NSƯT Diệu Hiền: Chuyện ít người biết về cuộc đời của "đệ nhất đào võ" hiếm ai sánh bằng

NSƯT Diệu Hiền là một trong những nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thập niên 1960 - 1970, được mệnh danh là "đệ nhất đào võ".

Chi Nguyễn
3 ngày trước Chi Nguyễn
Âm nhạc
Nguồn: Internet

HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ DIỆU HIỀN

  • Tên thật: Lâm Thị Hiền.
  • Nghệ danh: Diệu Hiền.
  • Ngày sinh: 09/06/1945.
  • Quê quán: Bạc Liêu.
  • Nghề nghiệp: Nghệ sĩ cải lương.
  • Danh hiệu (nếu có): Nghệ sĩ Ưu tú (1993)
  • Thời gian hoạt động: 1959 - 1980.

NSƯT Diệu Hiền là ai?

NSƯT Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, sinh năm 1945 tại Bạc Liêu. Bà là một trong những nữ nghệ sĩ cải lương được yêu mến nhất ở miền Nam.

NSƯT Diệu Hiền "chuyên trị" những vai đào võ, với phong thái hiên ngang, uy nghi hiếm có. Chẳng trách, khán giả thời bấy giờ yêu mến bà hết mực, gọi bà là "Đệ nhất đào võ".

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
NSƯT Diệu Hiền

Hiện tại, bà đã gần 80 tuổi, không còn xuất hiện trên sân khấu cải lương nữa. Thế nhưng, mỗi khi NSND Bạch Tuyết - người bạn thân thiết của bà ngỏ ý mời, là NSƯT Diệu Hiền lại một lần nữa "ra sân", nhập vai thành những nữ tướng hào sảng, mạnh mẽ.

NSƯT Diệu Hiền và những điều ít người biết về đời tư

NSƯT Diệu Hiền sinh ra trong một gia đình đông con ở Bạc Liêu. Bà có tới 7 anh chị em, bà là người con thứ 5. Lúc Diệu Hiền được 5 tuổi, cha bà không may qua đời, mấy mẹ con khăn gói lên Sài Gòn kiếm sống. Cả nhà họ sống chen chúc nhau trên một chiếc ghe rách nát cập bến Rạch Bầu.

Niềm đam mê với cải lương của Diệu Hiền cũng lớn lên từ đó, qua những khúc ca phát trên radio nhỏ của mẹ. Một lần nọ, bà được mẹ dắt đi coi cải lương do đoàn Kim Thanh biểu diễn và bắt đầu đam mê. Cô gái nhỏ lập tức xin mẹ cho đi theo đoàn hát nhưng không được. Diệu Hiền cứ kì kèo, van nài mẽ mãi, cuối cùng cũng được cho phép. Thế là năm 14 tuổi, cô gái nhỏ khăn gói đồ đi theo gánh hát Hoa Lan - Xuân Liễu.

Sau này, khi sự nghiệp của Diệu Hiền lên như diều gặp gió, bà đã đứng ra đỡ đàn gia đình. Những đồng tiền mà mình kiếm được, bà dùng để chăm lo cho mẹ và các anh chị em, thật chí là cả con cháu. 

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
NSƯT Diệu Hiền ngày trẻ

Nữ nghệ sĩ cải lương khá kín tiếng, gần như chỉ cống hiến cho nghề. Trong một clip ở Youtube cá nhân, NSƯT Diệu Hiền mới hiếm hoi chia sẻ về chuyện tình này. Bà nói rằng, khi còn hoạt động ở đoàn Thống Nhất, nghệ sĩ Út Hậu đã đem lòng yêu mến bà và bày tỏ tình cảm. Thế nhưng, vì còn lo lắng cho gia đình, nên người con gái đã từ chối.

NSƯT Diệu Hiền kể: "Tôi nói với anh rằng, anh biết anh chị tôi rồi đó. Tôi phải nuôi, không lấy chồng được. Nếu mà tôi muốn chồng thì tôi sẽ ưng anh. Tôi nói thẳng với anh ấy là đừng theo tôi nữa". 

Đáng nói, dù bị từ chối, nhưng nghệ sĩ Út Hậu vẫn một lòng theo đuổi. Ông từng tuyên bố rằng: "Nếu anh cưới em về, tiền hợp đồng của em thì cứ gửi cho gia đình em. Anh với em sẽ xài lương của anh". Nữ nghệ sĩ bật mí, hồi đó gia đình ông Út Hậu khá có điều kiện, cha mẹ ông có đất vườn dưới quê nên "không cần tiền của anh". Thế nhưng, "đệ nhất đào võ" vẫn một mực từ chối, còn Út Hậu cứ miệt mài theo đuổi nhiều năm.

Thực ra, hồi ấy Diệu Hiền không hợp tích Út Hậu, bà từng nói rằng: "Trên đời này tôi không ghét ai bằng ghét Út Hậu, đến nỗi không có chỗ nào để nói hết". Có lần, NSND Bạch Tuyết từng đưa cho bà một ổ bánh mì, đến khi biết đó là đồ mà ông Hậu gửi, bà liền "nôn cho hết mới chịu".

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
NSƯT Diệu Hiền có 5 người con với chồng cũ là nghệ sĩ Út Hậu

Thế nhưng, đúng là "ghét của nào trời trao của nấy", gia đình của Diệu Hiền tin tưởng rằng cả hai đang yêu nhau. Vì nhà nghèo, một mình nữ nghệ sĩ là người đi làm kiếm tiền, nên gia đình rất can ngăn. Thậm chí, anh trai bà từng có lần đánh Út Hậu để dọa cho ông không theo đuổi bà nữa. Bà kể: "Anh Hậu làm kiểu chết lên chết xuống thì tôi chịu không nổi, riết tôi phải ưng ảnh. Má với anh trai tôi cũng đành phải chịu thôi".

Và rồi, sự chân thành của nghệ sĩ Út Hậu đã khiến NSƯT Diệu Hiền thay đổi quyết định. Cả hai cùng chung sống với nhau một thời gian, rồi lại sớm chia ly vì gặp nhiều mâu thuẫn. Theo tiết lộ của nữ nghệ sĩ, bà đã lỡ nói một câu khiến ông Hậu tự ái, quyết định chia tay.

NSƯT Diệu Hiền có 5 người con với nghệ sĩ Út Hậu, trong đó chỉ có hai người lập gia đình, số còn lại đều dựa vào bà. Bà kể: "Con tôi mỗi khi trách ông Hậu, tôi nói không. Vì ông ấy có lỗi với tôi, còn với các con thì phải mang ơn, vì dù gì đó cũng là cha của các con. Không thể dựa vào chuyện tôi với Út Hậu thôi nhau mà thế này, thế kia, vậy thì không được".

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
Thay vì sống cùng con cái, NSUT Diệu Hiền lại tới Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở

Biết tin chồng cũ bị tai biến, bà cũng không khỏi xót xa, còn dặn các con phải làm tròn bổn phận, chăm sóc cha tử tế. Bà kể: "Thành ra các con của tôi sau này vẫn thương Út Hậu. Tụi nó đều qua lo cho ổng cho đến ngày ổng mất". Ngày chồng cũ mất, Diệu Hiền có tới tiễn biện, hát trích đoạn "Tần Quỳnh khóc bạn" để tiễn đưa theo gợi ý của bạn bè. Bà nói thêm: "Tôi ca xong thì chào ổng, nói kiếp sau không gặp nữa, kiếp sau không kiếm tôi nữa".

Năm 1979, NSƯT Diệu Hiền không may bị bỏng nặng do hỏa hoạn, dần rời xa ánh đèn sân khấu. Bước sang tuổi 60, bà chọn rời xa căn nhà nhỏ ở khu chung cư cũ, tới Viện dưỡng lão nghệ sĩ sống cùng đồng nghiệp cho đỡ buồn. Thỉnh thoảng, nếu NSND Bạch Tuyết rủ đi diễn, bà sẽ nhận lời và tham gia.

Thực tế, quyết định chuyển vào viện dưỡng lão ở của bà cũng bị các con phản đối. Nhưng rồi, nữ nghệ sĩ quả quyết nói: "Chị Hiền biết các con hiếu thảo và thương chị Hiền nhưng chị Hiền đã quyết, các con cũng không cản được. Đó là điều chị Hiền thực lòng mong muốn, các con thuận ý cho chị Hiền vui". "Đệ nhất đào võ" nói thêm: "Tôi thấy ở bên này đồng nghiệp của mình nhiều, toàn là những nghệ sĩ từ tuổi tôi trở lên. Khi vô đây, đi vô đi ra gặp nhau nói chuyện cũng vui. Còn các con tôi có gia đình, ban ngày phải đi làm hết, đâu có ai ở nhà đâu mà nói chuyện",

NSƯT Diệu Hiền và sự nghiệp cải lương rực rỡ

NSƯT Diệu Hiền đam mê cải lương từ nhỏ, quyết tâm nài nỉ cho theo nghề bằng được. Năm 14 tuổi, bà theo chân gánh hát Hoa Lan - Xuân Liễu, bắt đầu đi vào nghề ca hát. Thời điểm này, bà chỉ được giao những vai vô danh như nữ tì, quần chúng,... Nữ nghệ sĩ cũng đổi nghệ danh vài lần, đi từ đoàn hát này qua đoàn hát khác nhưng không gặp may. 

Năm 1960, NSƯT Diệu Hiền về đoàn Hoa Sen, cũng được bồi dưỡng tài năng từ đây. Nghệ sĩ Hoàng Nô, cha của ca sĩ Hoàng Lệ Nga phát hiện tài năng của bà, bèn cho đi học ca cổ vỡ lòng. M<ột lần nọ, kép chính bất ngờ vắng mặt, soạn giả Hoàng Khâm mới đề nghị ông bầu cho bà đóng vở "Hoa tàn trong am vắng". Vai diễn ban đầu là chú tiểu, nhưng vì bà là nữ nên đổi thành ni cô Diệu Hiền.

Ngờ đâu, vai diễn của bà tạo ấn tượng sâu đậm, được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Ông bầu chớp lấy thời cơ, dán tên bà trên băng rôn là "Diệu Hiền". Từ đó, cái tên "Diệu Hiền" trở thành nghệ danh, gắn chặt cuộc đời bà.

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
Một bức ảnh hiếm ngày trẻ của nghệ sĩ Diệu Hiền

Vào thập niên 1960 - 1970, Diệu Hiền tham gia nhiều đoàn hát cải lương nổi tiếng. Bà tham gia các đoàn hát như Kim Chung, Thống Nhất,... được tin tưởng giao cho vai đào chánh. Cũng tại những đoàn hát này, bà có cơ hội được nghệ sĩ gạo cội đi trước chỉ dạy, kỹ năng càng thêm phần xuất sắc.

Năm 1993, bà vinh dự được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú (NSƯT). Những năm sau đó, nữ nghệ sĩ cải lương vẫn cứ say mê với nghề như thế, hết lòng cống hiến. Bà cũng đứng ra dạy dỗ nhiều lớp nghệ sĩ trẻ, những người sau này trở thành những gương mặt kì cựu của làng cải lương.

Một trong những vở diễn ấn tượng nhất của NSƯT Diệu Hiền là vở "Nhụy Kiều tướng quân". Bà đóng cặp với NSƯT Hoài Thanh, cả hai được gọi là "cặp đôi sóng thần" từ đó. Vai diễn đào võ Triệu Thị Trinh của Diệu Hiền đã đi vào hàng kinh điển, được khán giả yêu thích nhiệt liệt, giới chuyên môn đánh giá cao.

Điệu bộ oai phong, giọng hát sang sảng của bà đã tạo nên một trường đoạn độc diễn hiếm có. Câu vọng cổ "Lê Minh ơi ngày đưa tiễn năm xưa ta có hẹn khúc khải hoàn ca uống chung rượu đào thưởng công người dũng tướng. Sao người vội bỏ ra đi khi lửa đao binh vừa tắt lịm giữa sa... trường" đã trở thành câu ca kinh điển của Diệu Hiền, đến nay vẫn chưa có nghệ sĩ nào vượt qua.

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
NSƯT Diệu Hiền và "trò cưng" NSƯT Vũ Linh

Chỉ tiếc, vào năm 1979, bà không may gặp nạn trong một vụ hỏa hoạn. Khi ấy, đoàn biểu diễn ở Cà Mau, chiếc ghe không may bốc cháy khiến nhiều người bị thương nặng. Bản thân Diệu Hiền bị phỏng nặng 2/3 lưng, phải nằm trên lá chuối non để thân thể không tươm mủ. Tay trái bà bị teo cơ, không cử động được. 

Lúc ấy, có người học trò được bà dạy dỗ và nâng đỡ vừa biết tin, đã bỏ mọi sô diễn để chạy về chăm sóc. Ấy chính là NSƯT Vũ Linh, "ông hoàng Hồ Quảng" nức tiếng. Ông từng nói, ở mình dọc ngang chẳng ngán ai, chỉ sợ mỗi Diệu Hiền. Bà vừa là thầy, là mẹ, là chị bảo ban Vũ Linh từng nét đứng, dáng đi, tay ra bộ, chân đi xuyến, cách lấy hơi... Vì thế, khi bà gặp nạn, Vũ Linh chẳng ngại khó khăn, lập tức đứng ra cưu mang, chăm sóc bà nhiều năm trời.Khi người học trò không may qua đời, dù bản thân vừa qua cơn bệnh nặng, Diệu Hiền liền tới tiễn đưa. Khi  chuyển nơi ở từ Viện dưỡng lão Nghệ sĩ về Viện dưỡng lão Thị Nghè, dù bà bước đi chật vật, nhưng trong tay vẫn ôm chặt tấm di ảnh của Vũ Linh.

Sau lần tai nạn đó, NSƯT Diệu Hiền định bỏ nghề. Nhưng nhờ có sự động viên của người thân, bạn bè, cũng như tình yêu nghệ thuật cháy bỏng nên bà lại một lần nước đặt chân lên sân khấu. Có điều, con đường nghệ thuật không còn hưng thịnh như xưa, bà dần xa rời sân khấu.

Bước sang tuổi 60, nữ nghệ sĩ chọn chuyển vào viện dưỡng lão sống chứ không ở cùng các con nữa. Năm 2021, nghệ sĩ Thanh Hằng cùng một số nghệ sĩ khác có vào viện dưỡng lão thăm hỏi sức khỏe của bà. Lúc ấy, Diệu Hiền một lần nữa cất giọng ca, xướng lên những lời vọng cổ. Bà tâm sự, bản thân có chút nhớ nghề, nhưng cũng biết mình không còn đi diễn được nữa. "Đệ nhất đào võ" bộc bạch: "Thực sự thì giọng hát cũng không còn nữa, nhưng tinh thần tôi lúc nào cũng có. Lúc nào tôi cũng nghĩ mình không bệnh hoạn gì hết. Tôi luôn nghĩ mình là nghệ sĩ thì không đau ốm gì cả, chứ sự thật thì tôi đi có vài mét đã run lên vì mệt, đau xương sống, bị tim.

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
NSƯT Diệu Hiền và NSND Bạch Tuyết

Quan trọng là tinh thần tôi luôn lạc quan, nghĩ mình không bệnh tật gì cả. Tôi sống đến tuổi này cũng nhờ buông bỏ. Thời gian cứ trôi đi, hơi đâu mà níu theo mãi được, không cần gì hết, bỏ qua mọi thứ để thảnh thơi. Tôi cũng chúc các nghệ sĩ đàn em có sức khỏe, làm ăn phát tài, dù ở đâu, làm gì cũng luôn gặp nhiều may mắn. Các em còn khỏe, đi đâu được thì ráng đi, đừng ngại gì cả. Hồi xưa còn khỏe, tôi còn lên trên núi làm công quả, tụng kinh, ngủ lại đó cả tháng trời. Bây giờ tôi muốn đi cũng không được nữa".

NSND Bạch Tuyết, người bạn thân thiết với bà từ năm 16 tuổi thường xuyên ghé thăm Diệu Hiền ở Viện dưỡng lãi nghệ sĩ. Thậm chí, bà còn nói sẽ chuẩn bị cho Diệu Hiền một căn phòng đầy đủ tiện nghi, mời bà về ở chung. Dù vậy, nữ nghệ sĩ cải lương luôn lắc đầu từ chối. Thế là, Bạch Tuyết đành chiều lòng bạn, không nài nỉ bạn về sống chung nữa mà chỉ hay ghé thăm để hàn huyên, cùng nhau đi chơi. Ngược lại, tuy rằng NSƯT Diệu Hiền đã nghỉ hưu, nhưng chỉ cần NSND Bạch Tuyết mời diễn cùng sô, bà sẽ gật đầu. Quả thực, "đệ nhất đào võ" luôn sống trọn vẹn tình nghĩa, từ vai diễn trên sân khấu đến cuộc đời bên ngoài cũng vậy.

NSƯT Diệu Hiền và những vở tuồng, cải lương từng tham gia

NSƯT Diệu Hiền có sự nghiệp cải lương lẫy lừng, với nhiều vở tuồng, cải lương nức tiếng. Trong đó, nổi tiếng nhất là vở "Nhụy Kiều tướng quân" mà bà đóng cặp với NSƯT Hoài Thanh. 

NSƯT Diệu Hiền sở hữu chất giọng kim cao vút, lại dày dặn do điểm xuyết chất thổ, là một tố chất trời ban phù hợp với các trường đoạn độc diễn. Câu vọng cổ được bà chuốt vang rền, uy dũng nhưng bắt đầu xuống xề lại nức nở, vỡ òa những xúc cảm. Trường đoạn "Lê Minh ơi ngày đưa tiễn năm xưa ta có hẹn khúc khải hoàn ca uống chung rượu đào thưởng công người dũng tướng. Sao người vội bỏ ra đi khi lửa đao binh vừa tắt lịm giữa sa... trường" đã tạo thành một dấu ấn không thể xóa nhòa, là hạt ngọc sáng nhất trong sự nghiệp cải lương của Diệu Hiền.

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
Diệu Hiền trong vở "Nhụy Kiều tướng quân" làm nên tên tuổi bà

Bà vừa khóc vừa cười, xuống tấn, đứng uy nghi, hiên ngang, lại vừa đau xót trước sự ra đi của người anh - cũng là dũng tướng cùng mình chinh chiến. Màn độc diễn ấy đã khiến khán giả vải rơi nước mắt, hết lời khen ngợi. Thế hệ đàn em, đàn cháu sau này vẫn luôn nói Diệu Hiền đã có khoảnh khắc "thần sầu" cho vai diễn đó để đời tên bà. Thậm chí, về sau này khi bà đi lưu diễn ở nước ngoài, hay khi đã già cả, trong các cuộc giao lưu gặp gỡ, khán giả hay đồng nghiệp vẫn nài nỉ bà hát lại câu vọng cổ ấy.

Ngoài ra, bà còn có một số vở diễn ấn tượng khác, chủ yếu là trong vai đào võ như "Nữ tướng cờ đào", "Người nhện xám", "Thoại Khanh Châu Tuấn",...

NSƯT Diệu Hiền và những hình ảnh hiếm trong cuộc đời, sự nghiệp

nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
Diệu Hiền và Bạch Tuyết là những nguoiwf bạn rất thân
nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
Một số tạo hình của "đệ nhất đào võ"
nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
nsut-dieu-hien-la-ai-va-nnsut-dieu-hien-la-ai-va-n
NSƯT Diệu Hiền bên những kỉ vật của học trò cố NSƯT Vũ Linh
nsut-dieu-hien-la-ai-va-nsut-dieu-hien-noi-tieng-co-nao
NSƯT Diệu Hiền trong một lần hiếm hoi xuất hiện trên sân khấu

Xem thêm: Kiếp đời truân chuyên của "nữ hoàng kiếm hiệp" Mỹ Châu nức tiếng một thời

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận