Ban AVT và khúc xuân trào phúng bất hủ: "Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi?"

"Du xuân" là ca khúc trào phúng chọc cười thiên hạ được thể hiện vô cùng thành công bởi Ban AVT (Ban tam ca trào phúng AVT). 

Đỗ Thu Nga
15:06 02/10/2024 Đỗ Thu Nga
Âm nhạc
Nguồn: Internet

BAN TAM CA TRÀO PHÚNG AVT

  • Thể loại: Trào phùng
  • Thành viên: ca nhạc sĩ Anh Linh (guitar), Vân Sơn (trống) và Tuấn Đăng (contrebasse)
  • Hoạt động: 1958 - 2008
  • Hãng đĩa: Sóng nhạc; Trung tâm Asia
  • Ca khúc nổi bật: Du xuân

Chắc hẳn những người yêu nhạc ở Sài Gòn trước 1975 không ai là không biết đến Ban kích động nhạc AVT (sau này là Ban tam ca trào phúng AVT) với lối trình diễn độc đáo và gần như duy nhất ở miền Nam xưa. Nhóm đã cho ra mắt những bản nhạc với lời ca dí dỏm, châm biếm khiến ai cũng bật cười.

Ban AVT xuất hiện lần đầu vào năm 1958 gồm 3 nghệ sĩ đều là tân binh: Anh Linh, Vân Sơn, Tuấn Đăng. Tên ban nhạc được lấy từ tên 3 thành viên trong ban nhạc ghép thành AVT. 

Người đứng ra thành lập ban AVT là ca nhạc sĩ Anh Linh. Ông có căn bản về nhạc lý nên từng có thời gian được cử thay thế giáo sư âm nhạc Phạm nghệ làm trưởng ban của Đại đội văn nghệ Trung ương (sau này là Biệt đoàn văn nghệ Trung ương). Ông sáng tác khoảng 20 ca khúc, trong đó có một số bài được phổ từ thơ của Hà Thượng và Nhất Tuấn. 

ban-avt-va-ca-khuc-trao-phung-du-xuan-8
Ban tam ca trào phúng AVT

Ban AVT đã đưa vào làng nhạc Sài Gòn một lối diễn khác biệt, tươi vui, sống động bằng những tiết mục đầy sáng tạo trên sân khấu nhạc hội và phòng trà ca nhạc. Sang thập niên 1960, ban AVT cần thêm nhiều ca khúc mới để trình diễn, nhạc sĩ Lữ Liên đã có ý định thử nghiệm một loại nhạc mới, kế thừa từ những bài nhạc châm biếm mà các nhạc sĩ Lê Thương, Trần Văn Trạch đã sáng tác từ thập niên 1950. Ông đã phát triển cao hơn, viết ra nhiều ca khúc thuộc thể loại mới lạ được gọi là trào phúng. Các ca khúc này được viết trên nền giai điệu cổ truyền. Và nhờ những ca khúc này mà ban AVT đã tạo dựng được một trường phái riêng biệt cho mình.

Một trong những ca khúc trào phúng làm nên thương hiệu của AVT chính là "Du xuân" với những câu hát quen thuộc: "Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi? Lo quần lo áo, lo đi chạy tiền...".

Thoáng qua thì đây là một ca khúc trào phúng, chọc cười thiên hạ nhưng khi nghiền ngẫm thì thấy khóe mắt cay cay vì những ký ức không thể nào quên về những cái Tết xưa. Dẫu đã 50 - 60 năm trôi qua nhưng những nỗi lo toan về ngày Tết cận kề lúc nào cũng giống nhau, người nay cũng chẳng khác người xưa là mấy. 

Ngày xưa chúng ta ca thán "ai bày Tết nhất làm chi" thì ngày nay ai ai cũng thảng thác "đang yên đang lành tự nhiên Tết"... Bên cạnh niềm hân hoan đón chào năm mới, hi vọng mới thì đó là những bộn bề lo âu, phải cố gắng hết sức làm sao để gia đình được đón cái Tết tươm tất, đầm ấm, no đủ, để một năm mới được sung túc, may mắn. 

ban-avt-va-ca-khuc-trao-phung-du-xuan-0
Tết Sài Gòn xưa

Khúc "Du xuân" gắn liền từng được thu âm với 2 phiên bản: "Du xuân" thu âm trước 1975 của hãng Sóng Nhạc và "Chúc xuân" thu âm sau năm 1975 của trung tâm Asia. 

Dưới đây, Amnhac.net xin trích lại toàn bộ phần lời Khúc "Du xuân":

Xuân khứ xuân lai xuân bất tận

Xuân đi xuân lại mãi còn xuân

Tết nhất ai ơi cứ lại hoài

Không tiền tiêu tết (ứ ư) vậy thời... vậy thời tính sao?

Tính... sao?

Tết nhất làm chi?

Ai bày tết nhất làm chi?

Lo quần lo ái lo đi chạy tiền

Người người vui tết (chứ) liên miên

Riêng tôi nghĩ tết mà điên cái đầu

Lo nhiều (mà) đến nỗi mọc râu

Năm cùng tháng tận qua cầu xổ xui

Cũng liều (mà) xanh-xít (chứ) đít-đui

Để ba ngày tết vui cười no say

Sang năm (mà) ta lại kéo cày

Nhưng mà biết cậy nhờ ai?

Bây giờ tôi biết cậy nhờ ai?

Chỉ còn cách đợi thần tài tới thăm

Nghỉ quẩn (chỉ) làm chi,

Thôi đừng (mà) nghĩ quẩn (chứ) làm chi

Xuống thăm (mà) chợ Tết (mấy) ta đi bên một vòng

Mau sắm mất công, chẳng cần mua sắm mất công

Xem cho khoái mắt, cho lòng dịu êm

Thoạt vào hàng vải (chứ) tây đen, hàng vải tây đen

Cô nàng ngồi két cười duyên liếc thầm

Ảnh bảy mời khách (mấy) vào thăm

Ba mươi lăm một thước, ba mươi lăm rẻ rồi

(ba mươi lăm một thước, ba mươi lăm ga bin soa, pô-pơ-lin soa, ba mươi lăm một thước, rẻ rồi, ba mươi lăm một thước, vào đây, vào đây...)

Qua hàng (mà) giò chả (mấy) coi chơi

Mấy cô gói bánh trông người cũng hay

Cô ơi, sao Tết (chứ) năm nay

Bánh chưng có thời, bánh dầy cô để đâu?

Ông ơi, bán hết (mấy câu) từ lâu

Hỏi chi vớ vẩn, biết đâu em trả lời!

Len trong đám chợ (chứ) đông người

Hàng cam, hàng táo, ngồi ngoài hàng dưa

Cô hàng (mà) vú sữa mới dễ ưa

"Bán tha hồ lựa, ai mua thì vào"

Gớm sao (mà) lời nói (mới) ngọt ngào.

Nhưng mà anh Cả anh Hai đó ơi ời

Ơi...

Đi xem thời đi mau mau

Giao thừa thời nhớ rủ nhau về nhà

Năm mới đừng để vợ la

Đừng chơi cờ bạc mà ra bót nằm

Chi bằng đi lễ Lăng Ông

Đầu xuân năm mới xin xâm cầu tài

Anh Cả, anh Hai đó ơi... ời

Bằng trăm ngày thường,

Mùng Một (mà) hành lễ Lăng Ông,

Cầu thanh đắc lộc, bằng trăm ngày thường

Bằng trăm ngày thường

Bằng trăm ngày thường

Năm năm tiền vô (mà) ai ơi đừng lo (mà) áp phe thì nhiều (mà) áp phe thì nhiều

Cầu trời (mà) mình trúng áp phe (mà) sắm máy lạnh,

Tậu xe Huê Kỳ, tậu xe Huê Kỳ, tậu xe Huê Kỳ

Năm mới cuộc đời lên hương

Năm mới tràn đầy yêu thương

Năm mới thần tài giúp ta

Năm mới năm đẹp Thái Hòa"

Xem thêm: Con rể nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi từ chối hát nhạc "tục ca" của bố vợ

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận