Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Yên

"Bộ đội về làng", "Bẽ bàng", "Ngựa phi đường xa" là 3 ca khúc tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lê Yên.

Đỗ Thu Nga
19:00 28/06/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

Nhạc sĩ Lê Yên (1019 - 1998) là nhạc sĩ tiền chiến tiêu biểu, thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Ông bắt đầu học nhạc từ năm 14, 15 tuổi và biết kéo đàn violon, violoncell. Ông từng tham gia vào các ban nhạc và trình tấu nhạc cổ điển. 

Nhạc sĩ Lê Yên bắt đầu sáng tác từ năm 1935 và luôn vận dụng các yếu tố dân tộc vào từng nhạc phẩm của mình. Nhạc sĩ Lê Uyên tuy không có số lượng nhạc phẩm đồ sộ nhưng nhiều tác phẩm của ông đã giành được những giải thưởng cao và được công chúng nhiều thế hệ yêu thích.

Theo chủ quan cảm nhận của người viết, nhạc sĩ Lê Yên có 3 ca khúc tiêu biểu là: Bộ đội về làng, Bẽ bàng, và Ngựa phi đường xa:

1. Ca khúc "Bộ đội về làng"

"Bộ đội về làng" là ca khúc được nhạc sĩ Lê Yên phổ nhạc từ bài thơ "Bao giờ trở lại" của thi sĩ Hoàng Trung Thông vào năm 1950.

top-3-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-le-yen-5
Ca khúc "Bộ đội về làng"

Nhớ về thời điểm phổ nhạc, nhạc sĩ Lê Yên từng chia sẻ: "Đầu năm 1950, tôi được điều lên Việt Bắc và nhận được một tập thơ của Hoàng Trung Thông. Chọn bài 'Bao giờ trở lại' để phổ nhạc, tôi cặm cụi viết đến cuối năm thì xong. Khi bài hát đã được bộ đội phổ biến hát, rồi bà con các xóm cũng hát. Tôi nhớ hồi làm xong, lần đầu tiên do một chị văn công hát, các chiến sĩ vỗ tay nhiệt tình".

Ca khúc "Bộ đội về làng" thấm đẫm tình quân dân, như tiếng lòng của người dân kháng chiến với bộ độ Cụ Hồ. Đây là bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và là ca khúc hay nhất của Lê Yên.

2. Ca khúc "Bẽ bàng"

Ca khúc "Bẽ bàng" được nhạc sĩ Lê Yên sáng tác năm 1935. Đây là thời điểm Lê Yên mới chập chững bước vào sự nghiệp sáng tác. Trong năm đó, ông cho ra mắt 2 ca khúc đầu tay "Vườn xuân", "Một ngày vui".

top-3-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-le-yen-0
Ca khúc "Bẽ bàng"

Liên quan đến câu chuyện sáng tác nhạc phẩm "Bẽ bàng", báo Quảng Trị chia sẻ: Năm 1935, khi sáng tác "Bẽ bàng", Lê Yên không thể viết khúc kết cho ổn. Ông đã đem nỗi băn khoăn này giãi bày với Doãn Mẫn. Sau đó, nhạc sĩ Doãn Mẫn đã ứng biến luôn 8 nhịp cuối giúp bạn. Nhận được sự giúp đỡ của bạn, Lê Yên vui mừng chấp nhận ngay và nhạc phẩm "Bẽ bàng" được hoàn chính như hiện nay chúng ta đang nghe. Cũng từ đó, Lê Yên luôn nói vui rằng "nợ" Doãn Mẫn 8 nhịp chưa biết lúc nào trả được. 

3. Ca khúc "Ngựa phi đường xa"

Nhạc sĩ Lê Yên sáng tác "Ngựa phi đường xa" trong thời kỳ kháng chiến chống pháp. Ban đầu ông lấy tựa là "Kỵ binh Việt Nam". 

top-3-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-le-yen
Ca khúc "Ngựa phi đường xa"

Sau năm 1954, theo một số tài liệu thì ca khúc này bị cấm ở miền Bắc, lúc đó nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào Nam và sửa lời ca khúc này. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đặt lại tên là "Ngựa phi đường xa" và được ban Thăng Long trình diễn rất thành công. 

Xem thêm: Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận