“Trăng thanh bình” của Lam Phương – Niềm hy vọng về một cuộc sống yên bình
“Trăng thanh bình” là một trong những ca khúc đầu tay trong sự nghiệp lừng lẫy của nhạc sĩ Lam Phương. Bài hát được ông sáng tác vào năm 1953, khi vừa tròn 16 tuổi.
CA KHÚC “TRĂNG THANH BÌNH”
Tên các khúc: Trăng thanh bình
Sáng tác: Lam Phương
Năm phát thành: 1953
Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trăng thanh bình”
“Trăng thanh bình” là một trong những ca khúc đầu tay trong sự nghiệp lừng lẫy của nhạc sĩ Lam Phương. Bài hát được ông sáng tác vào năm 1953, khi vừa tròn 16 tuổi. Tên bài hát là “Trăng thanh bình” nhưng nội dung lại xen kẽ rất nhiều hình ảnh đau thương và hãi hùng. Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác ca khúc này trước thời điểm đất nước chưa bị chi cắt, nhưng khi ấy khói lửa chiến tranh đã lan tràn khắp các miền quê.
Nhạc sĩ Lam Phương từng kể lại rằng, năm ông 7 tuổi, năm 1944 khi quân đội Pháp trở lại đánh chiếm miền Nam, ông đã phải theo mẹ di tản về miền đồng quê. Trong khoảng thời gian này, ông đã được chứng kiến khung cảnh làng quê yên bình với trăng thang gió mát, gặt lúa giã gạo,… Và những hình ảnh đẹp ấy đã in sâu vào tâm trí của chàng nhạc sĩ trẻ, sau này trở thành những tư liệu sinh động để ông đưa vào các nhạc phẩm đầu tay của mình, trong đó có ca khúc “Trăng thanh bình”.
Bài hát này của nhạc sĩ Lam Phương đã gắn liền với tên tuổi nam ca sĩ Duy Khánh, được ông chọn trình diễn và đem về giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ tại Đài phát thanh ở Huế. Khi đó, ca sĩ Duy Khánh cũng chỉ mới 18 tuổi và “Trăng thanh bình” chính là ca khúc khởi đầu làm nên sự nghiệp sáng chói của ông sau này. Về sau, Duy Khánh cũng nhiều lần thể hiện lại ca khúc này trên khắp các sân khấu lớn nhỏ.
Đôi lời bình phẩm về ca khúc “Trăng thanh bình”
Nhạc sĩ Lam Phương mở đầu ca khúc “Trăng thanh bình” bằng những hình ảnh vô cùng đau thương và vãi hùng, vẽ nên một bức tranh chân thực ở miền quê trong những ngày mưa bom bão đạn:
Ngày nào súng biên cương rền nổ khắp đồng xanh
Bao la súng rền vang xa xa
Xác thù tràn đầy khắp sơn hà
Tựa hờn ai trong đêm trăng tà
Vì ai giữa đêm thâu từng lớp sóng người rơi
Thây phơi trong rừng sâu âm u
Trăng sầu nhìn cuộc sống dương trần còn lầm than xui bao điêu tàn
Trăng từ xưa đến nay luôn được xem là biểu tượng của sự vĩnh cữu, bởi suốt bao đời nay, khi trái đất còn hỗn mang, đến khi loài người xuất hiện, trăng vẫn ở đấy, trên cao nhìn xuống. Rồi đến một ngày, con người thì thù hận mà gieo cho nhau những xót xa, điêu tàn. Ánh trăng vời vợi trên cao như một người mẹ già, chứng kiến các con mình bất chấp luân lý, giẫm đạp lên nhau nên không tránh được nỗi sầu thương vô hạn.
Về cùng vui đêm nay trăng ơi !
Xa cung hằng trần thế chơi vơi.
Đêm lắng sầu nhìn lá phai màu
Tình lúa trăng ơi chan chứa đêm dài
Rồi một ngày nọ, một chàng nhạc sĩ thiếu niên 16 tuổi xuất hiện, thấu hiểu, đồng cảm được với tâm tư của ánh trăng. Trong một đêm dương trần, ngẫm nghĩ mãi anh liền gọi mời trăng hay tạm quên đi nỗi sầu nhân thế để cùng hát khúc hoan vui ngày mùa.
Lặng nghe dưới sương đêm
Nhạc tấu khúc tình trăng
Say mơ yêu đồng xanh xanh lơ
Mơ màng ngồi nhìn ánh trăng vàng
Lòng mừng vui trăng lên huy hoàng
Lặng nghe dưới sương đêm nhạc tấu khúc tình trăng
Say mơ yêu đồng xanh xanh lơ
Mơ màng ngồi nhìn ánh trăng vàng
Lòng mừng vui trăng lên huy hoàng
Giờ đây ánh trăng lên rọi xuống khắp đồng quê
Bao la la bao la a…a…
Có một đàn cò trắng bay về, về đồi xa xa, xa xa vời
Khác với không khí tang thương, u buồn đầu bài khác, từ đoạn điệp khúc về sau nhạc sĩ Lam Phương đã chuyển cảnh, vẽ nên một bức tranh hoan ca, say sưa yêu đời của những người dân khắp đồng quê. Những nốt nhạc vui tươi ấy là tiếng lòng của chàng nhạc sĩ trẻ, hy vọng về một ngày mai bình yên sẽ tràn về khắp chốn, hận thù sẽ được hóa giải, mọi người sẽ được tận hưởng cuộc sống yên bình dưới ánh trăng.
Mừng vui lúa tung tăng hò reo lúa mừng trăng
Reo vang tang tình tang lúa reo
Lúa mừng cuộc đời sống thanh bình đã về đây với dân yên lành
Cùng cười lên thắm tươi lúa ơi, cho nhân loại được sống yên vui
Cho cung Hằng cùng hé môi cười
Cười lả lơi trong nhân thế yêu đời
Hò khoan ánh trăng lên rọi xuống khắp trần gian
Xa xôi lúa đầy vơi trăng ơi
Trăng về là nguồn sống yên lành của toàn dân yêu trăng thanh bình
Trong ca khúc này, ánh trăng đối với nhạc sĩ Lam Phương chính là nguồn sống, là nguồn vui gieo xuống cho nhân thế.
Xem thêm: “Nắng đẹp miền Nam” của Lam Phương: Khúc ca đồng quê hân hoan rạng ngời
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận