Nhạc sĩ Anh Bằng: Người biến những cô Tấm thành Diva nhạc Việt

Ngoài sáng tác, nhạc sĩ Anh Bằng còn là người thầy dìu dắt rất nhiều học trò theo con đường ca hát chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu về khía cạnh thú vị này của ông trong một bài viết của nhà báo Phạm Kim xuất bản vào tháng 7 năm 2008.

Diệu Nguyễn
15:18 09/08/2024 Diệu Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

Ngày xưa, nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác “Chuyện tình Lan và Điệp”, sáng hoa kỳ ông lại tiếp tục sáng tác “Chuyện tình hoa sim”, “Chuyện tình hoa trắng”, “Chuyện giàn thiên lý”,… Đề tài tuy cũ nhưng vẫn được công chúng đón nhận nồng nhiệt. 

“Chuyện tình hoa sim” là bài hát gắn liền với kỷ niệm vào nghề của ca sĩ Như Quỳnh. Ngày ấy, Như Quỳnh được nhạc sĩ Trúc Giang, thân sinh của nhạc sĩ Trúc Hồ (đang cùng vợ quản lý mảng âm nhạc cho Trung tâm Asia của nhạc sĩ Anh Bằng) giới thiệu tại nhà thờ ở Cali. Cùng với dòng nhạc lãng mạn, tình tứ, Như Quỳnh là gương mặt nổi bật của dòng nhạc Anh Bằng được khán thính giả yêu mến. 

Không chỉ có Như Quỳnh, nhạc sĩ Anh Bằng đã từng gò luyến láy những năm xa xưa cho danh ca Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Tuyền,… Sự nổi tiếng của những tên tuổi này trong làng âm nhạc, từ trong nước đến hải ngoại có thể nói rằng: Cây đũa thần có đủ sức biến cô Tấm thành Diva được hay không?

nhac-si-anh-bang-nguoi-bien-nhung -co-tam-thanh-diva-nhac-viet
Nhạc sĩ Anh Bằng chụp hình với các ca sĩ của Trung tâm Asia

Nơi đây, với nhạc sĩ Anh Bằng trong vài chục năm qua, câu trả lời là có, tên tuổi thành danh là một “initial” cho một bài mới sáng tác. Khác với nhiều người, chưa kịp khăn ngợi đã bị loại bỏ, rơi vào quên lãng. Những cái hay ngay từ bước đầu, giống như chương trình thương mại do nhạc sĩ Anh Bằng gầy công xây dựng, dù rất khó khăn nhưng vừa ra mắt đã thành công ngay. Định luật chung ở đây là: Phải tài hoa mới được trao phó cho, để tạo nên những bước nổi lên đình đám… Một ca khúc mới, một tiếng hát mới có nổi được trên sân khấu hay cơ hội được đứng trên sân khấu và được vang danh khắp nơi, cũng đã là chuyện rất khó.

Nhạc sĩ Anh Bằng từng đôi lần chia sẻ: “Tôi không muốn sáng tác của mình bị cô đơn, lẻ loi trong âm nhạc, không muốn bài hát mình nghĩ là hay mà chỉ dành riêng cho vài người thưởng thức, hiểu được. Đã là sáng tác phải đụng tới một khối lớn đa số quần chúng yêu thích. Và tôi cũng sẵn lòng xóa bỏ một nhạc phẩm khi nghĩ rằng sự ra đời của nó sẽ không chiếm được đa số quần chúng đón nhận”.

Dù say mê và yêu thích sáng tác đến vậy, nhưng ông lại không khuyến khích các con mình theo con đường này. Không một thời giải thích vì sao cả. Nhưng theo tôi có thể vì những người con của ông không có một quá trình dài học nhạc tại Ba Làng như ông, không có hoàn cảnh thúc đẩy cần thiết và không trải qua những kinh nghiệm lẫn thương đau.

Nhạc sĩ Anh Bằng thường tâm sự: “Từ kinh nghiệm học nhạc ở trường Ba Làng mà ông được hun đúc sức sống và sự tận tụy làm việc, mãnh liệt và cương quyết”.

Giờ đây, khi các hậu duệ của mình đã vững vàng trên con đường sự nghiệp, nhạc sĩ Anh Bằng bắt đầu thanh thản và an nhiên. Ông đi ngược lại với thời gian, sống lại với đồi sim tím mênh mang quê nhà Hữu Loan, tím cả chiều hoang biền biệt. Cứ vậy, càng ngày nhạc của ông càng thêm trẻ trung và căng đầy sức sống…

Nhà báo Phạm Kim 

Xem thêm: Nhà văn Doãn Quốc Sỹ chia sẻ kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng: Anh Bằng là biểu tượng cho sự thành công vượt bậc

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận