Top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
Nhạc sĩ Thẩm Oánh là một trong những “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt với hơn 1000 nhạc phẩm được chắp bút. Trong đó, nổi tiếng nhất là những bản hùng ca khơi gợi niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
Nhạc sĩ Thẩm Oánh (1916 – 1996) là một trong số những nhạc sĩ tiền chiến một thời nặng nợ với Tổ quốc. Trong thời kỳ đầu của nền tân nhạc, ông là một trong số ít những nhạc sĩ thoát ly ra khỏi nhạc Tây, nhạc Tàu,… để viết nên những bản nhạc Việt, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Nhạc sĩ Thẩm Oánh viết hơn 1000 nhạc phẩm, nhưng chỉ phổ biến khoảng chừng mấy chục bài. Nhưng không phải ca khúc nào của ông cũng “nghe được”, bởi nhạc của ông rất kén người nghe.
Âm nhạc của Thẩm Oánh có thể tóm tắt trong 4 chủ đề chính gồm: nhạc hùng ca, nhạc trữ tình, nhạc Phật giáo và nhạc nhi đồng. Dưới đây là top 3 bản hùng ca hay nhất trong các sáng tác của người nhạc sĩ tài hoa này.
Hùng Vương
Ca khúc “Hùng Vương” được xem là 1 trong top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh. Hằng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3 âm lịch – Giỗ tổ Hùng Vương, bản nhạc này của ông lại vang lên đầy tự hào về đất nước với bốn ngàn năm văn hiến. Bài hát này được nhiều người yêu thích qua phần trình bày của ban “Tam ca áo trắng”.
“Bốn ngàn năm văn hiến
Nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương
Hoa gấm giang sơn này cùng chung đắp xây bao thời hùng uy vẻ vang…”
Nhà Việt Nam
Nhắc đến top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh không thể không nhắc đến “Nhà Việt Nam”. Đây là bài hát mang tính chất lịch sử, gợi tình yêu nước, đoàn kết thống nhất Bắc Trung Nam, hướng mọi người đến việc chung ta cùng nhau xây dựng cơ đồ nước Việt. Bài hát này của Thẩm Oánh từng được dùng đài hiệu cho Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Hà Nội.
“Nhà Việt Nam, Nam Bắc Trung sáng trưng Á Đông
Bốn ngàn năm đó văn hóa xây đắp bao kỳ công
Người Việt Nam cân quắc bao anh hùng,
Từng phen nức danh dưới trời Á Đông…”.
Trưng Nữ Vương
Ca khúc “Trưng Nữ Vương” của nhạc sĩ Thẩm Oánh được sáng tác vào năm 1947, dành tặng cho cụ Tăng Xuân An – Hiệu trưởng trường Trưng Nữ Vương, Hà Nội, nơi ông từng là giáo sư dạy học. Bài hát nói lên sự cảm phục, kính trọng của dân nhân đối với Hai Bà Trưng, người có công rất lớn trong việc khởi binh chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán.
“Trưng Nữ Vương dày đức cao ơn,
Xin ứng linh ban phúc cho giang san hoà bình.
Trưng Nữ Vương, nước non còn đó,
Giống Lạc Hồng quyết kiên lòng bồi đền non sông…”.
Xem thêm: Nhạc sĩ Thẩm Oánh: Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận