của tôi là còn có gia đình, có chồng con bên cạnh an ủi, lo lắng.

Vậy nên nếu so ở vị trí mình, tôi tạm dùng từ viên mãn để hình dung. Dĩ nhiên, con người ai cũng có những phút giây tiếc nuối hay hạnh phúc. Đối với tôi hiện tại, điều quan trọng nhất vẫn là gia đình, thứ hai là sức khỏe".

Được biết, người con trai thứ hai của bà đã nối nghiệp mẹ, chính là ca sĩ Dương Đình Trí. Anh từng du học ở Úc, sau đó về Việt Nam làm nghệ thuật. Năm 2009, Dương Đình Trí tổ chức liveshow Bước chân hai thế hệ nhân dịp sinh nhật lần thứ 61 của mẹ mình.

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
Một số bức ảnh hiếm về đám cưới của NSND Lệ Thủy

Tuổi đã cao, nhưng nữ nghệ sĩ vẫn khá khỏe và minh mẫn. Bà chia sẻ, bản thân bị gai cột sống nên hay đau nhức, nhưng "trộm vía" không mắc bệnh tim mạch hay các căn bệnh người già khác. Bà nói thêm: "Nhìn lại đời mình, tôi thấy vinh hạnh vì từ khi sinh ra, lớn lên và già đi như hiện tại đều được sống trong tình thương của khán giả. Tôi trân trọng những tình cảm đó nên dù xa xôi, cực khổ thế nào cũng ráng lặn lội đi để gặp gỡ khán giả của mình, hát cho họ nghe".

NSND Lệ Thủy và sự nghiệp cải lương nức tiếng

Năm 10 tuổi, Lệ Thủy tình cờ được nghệ sĩ Tư Long đang làm ở ban văn nghệ xóm bên phát hiện tài năng. Thấy một cô bé nhỏ hát vọng cổ mượt mà, ông liền mời Lệ Thủy tham gia, còn đưa cô bé sang học ca cổ với thầy Năm Truyền.

Sau đó, cô lại được đưa sang học bài bản cải lương 3 Nam - 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Khổ nỗi, lúc ấy gia đình của cô gái nhỏ gặp khó khăn, nợ nần chồng chất, các em đau ốm, bản thân mình lại không có khai sinh. Thế là, Lệ Thủy đành phải nghỉ học, rồi xin đi làm việc ở gánh Trâm Vàng.

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
NSND Lệ Thủy ngày trẻ

Ban đầu, cô gái nhỏ không có mấy vai diễn, chỉ là ngâm thơ hậu trường. Năm 13, Lệ Thủy thế vai kép con ở đoàn hát, bắt đầu được chú ý. 1 năm sau, cô đã được giao cho các vai đào nhì. Được một thời gian, Lệ Thủy rời Trâm Vàng, tới Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, vốn là đại bang có tới 7 đoàn hát. Ở gánh hát này, Lệ Thủy nhanh chóng được soạn giả Ngọc Văn chú ý, nhận làm con nuôi. Sau đó, ông bắt đầu viết nhiều kịch bản giúp "lăng xê" tên tuổi con gái nuôi, cho đóng từ vai phụ tới vai chính.

Tới năm 15 tuổi, Lệ Thủy đã là cái tên nổi đình đám làng cải lương lúc ấy. Cô không chỉ xinh đẹp, hát hay lại còn duyên dáng, khéo léo vô cùng. Vở diễn tạo tiếng vang nhất của bà khi đó là "Bẽ bàng duyên mới" do soạn giả Ngọc Văn viết, đóng cặp với nghệ sĩ Thanh Hải.

Cũng vì thế mà ở miền Tây hay có câu "đi mút mùa Lệ Thủy", ý nói ở đâu có Lệ Thủy hát thì bà con vội bỏ việc đồng án tới nghe. Phải nói rằng, ngày xưa đường đi diễn vẫn vả liên miên, người dân thường chèo ghe thuyền vượt sông nước xa xôi mới tới chỗ đoàn hát. Vất vả là thế, nhưng cứ gặp được "cô đào ngoại hạng" là bà con lại vui vẻ, lấy dép kẹp nách, ngồi bệt ngay đường để nghe hát.

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
NSND Lệ Thủy cùng NSND Minh Vương

Năm 1964, Lệ Thủy xuất sắc đoạt Huy chương Vàng triển vọng ở giải Thanh Tâm, cùng đợt với nghệ sĩ Thanh Sang. Một thời gian sau, bà tới đoàn Kim Chung 5 biểu diễn. Nữ nghệ sĩ không chỉ tỏa sáng khi đứng một mình, mà bà cũng phối hợp ăn ý với các bạn diễn. Trong đó, phải kể đến NSND Minh Vương. Thời bấy giờ, cặp đào - kép Minh Vương - Lệ Thủy nổi rần rần, có sức ảnh hưởng lớn tới độ bất kì ai yêu mến cải lương cũng từng nghe qua hoặc xem qua tác phẩm nào đó có sự xuất hiện của họ.

Sau năm 1975, Lệ Thủy hoạt động năng nổ tại Đoàn văn công TP.HCM. Hồi đầu năm 1984, bà được chọn để tham gia Đoàn nghệ sĩ lưu diễn Tây Âu, với loạt gương mặt đình đám giới cải lương lúc đó như Bạch Tuyết, Diệp Lang, Ngọc Giàu,... Báo chí thời đó hết lời khen ngợi đoàn văn nghệ, nói đó là đợt "đem chuông đi đánh xứ người" đầu tiên hậu ngày Giải phóng miền Nam.

Cũng từ chuyến lưu diễn này, các nghệ sĩ đã tụ họp lại và thành lập ra Đoàn nghệ thuật 2-84. Vở tuồng khai chương là "Tô Ánh Nguyệt" với sự tham gia của Lệ Thủy, cùng với vở "Đời cô Lựu. Vào thập niên 1990, nữ nghệ sĩ chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực video cải lương, tiếp tục đưa tên tuổi vang xa. Bà cũng thường đi lưu diễn ở các vùng sâu vùng xa, mang tiếng hát vang ngân tới khán giả nông thôn.

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
Năm 2012, Lệ Thủy tiếp tục được phong tặng danh hiệu NSND

Năm 1993, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Đến năm 2012, bà tiếp tục được phong tặng danh hiệu NSND. Có điều, sau đó các sân khấu cải lương bắt đầu suy thoái, nghệ sĩ cũng vì thế mà "điêu đứng". Lúc này, Lệ Thủy cùng Minh Vương, Diệp Lang thành lập chương trình "Những dấu ấn không phai" dưới Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Họ quy tụ các nghệ sĩ cải lương kỳ cựu, cùng diễn loạt vở tuồng kinh điển như "Giấc mộng đêm xuân", "Tình mẫu tử",...

Đến năm 2008, chương trình được hoạt động với tên mới, nhóm xã hội hóa "Sân khấu vàng". Nơi đây trở thành điểm biểu diễn quen thuộc của nhiều nghệ sĩ cải lương, chưa kể doanh thu còn được dùng để xây dựng nhà tình tương. Hiện giờ, "Sân khấu vàng" đã thể hiện nhiều vở diễn kinh điển như "Đêm lạnh chùa hoang", "Sông dài",... và trao tặng hơn 30 căn nhà tình thương. 

Giờ đây, tuy tuổi đã cao, bà vẫn cộng tác thường xuyên với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang trong các chương trình biểu diễn phục vụ công chúng và tham gia đi show ở các tỉnh thành. Năm 2020, NSND Lệ Thủy gây bất ngờ xuất hiện trong chương trình "Ký ức vui vẻ" mùa 3. Bà rất hiếm khi nhận lời tham gia các chương trình, khi được con trai Dương Đình Trí khuyến khích bà mới nhận lời.

NSND Lệ Thủy và những tác phẩm, vai diễn để đời

NSND Lệ Thủy là một giọng ca cải lương nức tiếng, không chỉ được lòng giới mộ điệu mà còn của công chúng. Soạn giả Viễn châu từng nói rằng: "Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân". Cũng vì thế, khi soạn bản tân cổ giao duyên kết hợp giữa tân nhạc - cổ nhạc, ông đã tự tin giao cho Lệ Thủy thử nghiệm với ca khúc "Chàng là ai". Nghệ sĩ Diệp Lang cũng từng nói, NSND Lệ Thủy chính là "cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương.

Các tác phẩm tân cổ nức tiếng của NSND Lệ Thủy

Dưới đây là một số tác phẩm tân cổ tân nhạc do NSND Lệ Thủy thể hiện:

  • Anh hãy về đi
  • Áo mới Cà Mau
  • Bạch Thu Hà
  • Bánh bông lan
  • Biên giới về khuya
  • Bìm bịp kêu
  • Bông bí vàng
  • Bức tranh hòa bình
  • Căn nhà màu tím
  • Cánh thiệp đầu xuân
nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
NSND Lệ Thủy ngày mới đi hát
  • Cau Hà Châu têm trầu Xuân Mỹ
  • Cha ơi
  • Chàng là ai
  • Chiều lên bản Thượng
  • Chuyến tàu hoàng hôn
  • Chuyện tình nàng Buram
  • Chuyến xe cuối tuần
  • Cô bán đèn hoa giấy
  • Cô gái bán sầu riêng
  • Cô gái Đồ Long
  • Cô hàng chè tươi
  • Con gái của mẹ
  • Cơn mê tình ái
  • Còn tìm đâu nữa
  • Đêm tiễn đưa
  • Đêm trao kỷ niệm
  • Dòng sông quê em
  • Đường về hai thôn
  • Duyên quê
  • Duyên tình
  • Em bé đá
  • Em bé đánh giày
  • Em thương người nghệ sĩ
  • Ga chiều
  • Gặp lại cố nhân
  • Giấc ngủ đầu nôi
  • Hái hoa
  • Hành trình trên đất phù sa
  • Hát về sông Bé
  • Hoa trinh nữ
  • Hồn quê
  • Hương cau quê ngoại
  • Khổ tâm
  • Lá sầu riêng
  • Lá trầu xanh
  • Lan và Điệp
  • Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài
nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
NSND Lệ Thủy và NSND Minh Vương trong vở "Thượng phương bảo kiếm"
  • Lý chim quyên
  • Lý ngựa ô
  • Mất nhau rồi
  • Mẹ tôi
  • Miền Tây quê tôi
  • Mơ hoa
  • Mưa trên phố Huế
  • Nấu bánh đêm xuân
  • Ngày em về thăm quê tôi
  • Ngợi ca quê hương em
  • Nhất kiếm bá vương
  • Nỗi buồn mẹ tôi
  • Quê hương
  • Sương lạnh chiều đông
  • Tấm ảnh không hồn
  • Tết miền Tây
  • Thành phố buồn
  • Thương hoài ngàn năm
  • Thương lắm quê tôi
  • Thương màu áo lam
  • Thương nhau lý tơ hồng
  • Tiền và lá
  • Tình ca quê hương
  • Tình đẹp mùa chôm chôm
  • Tình xuân
  • Trái tim Đồ Chiểu
  • Trăng tàn trên hè phố
  • Trên dòng sông Hậu
  • Ước nguyện đầu xuân
  • Về chung một mái nhà
  • Vĩnh biệt
  • Xe hoa cách biệt
  • Xin gọi nhau là cố nhân
  • Xuân đẹp làm sao

Các vở cải lương nổi bật của NSND Lệ Thủy

Dưới đây là một vở cải lương nổi bật của NSND Lệ Thủy:

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
  • Áo cưới trước cổng chùa
  • Cây sầu riêng trổ bông
  • Cô gái Đồ Long
  • Dạ Xoa hoàng hậu
  • Đêm lạnh chùa hoang
  • Dốc sương mù
  • Đời cô Lựu
  • Hàn Mặc Tử
  • Hoa Mộc Lan
  • Kiếp nào có yêu nhau
  • Lôi vũ
  • Lỡ bước sang ngang
  • Máu nhuộm sân chùa
  • Mưa rừng
  • Mùa xuân ngủ trong đêm
  • Người tình trên chiến trận
  • Nửa đời hương phấn
  • Tái sanh duyên
  • Tây Thi gái nước Việt
  • Tiêu Anh Phụng
  • Tô Ánh Nguyệt
  • Trắng hoa mai
  • Trúng độc đắc
  • Xin một lần yêu nhau

NSND Lệ Thủy và những danh hiệu, giải thưởng trong sự nghiệp

NSND Lệ Thủy đã giành được vô số danh hiệu, giải thưởng danh giá trong sự nghiệp. Dưới đây là một vài danh hiệu, giải thưởng đó:

nsnd-le-thuy-la-ai-va-nsnd-le-thuy-noi-tieng-co-nao
NSND Lệ Thủy vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn ở tuổi U80
  • Năm 1964: Giải Thanh Tâm. Bà là nữ nghệ sĩ trẻ thứ nhì đoạt giải này sau 10 lần tổ chức.
  • Năm 1974: Giải Kim Khánh.
  • Năm 1980: Giải A1 tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
  • Năm 1989: Nghệ sĩ được yêu thích nhất do độc giả báo Sân khấu TP.HCM bình chọn.
  • Năm 1990: Hạng 2 trong cuộc bình chọn Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất, Hạng 4 trong cuộc bầu chọn nghệ sĩ được yêu thích nhất năm 1990 do độc giả báo Sân khấu TP.HCM bình chọn.
  • Năm 1992: Giải Đôi Nam - Nữ diễn viên cải lương được yêu thích nhất năm cùng với NSND Minh Vương, Hạng 2 trong cuộc bình chọn Nghệ sĩ đóng video cải lương được yêu thích nhất năm do độc giả báo Sân khấu TP.HCM bình chọn.
  • Năm 1993: Nhận danh hiệu NSƯT đợt 3.
  • Năm 2008: Kỷ lục Guinness Việt Nam cho Đôi bạn diễn lâu năm và ưng ý nhất cùng NSND Minh Vương.
  • Năm 2008 - 2009: Giải Mai vàng cho hạng mục Nữ diễn viên cải lương được yêu thích nhất do báo Người lao động tổ chức.
  • Năm 2012: Nhận danh hiệu NSND đợt 7.
  • Năm 2013: Nữ nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất tại Giải thưởng truyền hình HTV Awards 2013.

Xem thêm: Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân: Từ cô đào nức tiếng một thời đến tuổi già cô độc, bán vé số, nhặt ve chai, ăn bánh mì từ thiện

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận