Giải mã ca khúc bất tử "Giải phóng miền Nam": Ra đời trong hoàn cảnh nào và ai là tác giả đích thực?
49 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bản hùng ca "Giải phóng miền Nam" vẫn in đậm trong tâm thức của người dân đất Việt...
VỀ CA KHÚC "GIẢI PHÓNG MIỀN NAM"
- Tên ca khúc: Giải phóng miền Nam
- Nhạc sĩ sáng tác: Huỳnh Minh Siêng
- Thể loại: Nhạc cách mạng
- Năm ra đời: 1961
- Trình bày: Hợp xướng Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị
Ca khúc "Giải phóng Miền Nam" ra đời trong hoàn cảnh nào?
Ngược dòng thời gian về những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi ấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta đã gần đi đến hồi kết. Từ yêu cầu của cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi là cần một tổ chức công khai có uy tín, có chương trình hoạt động cụ thể, công bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới để hiệu triệu nhân dân toàn miền Nam nhất tề đứng lên, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Để cổ vũ đồng bào miền Bắc đã và đang làm hậu phương vững chắc cho đồng bào miền Nam kiên cường đánh Mỹ; và cũng để khích lệ tinh thần diệt giặc trên chiến trường, tạo ra làn sóng đấu tranh rộng khắp cả nước thì cần thiết phải có một lời hiệu triệu làm sức bật cho tinh thần đoàn kết mọi tầng lớp. Trước yêu cầu đó, đồng chí Nguyễn Văn Kình (tức Thượng Vũ) đã thay mặt Trung ương Cục miền Nam gặp mặt nhóm nhạc sĩ Hoàng Mai Lưu (gồm nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, đồng chí Mai Văn Bộ và ông Huỳnh Văn Tiểng). Trong cuộc gặp gỡ này, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh đã đề nghị nhóm nhạc sáng tác một bài hát chính thức của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Bài hát này phải đảm bảo yêu cầu, thể hiện được sự trang nghiêm, hùng dũng cũng như nguyện vọng sâu xa và khát vọng giải phóng đất nước. Đồng thời là ước mơ xây dựng tương lai huy hoàng của dân tộc Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh.
Ông Huỳnh Văn Tiểng cũng từng chia sẻ về quá trình nhận được yêu cầu và sáng tác ca khúc ý nghĩa này. Ông cho biết: "Tôi được đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục miền Nam cho biết, phải giữ tuyệt đối bí mật việc sáng tác ca khúc này. Theo đồng chí Phạm Hùng, về nội dung cần thể hiện những quan điểm: Bài hát có tính chất Quốc ca cần nhắm vào đối tượng không chỉ là nhân miền Nam mà cho cả nhân dân Trung Bộ và Nam Bộ; kêu gọi nhân dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ trực tiếp đứng lên đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ tay sai của đế quốc Mỹ; nêu rõ triển vọng thống nhất đất nước của Việt Nam...".
Trước yêu cầu của cách mạng, nhóm nhạc Hoàng Mai Lưu hăm hở họp lại, cùng bàn bạc và nhanh chóng bắt tay vào việc sáng tác. Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đảm nhận việc phác thảo ca từ của bài hát, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được phân công viết phần lời. Và chỉ trong 1 tuần, bộ ba Huỳnh - Mai - Lưu trong vòng một tuần đã hoàn tất xong ca khúc "Giải phóng miền Nam".
"Giải phóng miền Nam" được ra đời vào năm 1961, trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1961–1976. Đồng thời cũng là quốc ca của Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên toàn bộ miền Nam Việt Nam (1975–1976).
Vì sao lời ca khúc "Giải phóng miền Nam" phải sửa đi sửa lại nhiều lần?
Sau khi ca khúc "Giải phóng miền Nam" có hình hài rõ rệt, nhóm nhạc Hoàng Mai Lưu hồ hởi đi hát báo cáo. Tuy nhiên, các đồng chí trong Trung ương Cục miền Nam chưa ưng ý lắm. Trung ương cục miền Nam đã phản hồi lý do như sau: "Bài hát này thể hiện được ý tưởng sáng tác, nhưng không thể hiện rõ được Thành đồng Tổ quốc của miền Nam Việt Nam, nhất là chưa thể hiện được toàn bộ chiến trường khốc liệt của miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ".
Nhóm nhạc sĩ Hoàng Mai Hư lại đưa tác phẩm về sửa chữa. Sau vài lần chỉnh sửa lời, cuối cùng nhóm cũng tạo ra một ca khúc với giai điệu hào hùng đầy khí thế căm hờn đấu tranh của dân tộc. Những ca từ "Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước" đã được ra đời, tạo nên không khí hừng hực đấu tranh. Và có lẽ chân thực nhất hình ảnh "Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngun ngút, sông núi bao nhiêu năm cắt rời". Câu hát này đã thể hiện rõ sự đau thương, mất mát của nhân dân ta để gánh chịu. Tiếp theo là sự thể hiện sâu sắc nguyện vọng thống nhất đất nước "Vai sát vai chung một bóng cờ".
Để mai họa cho đường lối đoàn kết dân tộc Nam Trung Bắc, nhóm nhạc sĩ đã nêu lên 2 địa danh tiêu biểu của hai miền là Cửu Long và Trường Sơn, vì thế trong ca khúc mới có hai câu: "Đây Cửu Long hùng tráng/ Đây Trường Sơn vinh quang".
Và để thể hiện ý chí thống nhất đất nước của toàn dân dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là câu hát: "Vai sánh vui chung một bóng cờ".
Điệp khúc của "Giải phóng miền Nam" giống như lời kết luận về toàn bộ sách lược mới của Đảng. Đồng thời phản ánh sự tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng: "Vận nước đã đến rồi bình minh chiếu khắp nơi/ Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời".
Nói tóm lại, ca khúc "Giải phóng miền Nam" là lời hiệu triệu đầy nhân đạo của cách mạng Việt Nam. Ca khúc nói lên niềm tin sắt đá, tinh thần lạc quan cách mạng của nhân dân miền Nam anh hùng vào ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra chương mới trong lịch sử dân tộc.
Vì sao nhóm tác giả quyết định ghi tên người sáng tác là "Huỳnh Minh Siêng"?
Sau khi bài hát được Ban Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng, ra mắt các đồng chí lãnh đạo ở sau sân số nhà 48 Nguyễn Du (Hà Nội) thì chính thức được phổ biến rộng rãi mang tính thăm dò tham khảo ý kiến cán bộ chiến sĩ và nhân dân miền Nam. Cuối cùng, trên khắp chiến trường miền Nam, trên thế giới đều biết đến bản hùng ca cách mạng bất tử này.
Liên quan đến nhóm tác giả sáng tác, vào tháng 12/2008, ông Huỳnh Văn Tiểng có kể lại câu chuyện về việc đề tên tác giả cho ca khúc. Ông nói, tên tác giả phải thay đổi để đảm bảo tính độc lập của Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhóm tác giả nhất trí không để tên "Hoàng Mai Lưu" mà lấy tránh ra là "Huỳnh Minh Liêng". Tức là 3 chữ đầu của họ 3 người: Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước.
"Nhưng vì chữ anh Phước viết chữ L hơi thấu nên khi người công nhân xếp chữ nhìn chữ L thành chữ S. Do đó, tên tác giả từ Huỳnh Minh Liêng ra Huỳnh Minh Siêng. Sau khi phát hiện sự nhầm lẫn này, có ý kiến nên sửa lại, nhưng anh Phước lại giải thích cứ để chữ Siêng cũng có ý nghĩa là siêng năng", ông Huỳnh Văn Tiểng giải thích.
Sau 49 năm Giải phóng miền Nam, đất nước thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, ca khúc "Giải phóng miền Nam" vẫn khiến hàng triệu trái tim Việt Nam thổn thức. "Giải phóng miền Nam" đã "hâm nóng" tinh thần cách mạng, trở thành bất tử trong lòng nhân dân về khát vọng hòa bình, yêu chuộng hòa bình.
Xem thêm: Lời bài hát "Tiến về Sài Gòn" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận