Hoàn cảnh ra đời ca khúc "Chuyện giàn thiên lý": Từ áng thơ lãng mạn đến bản tình ca sâu sắc

Ca khúc Chuyện giàn thiên lý là được nhạc sĩ Anh Bằng phỏng thơ phổ nhạc, dựa trên bài gốc Nhà tôi của nhà thơ Yên Thao.

Chi Nguyễn
08:00 24/06/2024 Chi Nguyễn
Âm nhạc
Amnhac.net

Bài viết này thuộc series Nhạc Vàng - Bolero

Những ca khúc nhạc vàng, nhạc bolero, nhạc hải ngoại

Xem thêm

VỀ CA KHÚC CHUYỆN GIÀN THIÊN LÝ

  • Tên ca khúc: Chuyện giàn thiên lý.
  • Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng; Lời thơ: Yên Thao.
  • Thể loại: Nhạc vàng bolero.
  • Năm phát hành: Khoảng năm 1993.
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Mạnh Đình, Duy Khánh.

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Chuyện giàn thiên lý

Ca khúc Chuyện giàn thiên lý được phổ nhạc từ một bài thơ của thi sĩ Yên Thao. Đó là bài thơ Nhà tôi, ra đời vào năm 1949 - cũng là thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thời điểm đó, bài thơ rất được yêu thích, nhưng sau bị lãng quên theo dòng chảy thời gian, đến khi được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thì được "sống lại" một lần nữa.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-gian-thien-ly-cua-nhac-si-anh-bang
Nhạc sĩ Anh Bằng (trái) và Nhà thơ Yên Thao (phải)

Thi sĩ Yên Thơ từng kể lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ này như sau: Đó là năm 1949, khi đó ông đang công tác văn nghệ ở Quân đội liên khu 3, cùng một đơn vị đánh vào bồn binh Pháp đồn trú gần sông tại ngôi làng đồi nọ. Trong lúc đợi giờ khai hỏa, ông có nói chuyện với đồng đội, biết rằng ở đơn vị này có một chàng trai quê ở ngay ngôi làng kia. Phía bên ấy đang có mẹ và vợ sinh sống, chàng trai mới lấy vợ được non tháng thì lên đường đi kháng chiến.

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-gian-thien-ly-cua-nhac-si-anh-bang
Bản nhạc Chuyện giàn thiên lý

Ông nhớ lại: "Trong câu chuyện ấy, có mấy lần cậu ta nhắc tới giàn thiên lý nhà mình. Tôi rất thích câu chuyện ấy và viết nên bài thơ 'Nhà tôi". Có lẽ người viết hòa nhập với người kể, nên bài thơ được đông đảo anh em lính thuộc, nhanh chóng được phổ biến cả vào Nam. Không chỉ người lính xuất thân nông thôn, cả những lính ở thành phố cũng thấy thấp thoáng trong bài thơ nét hợp với mình. Rất nhiều người nghĩ đó là tôi viết về tôi, đến bà xã tôi cũng nghĩ thế".

Về phần nhạc sĩ Anh Bằng, ông dựa vào bài thơ Nhà tôi để viết nên ca khúc Chuyện giàn thiên lý. Cố nhạc sĩ không sử dụng toàn bộ nội dung bài, mà chỉ phỏng ý thơ, thêm lời nhạc một cách mượt mà, uyển chuyển mà vẫn tự nhiên vô cùng. Ông chọn lược bỏ nhiều nội dung trong nguyên tác, khiến ca khúc này bớt đi tính tự sự. Thay vào đó, Anh Bằng chọn nhấn mạnh vào suy tư, tâm trạng của chàng trai thời chiến khi phải xa quê hương, xa mẹ già và người vợ trẻ.

Ca khúc Chuyện giàn thiên lý và điểm khác biệt với bài thơ gốc

Ca khúc Chuyện giàn thiên lý do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác có đôi chút khác biệt với bài thơ gốc Nhà tôi của nhà thơ Yên Thao. Anh Bằng lược bỏ một số chi tiết trong bài thơ gốc, dùng ý thơ mà thêm lời nhạc phù hợp với phong cách của ông. 

Bài thơ Nhà tôi gốc được in trên báo Vệ Quốc Quân (Quân khu III) vào năm 1946, nguyên văn như sau:

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-gian-thien-ly-cua-nhac-si-anh-bang
Bài thơ Nhà tôi của thi sĩ Yên Thao

Trong khi đó, bài Chuyện giàn thiên lý lại có phần dịu dàng, nhẹ nhàng hơn hẳn. Ca khúc có giai điệu dịu dàng, du dương, lời ca sâu sắc, đầy cảm xúc. Người thể hiện thành công nhất phải đến ca sĩ Mạnh Đình với giọng ca ngọt ngào, thêm phần hòa âm của nhạc sĩ Trúc Hồ. Màn thể hiện đặc sắc của Mạnh Đình đã đưa tên tuổi của ông cũng như bài hát lên đỉnh cao, gây dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Ngoài ra, cố danh ca Duy Khánh cũng từng trình bày ca khúc này.

Cái hay của ca khúc này là về thời điểm sáng tác, ấy là khi nhạc sĩ Anh Bằng đã bị suy giảm thính giác nặng. Tuy đôi tai không còn tinh nhạy, nhưng cảm nhận âm nhạc của ông vẫn vẹn nguyên, nên những ca khúc phổ thơ của ông sau này vẫn khiến người nghe phải trầm trồ, thán phục.

Lời ca khúc Chuyện giàn thiên lý do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác như sau:

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-gian-thien-ly-cua-nhac-si-anh-bang
Lời bài hát Chuyện giàn thiên lý của nhạc sĩ Anh Bằng

Lời ca đặc tả những hình tượng quen thuộc trong lòng anh lính, là lũy tre làng, là người mẹ già, là người vợ dấu yêu,... Nhạc sĩ Anh Bằng mở đầu ca khúc bằng câu ca tự sự:

"Tôi đứng bên này sông, bên kia vùng lửa khói.

Làng tôi đây, bao năm dài chinh chiến từng lũy tre muộn phiền.

Tôi có người vợ ngoan, đẹp như trăng mười sáu, cưới rồi đành xa nhau"

Chàng lính vì nghĩa lớn mà dứt áo ra đi, trong lòng không khỏi đau xót. Những lúc nghỉ ngơi, tâm trí anh lại trôi về quê nhà, nhớ tới người mẹ "tóc sương từng đêm", tới cô vợ có "đôi môi nàng hiền, xinh xinh màu nắng". Cũng như anh lính trong câu chuyện của nhà thơ Yên Thao, anh nhung nhớ về mái nhà yêu dấu của mình:

"Nhà tôi ở cuối chân đồi,

Có giàn thiên lý, có người tôi thương".

hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-gian-thien-ly-cua-nhac-si-anh-bang-4
Bìa CD Chuyện giàn thiên lý 2. Ảnh: Trung tâm Asia

Thực ra, sau thành công của ca khúc Chuyện giàn thiên lý, vài năm sau nhạc sĩ Anh Bằng lại viết tiếp Chuyện giàn thiên lý 2. Lần này, ông sử dụng những câu thơ không đưa vào ca khúc đầu tiên, kể tiếp câu chuyện của bài 1. Bài 2 cũng do ca sĩ Mạnh Đình thể hiện, có điều dấu ấn âm nhạc cũng như độ nổi tiếng không thể bằng so với bản đầu tiên. 

Ca khúc Chuyện giàn thiên lý 2 được bắt đầu bằng câu ca: "Đã nhiều năm qua rồi...", thể hiện sự tiếc nuối về mối tình dang dở. Kết thúc bài hát, người nghe lại thêm phần xót xa, day dứt vì chàng lính kia không biết người yêu ngày đó còn hay mất...

"Người yêu còn không

Hay là đã chết trong khói lửa ngập quê hương

Thức trắng đêm hỏa châu

Khiến lòng thêm sầu nhớ

Ôi giàn thiên lý đâu?".

Nhạc sĩ Anh Bằng (1926 - 2015) là một nhạc sĩ tài hoa, nổi tiếng với những sáng tác thể loại nhạc vàng bolero. Ông sở hữu số lượng nhạc phẩm khổng lồ, trong đó có những tình khúc trở nên bất hủ. Một số ca khúc nổi tiếng của ông là Chuyện tình Lan và Điệp, Chuyện hoa sim, Nỗi lòng người đi, Chuyện giàn thiên lý,...

Nhà thơ Yên Thao tên thật là Nguyễn Bảo Thịnh, sinh năm 1927 ở Hà Nội. Năm 1946, người Pháp tái chiếm Đông Dương, ông liền tham gia kháng chiến. Đây cũng là thời điểm ông sáng tác nhiều bài thơ được dân tình yêu mến, trong đó có Nhà tôi. 

Xem thêm: Hoàn cảnh ra đời "Chiều mưa biên giới" và nỗi lòng của người lính lính trẻ

amnhac.net

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận