Lời bài hát “Hồn tử sĩ” của Lưu Hữu Phước
“Hồn tử sĩ” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là bài hát thường được dùng trong các buổi tang lễ cấp nhà nước, cấp tỉnh và các quân khu.
“Hồn tử sĩ” là ca khúc cho nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác. Bài hát được sáng tác vào khoảng thời gian cuối năm 1942 và đầu năm 1943, khi ấy Tổng hội Sinh viên Đông Dương tổ chức đợt cắm trại tại Mê Linh. Nơi đây khiến Lưu Hữu Phước nhớ đến tấm gương Hai Bà Trưng, mượn lời thơ của Phan Mai, ông đã hoàn thành cơ bản bài hát và lấy tên là “Hát giang trường hận”. Mãi đến tháng 5/1946, theo gợi lý của lãnh đạo chính quyền, Lưu Hữu Phước đã đổi tên thành bài “Hồn tử sĩ” để tưởng nhớ và chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đến năm 1947, Chính phủ quyết định lấy ngày 27/7 hằng năm làm ngày tưởng nhớ có thương binh liệt sĩ và bài “Hồn tử sĩ” được hát lên bằng tốp ca hoặc đồng ca trong các buổi tang lễ đưa tiễn các liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Dưới đây là lời bài hát “Hồn tử sĩ” của Lưu Hữu Phước:
Đêm khuya âm u
Ai khóc than trong gió đàn
Sóng cuốn Trưng Nữ Vương
Gợi muôn ngàn bên nước tràn
Hồn ai đang thổn thức trên sông
Hồn quân Nam đang khóc non sông
Sát khí ngất đất bao lớp thây muôn bóng huyền
Không gian như lắng nghe bao oan hồn
Đang xao xuyến xót thương hai Nữ hoàng tuẫn thân
Dù mạng vong lửa hờn chưa tan
Làn sóng đang thét gào gió vang tiếng nguyền cùng gươm đao
Nguyện cùng sông đẫm máu
Tấm thân nát không nao
Nhìn thấy quân Hán dầy xéo
Sông núi nhà dòng châu rơi
Khắp nước non mờ tối dưới trời
Nào ai yêu nước nhà
Vì giống nòi vì hận thù
Làm sao đưa dân qua cơn đau khổ
Người Nam anh dùng quyết dâng đời sống cho non sông
Liều mình vào tên khói
Cùng người thù ta quyết không đạp đất chung
Trai hùng tráng lúc quốc biến xả thân
Lấy máu nóng cứu dân khỏi hồi nguy nan
Chí hiên ngang
Bao năm công đức
Xây đắp nên non nước nhà
Sóng gió nguyện khắc trong
Tấm quốc dân không xóa nhòa
Vì đâu vua Trưng nữ ra quân
Vì non sông tử tiết vong thân
Nước cuốn réo rắt như thiết tha gọi quốc hồn
Thiên thu trên Hát Giang vang tiếng lòng
Dân đau đớn khóc giang san phải hồi ngửa nghiêng
Cùng nhau khấn non nước thiêng liêng
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921 – 1989) là một trong những cánh chim đầu đàn trong sự nghiệp xây dựng nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam. Cả đời người nhạc sĩ tài hoa này đều gắn bó với đấu tranh giải phóng dân tộc, với nét nhạc đặc trưng thấm đẫm chất thời đại, thể hiện hào khí dân tộc sáng bừng. Một số ca khúc cách mạng nổi tiếng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có thể kể đến là: Reo vang bình minh, Giải phóng miền Nam, Non sông gấm vóc, Lên đàng, Bạch Đằng Giang,…
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận