“Gạo trắng trăng thanh” của Hoàng Thi Thơ: Tiếng hò giã gạo vang vọng khắp miền quê
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” vào năm 1954 với nỗi nhớ nhung da diết khung cảnh quê hương vào những đêm hội hè rộn rã.
CA KHÚC "GẠO TRẮNG TRĂNG THANH”
Tên các khúc: Gạo trắng trăng thanh
Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ
Năm phát thành: 1954
Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, ngoài những bản tình ca da diết, mọi người còn hay nhắc đến những ca khúc quê hương da diết, nổi tiếng nhất là bội đôi ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” và “Trăng rụng xuống cầu” với chất liệu âm nhạc vô cùng đặc biệt. Trước năm 1975 bolero, rumba, boston, slow,… là những giai điệu rất phổ biến, được nhiều nhạc sĩ sử dụng để đưa vào các bản nhạc. Nhưng trong ca khúc “Gạo trắng trăng thanh”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lại sử dụng tiếng chày giã gạo để viết thành một bản nhạc mang âm hưởng dân gian.
Về hoàn cảnh ra đời ca khúc này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cho biết, vào năm 1954, khi đã rời xa quê hương 2 năm, ông bỗng nhớ về làng Bích Khê ở vùng Triệu Phong, Quảng Trị nơi ông sinh ra và lớn lên. Nơi ấy vào những đêm trăng sáng, trai gái trong lòng lại tụ tập trước sân để giã gạo, hò hát tình tứ với nhau. Những ký ức ấy, hoàn quyện với nỗi nhớ nhung đã khiến Hoàng Thi Thơ đặt bút sáng tác ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” với giai điệu mộc mạc, đậm nét hồn quê dân dã.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan, người cùng làng, cùng dòng họ với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (gọi nhạc sĩ là ông) đã viết: “Có lần nhân kỳ nghỉ hè về thăm làng, dự buổi liên hoan văn nghệ ngoài bãi cỏ trước đình làng. Đêm trăng sáng, gái trai trong làng vui vẻ ca hát: “Trong đêm trăng, tiếng chày khua ta hát vang trong đêm trường mênh mang…”. Trong bối cảnh này tôi nhận ra bài “Gạo trắng trăng thanh” này rất dễ thương lạ lùng. Khó có nhạc sĩ nào tìm được một giai điệu thích hợp với tâm hồn mộc mạc của trai gái làng tôi hơn vậy. Thuở ấy nếu không có Hoàng Thi Thơ, không biết những người bạn trẻ của tôi ở làng Bích Khê sẽ hát nhạc gì?”.
Bài hát này sau khi ra mắt được rất nhiều ca sĩ trình bày, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến giọng hát của đôi vợ chồng Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết. Sau này khi phát tờ khai nhạc ca khúc này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã viết lời tựa như sau: “Riêng tặng hai bạn Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm, đôi giọng Nam Thương đã gieo trên mảnh đất đầy chim làm tổ, đậm lòng như những bát cơm quê hai màu khoai sắn”.
Lời bài hát “Gạo trắng trăng thanh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Trong đêm trăng, tiếng chày khua ta hát vang trong đêm trường mênh mang
Ai đang say chày buông rơi nghe tiếng vơi tiếng đầy
Ai đang đi trên đường đê tai lắng nghe muôn câu hò đê mê
Vô đây em dù trời khuya anh nhớ đưa em về
Muôn câu hò hò khoan đang mãi vang trong đêm dài
Gái trai làng chiều hôm nay đang mãi say theo tiếng chày
Đêm chơi vơi gạo cười tươi như chuyền hơi ấm ấm lòng người
Hò hô hò anh em giã trắng cối này
Hò hô hò duyên ta mà ví đặng
Hò hô hò sông dài long là cửu long
Muôn câu hò hò khoan đang mãi vang trong đêm dài
Gái trai làng chiều hôm nay đang mãi say trong tiếng chày
Đêm chơi vơi gạo cười tươi như chuyền hơi ấm ấm lòng người
Hò hô hò Em ơi gạo trắng như ngà
Hò hô hò nuôi dân giết giặc
Hò hô hò Nước nhà vinh là quang vinh
Ai xa xăm ai buồn chăng nghe hát vang muôn câu hò thênh thanh
Chân băng ngang vào nơi đây chấp mối duyên lỡ làng
Trong đêm thanh trăng tàn canh bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh
Dư âm xa còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà
Trong đêm thanh trăng tàn canh bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh
Dư âm xa còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà
Còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà
Còn vang mãi trong xóm nghèo làng ta.
Ngày ấy, nông nghiệp còn thô sơ, lúa gặt về bà con sẽ đem phơi khô, khi nào cần gạo ăn mọi người sẽ đem lúa ra giã bằng tay. Cối giã gạo được đẽo bằng đá, cối có hình trụ, lòng cối được khoét sâu và mài nhẵn. Chày giã được làm bằng loại gỗ rắn chắn. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhớ về quê hương, sự nhung nhớ ấy khiến tiếng chày giã gạo trong đêm trăng thanh bình hóa thành một chuỗi âm thanh thi vị, đầy sức sống:
“Ai đang say chày buông rơi nghe tiếng vơi tiếng đầy
Ai đang đi trên đường đê tai lắng nghe muôn câu hò đê mê”.
Nhưng nếu chỉ giã gạo không mà không có tiếng hò, tiếng hát qua lại thì sẽ làm mất đi cái chất, cái thú vui riêng của nó. Hò giã gạo là hình thức sinh hoạt dân ca phổ biến ở khắp các vùng nông thôn thời ấy. Điệu hò chính là sợi dây gắn kết tình cảm thân tình của mọi người trong làng, giữa người hò và người nghe.
“Hò hô hò Em ơi gạo trắng như ngà
Hò hô hò nuôi dân giết giặc
Hò hô hò Nước nhà vinh là quang vinh”.
Trong âm nhạc của Hoàng Thi Thơ chúng ta dễ dàng nhận thấy nó không cụ thể từ một làn điệu dân ca nào, cũng không hạn hẹp trong tình yêu đôi lứa mà trong bài hát sẽ xuất hiện nhiều trạng thái tình cảm khác nhau. Mặc dù hiểu biết rộng kiến thức âm nhạc cổ điển phương Tây nhưng ở đây yếu tố nhạc cổ truyền lại được Hoàng Thi Thơ đề cao với phần lời ca mộc mạc, lại khéo léo nhấn nhá âm và gieo vần chuẩn xác. Kèm theo đó là tiếng láy, tiếng đệm tạo nên bức tranh đầy màu sắc không những hấp dẫn mà còn dễ nghe dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.
Xem thêm: “Ai nhớ chăng ai” của Hoàng Thi Thơ: Khoảng trời riêng với muôn vàn nỗi nhớ!
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận